GCED K6: Tiết 6.34

Từ GCED

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi + Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 6.34. Vì sao chủ đề nhóm em chọn lại mang tính cấp thiết?
Mục tiêu bài học 6.34.1. Học sinh biết 1 số nguyên tắc khi phân công vai trò trong nhóm và áp dụng để tự phân công. 6.34.2. HS xác định và thống nhất được chủ đề của nhóm. 6.34.3. HS giải thích/chứng minh được tính cấp thiết của chủ đề mà nhóm em chọn.
Tiêu chí đánh giá 6.34.1

- HS nêu được ít nhất 3 nguyên tắc khi phân công vai trò.

- HS phân công vai trò trong nhóm để tiết sau sẵn sàng xây dựng Đề án.

6.34.2. HS chọn được 1 chủ đề của nhóm mà:

- Thể hiện được ít nhất 1 điểm chính trong Truy vấn cá nhân của mỗi thành viên.

- Xác định được cộng đồng mà chủ đề đó sẽ mang lại lợi ích cho.

6.34.3 HS đưa ra được 3 nguồn thông tin đã được kiểm chứng khẳng định rằng:

- Vấn đề/chủ đề nhóm em chọn đang xảy ra

- Có một cộng đồng đang cần giúp đỡ về vấn đề này.  

Tài liệu gợi ý Gợi ý câu trả lời:

Một số nguyên tắc khi phân chia vai trò:

- Phân chia theo đúng năng lực, sở trường của mỗi thành viên

- Phân chia công việc đồng đều, cân bằng (không ai làm ít quá, không ai làm nhiều quá)

- Phân công phải rõ ràng, tránh trường hợp người này nghĩ người kia làm.

- Có công cụ để theo dõi quá trình làm việc minh bạch cho tất cả mọi người.

Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép

GV đưa ra các tình huống xảy ra khi nhóm không áp dụng các nguyên tắc để phân chia công việc, gây ảnh hưởng đến kết quả làm việc của nhóm.

TH 1: Bạn A viết rất chậm, chữ không đẹp, và không tổng hợp được ý chính từ thảo luận, nhưng được giao nhiệm vụ Thư ký của nhóm. (Nguyên tắc: Phân chia công việc đúng năng lực)

TH2: Khi phân công, trưởng nhóm nghĩ rằng bạn C sẽ làm phần nghiên cứu, nhưng C lại nghĩ rằng D làm phần này, và cuối cùng không ai làm phần nghiên cứu cả. (Nguyên tắc: Phân công phải rõ ràng, tránh trường hợp người này nghĩ người kia làm.)

TH3: Bạn A phải “cân team”, làm hết các việc trong nhóm. (Nguyên tắc: Phân chia công việc đồng đều, cân bằng (không ai làm ít quá, không ai làm nhiều quá)

TH4: Nhóm thống nhất công việc nhưng không ai ghi lại cụ thể nhiệm vụ, deadline, cũng không có kế hoạch theo dõi tiến độ khiến quá trình làm việc nhóm trở nên lộn xộn, không đạt hiệu quả. (Nguyên tắc: Có công cụ để theo dõi quá trình làm việc minh bạch cho tất cả mọi người.)

TH5: Trưởng nhóm giao việc cho từng người nhưng không nói rõ bao giờ cần làm xong từng phần, dẫn đến việc nhóm không hoàn thành bài tập đúng thời hạn mà GV đưa ra. (Nguyên tắc: Phân công có deadline cụ thể.)

Thảo luận nhóm: Từ những tình huống đó, HS rút ra những nguyên tắc khi phân chia công việc.

Sau khi HS đã tự rút ra những nguyên tắc, GV có thể cho HS xem những nguyên tắc “gốc” (như đã chú thích sau từng tình huống)

Làm việc nhóm: HS điền bảng sau để phân công công việc trong nhóm, phục vụ xây dựng Đề án

Vị trí Nhiệm vụ Người đảm nhận
VD: thư ký
  • Ghi chép lại các kết luận của các cuộc thảo luận.
  • Biên tập chính cho file Đề án.
Nguyễn Văn A
-

Nhắc HS cập nhật bảng trên vào file Đề án





   Mảnh ghép

GV cho học sinh ngồi theo nhóm và thảo luận chủ đề của nhóm để đảm bảo các nội dung sau:

  • Điểm tương đồng trong truy vấn cá nhân của từng thành viên trong nhóm là gì? Truy vấn cá nhân của mỗi thành viên sẽ góp phần vào chủ đề này như thế nào?
  • Mức độ hứng thú của em/nhóm em với chủ đề này?
  • Chủ đề này ảnh hưởng tới ai/cộng đồng nào? Đây có cộng đồng mà em sẽ phục vụ?

GV yêu cầu học sinh ghi tóm tắt lại các ý thảo luận theo kiểu mô hình và trình bày trước lớp để nhận nhận xét từ phía các bạn trong lớp.

Lưu ý: Đối với bước này, HS có thể sử dụng thông tin từ Truy vấn cá nhân hoặc đi tìm hiểu thêm ở trên lớp hoặc về nhà.

(2’) Nhắc HS cập nhật các thông tin trên vào file Đề án


   Mảnh ghép

GV cho học sinh làm bài tập trước ở nhà vào tuần trước để trả lời cho các câu hỏi sau:

  • Vấn đề ở đây là gì? Mô tả trong 3 - 5 câu.
  • Cộng đồng nào đang bị ảnh hưởng? Như thế nào? Sử dụng ít nhất 3 số liệu/lập luận để chứng minh.
  • Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này? Liệt kê 2 - 3 nguyên nhân.

GV yêu cầu học sinh chia sẻ về cách tìm kiếm nguồn thông tin

Lưu ý: Đối với bước này, HS có thể sử dụng thông tin từ Truy vấn cá nhân hoặc đi tìm hiểu thêm ở trên lớp hoặc về nhà.

Nhắc HS cập nhật các thông tin trên vào file Đề án