GCED K6: Tiết 6.1

Từ GCED

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi + Mục tiêu bài học

Tiết 6.1.1+2

Câu hỏi tiết học 6.1. Học sinh lớp 6 học GCED như thế nào?
Mục tiêu bài học 6.1.1. HS giải thích được GCED là môn học giúp HS trở thành Công dân toàn cầu. 6.1.2. HS trình bày được những cấu phần của môn GCED và bước đầu giải thích được mối tương quan giữa các cấu phần đó.
Tiêu chí đánh giá 6.1.1. HS nêu ra được ý hiểu về môn GCED; 1-2 lí do làm rõ mục đích của môn học vào LJJ. 6.1.2. HS trình bày được 2 cấu phần "Nghiên cứu" (Học kỳ 1) và "Hành động" (Học kỳ 2) vào LJJ.
Tài liệu gợi ý
Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép

Xem đoạn clip:

https://www.youtube.com/watch?v=dLIXHkJNNlU (0:00-1:39)

(2’) Học sinh trả lời các câu hỏi dưới đây. GV gọi HS phát biểu trước lớp.

  1. Toàn cầu đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức nào? (Bloom 1)
  2. Mỗi người có vai trò gì đối với việc đẩy lùi những khó khăn, thách thức đó? (Bloom 2)
  3. Em hiểu thế nào là công dân toàn cầu? (Bloom 5)

(1’) GV giới thiệu môn học GCED (Global citizen education): Giúp HS suy ngẫm, hiểu biết và tham gia vào giải quyết các vấn đề toàn cầu, vì sự sống còn của thế giới nói chung và chính bản thân mình nói riêng


   Mảnh ghép

(1’) Dẫn dắt: Bộ môn GCED là sự tiếp nối, phát triển của hai môn SL (Học để phục vụ) và CP (Dự án cá nhân) ở năm học trước. Tinh thần của hai môn học này sẽ tiếp tục được phát huy, song có sự thay đổi nội dung, cách tiếp cận cũng như đánh giá. Môn học gồm 72 tiết/ năm, gồm 2 cấu phần tương ứng với 2 học kì.

(3’)GV chiếu slide thể hiện 2 cấu phần môn GCED và đặt các câu hỏi, gọi HS trả lời:

  • Theo cách hiểu của em, nội dung cấu phần nghiên cứu và cấu phần hành động là gì? (Giải thích - Bloom 2)
  • Hai cấu phần có mối quan hệ như thế nào? (Phân tích - Bloom 4)

(1’) GV tổng kết: Cấu phần nghiên cứu giúp HS trang bị những kiến thức cần thiết về chủ đề “Giảm nhèo và đói”. Cấu phần hành động giúp HS xây dựng kế hoạch nhằm có những việc làm cụ thể giúp cải thiện tình trạng nghèo đói.


Tiết 6.1.3+4+5

Câu hỏi tiết học 6.1. Học sinh lớp 6 học GCED như thế nào?
Mục tiêu bài học 6.1.3. HS nêu được chủ đề trọng tâm của năm học lớp 6. HS giải thích, nêu được lí do thể hiện tính cấp thiết của chủ đề. 6.1.4. HS biết về năm lăng kính dùng để tìm hiểu chủ đề trọng tâm. 6.1.5. HS biết các mốc đánh giá trong năm và biết em sẽ được xếp loại như thế nào. (chưa cần đề cập đến rubric)
Tiêu chí đánh giá 6.1.3. HS trình bày được chủ đề của năm học lớp 6 và nêu ra 1-2 lí do thể hiện tính cấp thiết của chủ đề vào LJJ. 6.1.4. HS ghi lại được 1 câu khái quát/ hay cụm từ khóa giới thiệu về lăng kính đó vào LJJ. 6.1.5. HS ghi lại trong LJJ của mình:

+ Đánh giá quá trình: 3 sản phẩm, thời gian đánh giá, và khung điểm (4 mức).

