GCED K4: Tiết 4.22

Từ GCED

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi + Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 4.22. Câu hỏi truy vấn của em là gì? Vì sao em lại có câu hỏi đó?
Mục tiêu bài học 4.22.1. Học sinh tổng kết được những kiến thức chính sau khi học về Chủ đề trọng tâm. 4.22.2. Học sinh xác định được những điểm mình còn thắc mắc sau khi học về Chủ đề trọng tâm.
Tiêu chí đánh giá 4.22.1. Học sinh nêu ra được 5 bài học em rút ra được sau khi học qua 5 Lăng kính. 4.22.2. Học sinh nêu ra được ít nhất 2 chủ đề nhỏ/nội dung em còn thắc mắc sau khi học về Chủ đề trọng tâm.
Tài liệu gợi ý
Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép

Bước 1: GV tổ chức lớp học dựa trên hình thức học theo góc.

Việc trang trí các góc rất quan trọng, giúp tạo bối cảnh cho HS tư duy, một bối cảnh phù hợp góp phần giúp HS hứng thú và phát huy năng lực tư duy của mình.

GV cũng cần hướng dẫn rõ quy trình, thời gian HS di chuyển đến từng góc để đảm bảo tất cả HS đều thực hiện nhiệm vụ ở các góc, đồng thời, không bị ùn tắt.

  1. Trạm quá khứ:
  • Nội dung: Trước khi học GCED, các em biết gì về chủ đề …? (điền tên chủ đề khối) (Bloom 1)
  • Hình thức: GV treo 1 chiếc gương ở trạm này, hướng dẫn HS đọc nhiệm vụ -> soi gương và tự trả lời câu hỏi (mục đích: HS tự đánh giá bản thân trước khi học GCED), GV đặt một thiết bị ghi hình tại trạm này để lấy tư liệu.
  1. Trạm hiện tại:
  • Nội dung: Em đã học được gì qua 5 lăng kính của GCED? (Bloom 1)
  • Hình thức 1: GV thiết kế backdrop có tên 5 lăng kính, đặt sẵn giấy note cho HS trả lời câu hỏi và đính lên từng lăng kính.
  • Hình thức 2:  GV in sẵn các mẩu giấy note biểu tượng cho 5 lăng kính, mỗi HS nhận 5 mẩu giấy note của 5 lăng kính, viết câu trả lời và dán vào NKHT.
  1. Trạm tương lai:
  • Nội dung: Có điều gì em thực sự muốn biết thêm hoặc vẫn còn thắc mắc về chủ đề …? (điền tên chủ đề theo khối) (Bloom 1)

Cần yêu cầu HS nêu tối thiểu 2 điều.

  • Hình thức gợi ý: GV tạo hình 1 nhân vật “biết tuốt” gần gũi với HS và đặt ở góc này (nên lấy nhân vật đại diện cho lớp mà GV đã cùng HS chọn từ đầu năm: cá heo, lật đật, quả táo, sư tử, …), mục đích: tạo sự kích thích để HS đặt câu hỏi. HS sẽ viết các thắc mắc về chủ đề đã học bỏ vào chiếc hộp thứ nhất, viết những điều các em muốn biết thêm liên quan đến chủ đề  vào chiếc hộp thứ hai. GV cần lưu ý HS ghi tên vào những tờ giấy ghi câu hỏi của mình.

Bước 2: GV tổ chức cho HS chia sẻ quá trình các em trải nghiệm ở các trạm quá khứ và hiện tại.

Hình thức: HS chia sẻ nối tiếp, ngẫu nhiên (càng nhiều HS được nói càng tốt). HS có thể chọn bất cứ nội dung nào ở 2 trạm trên để chia sẻ, trong quá trình đó, GV và HS khác có thể đặt một vài câu hỏi để đào sâu vấn đề mà HS chia sẻ.

Bước 3: GV tổ chức cho HS chia sẻ về các câu hỏi ở trạm tương lai

Hình thức:

  • B1: GV mang chiếc hộp thứ nhất chứa những thắc mắc của HS về những gì đã học trong chủ đề ra. Mời 1 HS bốc ngẫu nhiên 1 câu hỏi và đọc to trước lớp. GV tạo điều kiện cho HS trong lớp trao đổi để trả lời câu hỏi đó. (mời thêm khoảng 4 HS làm tương tự).
  • B2: GV mang chiếc hộp thứ hai chứa những câu hỏi mà HS thực sự muốn biết thêm về chủ đề ra. Mời 1 HS bốc ngẫu nhiên và đọc câu hỏi cho cả lớp cùng nghe. GV hỏi:
  • Có bao nhiêu bạn có cùng câu hỏi này?
  • Vì sao các con lại muốn biết điều đó?

Thực hiện tương tự thêm khoảng 4 lần.

  • B3: GV khích lệ HS bằng cách khen các câu hỏi và hướng HS đến việc sẽ phải tìm kiếm câu trả lời.

(1’) GV chia sẻ: Tất cả những câu hỏi mà các con muốn biết sẽ chỉ trả lời được khi các con nghiên cứu và tìm kiếm câu trả lời. Và để tìm ra câu trả lời cho những thắc mắc của mình, các con cần có quy trình nghiên cứu bài bản, đầy đủ các bước. Trong giai đoạn sắp tới, cô/thầy sẽ hướng dẫn các con quy trình đó.