+ Đánh giá tổng thể: 2 sản phẩm, thời gian đánh giá, và khung điểm (100)

Tài liệu gợi ý Chưa cần đề cập đến rubric - chỉ cần cho HS hiểu đc con có các loại đánh giá khác nhau và khung điểm khác nhau vào các thời điểm nhất định trong năm là được.
Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép

Dẫn dắt: GV giới thiệu 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc, nêu chủ đề của năm học lớp 6: Giảm nghèo và đói.

(10’) GV chiếu video (0:00 - 2:58), yêu cầu HS theo dõi video và trả lời các câu hỏi bên dưới:

https://www.youtube.com/watch?v=RpqVmvMCmp0

  1. Kể tên (Bloom 1) 3 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Lưu ý, GV gọi 4-5 HS phát biểu, đảm bảo HS nhắc lại đủ 17 mục tiêu.
  2. Giải thích (Bloom 4) lý do một mục tiêu nào đó lại có liên quan đến sự phát triển bền vững của toàn cầu. GV có thể gợi ý thêm nếu HS chưa trả lời được: Ví dụ: Tại sao khi đảm bảo được không còn người nào bị đói thì thế giới sẽ có sự phát triển bền vững? Tại sao khi sức khỏe được đảm bảo thì mới có thể đạt được sự phát triển bền vững?...
  3. Liên hệ (Bloom 2) giữa vấn đề đói nghèo với các mục tiêu phát triển bền vững. GV có thể gợi ý thêm: Vấn đề đói nghèo liên quan tới những mục tiêu nào?/ hoặc: Giảm đói nghèo sẽ giúp đạt được những mục tiêu nào?
  4. Theo em nhận định (Bloom 5), tình trạng đói nghèo hiện nay trên thế giới như thế nào?

Em hãy tổng kết (Bloom 2) lý do chúng ta cần tìm hiểu và xây dựng các giải pháp giảm đói nghèo.


   Mảnh ghép

Dẫn dắt: Chúng ta cần tìm hiểu chủ đề “Giảm nghèo và đói” như thế nào để thấy được mọi góc độ về vấn đề này?

(10’) GV tổ chức thảo luận nhóm:

  • GV chia lớp thành 4-5 nhóm
  • GV nêu nhiệm vụ cho các nhóm: Đặt ra (Bloom 5) những câu hỏi về chủ đề “Giảm nghèo và đói” mà khi trả lời các câu hỏi đó, chúng ta có hiểu biết toàn diện về chủ đề này. GV có thể gợi ý thêm: Ví dụ: Cơ sở nào để xác định 1 người là nghèo? Nghèo đói do đâu? …
  • GV gọi đại diện 1 nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến.

(3’) Tổng kết và giới thiệu 5 lăng kính:

GV tổng kết các câu hỏi về 5 nhóm theo tính chất của 5 lăng kính bằng cách: dùng bút dạ màu đỏ, đánh dấu những câu hỏi thuộc về lăng kính 1, màu xanh da trời với câu hỏi thuộc lăng kính 2… đến lăng kính 5. Khi đánh dấu, GV giải thích thêm: Để trả lời các câu hỏi này, chúng ta cần đến tư duy toàn cầu/hoặc hệ thống/phản biện… Chúng ta gọi đó là lăng kính - tức là cách chúng ta nhìn nhận, xem xét để giải quyết những câu hỏi này. Tìm hiểu mỗi chủ đề theo lần lượt 5 lăng kính tư duy là một cách tiếp cận mới của môn GCED.

(2’) Quiz: GV  gọi 1 -2 HS nhắc lại với cả lớp tên 5 lăng kính trong việc học tập môn GCED


   Mảnh ghép

Dẫn dắt: Khi học tập môn GCED, chúng ta sẽ được đánh giá theo nhiều hình thức.

(4’) GV giới thiệu các hình thức đánh giá (GV nên tạo slide để giới thiệu với HS)

  • Đánh giá quá trình: Sổ nhật ký học tập, Đề án: Dự án Hành động, Ngày Báo cáo
  • Đánh giá tổng thể: Bài trình bày truy vấn cá nhân; Bài luận suy ngẫm cuối năm.

(1’) Quiz: GV gọi 1-2 HS nhắc lại (Bloom 1) các thời điểm và hình thức sản phẩm, khung điểm đánh giá.