GCED K7: Tiết 7.24 7.25

Từ GCED

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi + Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 7.24+25. Để trả lời được câu hỏi truy vấn, em cần nghiên cứu như thế nào?
Mục tiêu bài học 7.24+25.1. Học sinh xác định được các điểm trọng tâm cần nghiên cứu để trả lời được câu hỏi.
7.24+25.2. Học sinh biết được cách tìm/nơi tìm các thông tin đó. 7.24+25.3. HS tiếp tục tìm hiểu để trả lời câu hỏi truy vấn cá nhân nếu chưa hoàn thành bài tập về nhà tiết trước.
Tiêu chí đánh giá 7.24+25.1.

- HS nêu được ít nhất 3 điểm trọng tâm cần nghiên cứu. - HS sắp xếp các điểm đó theo thứ tự quan trọng giảm dần.

7.24+25.2. HS nêu được ít nhất 1 cách tìm/nơi tìm cho mỗi điểm trọng tâm cần nghiên cứu. 7.24+25.3. HS tìm được ít nhất 2 nguồn thông tin hữu ích và phù hợp cho mỗi điểm trọng tâm cần nghiên cứu, giúp trả lời câu hỏi truy vấn.
Tài liệu gợi ý BTVN: HS bắt đầu thực hiện nghiên cứu dựa trên kết quả của tiết 7.24+25. GV cho phép HS tìm hiểu trên lớp (sử dụng phòng máy, mang máy tính cá nhân đi, v.v)
Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép

Tìm kiếm thông tin

HS sử dụng công cụ 5W1H để liệt kê được những kiến thức em đã biết và cần biết thêm để trả lời câu hỏi truy vấn, sử dụng bảng dưới đây.

Lưu ý: Học sinh cần có ít nhất 3 mảng thông tin/kiến thức cần bổ sung

Thông tin/Kiến thức đã biết Thông tin/Kiến thức cần bổ sung
AI? – Có những ai, thuộc lĩnh vực nào liên quan đến chủ đề truy vấn.
CÁI GÌ? – Sự vật, sự việc, hiện tượng nào được nghiên cứu; các thành phần của đối tượng được nghiên cứu.
KHI NÀO? - Vấn đề xảy ra khi nào, bối cảnh thời gian của chủ đề đó, có mức giới hạn thời gian nào hay không.
Ở ĐÂU? – Giới hạn địa lí (quốc gia, vùng miền,…) của vấn đề.
TẠI SAO? – Ý nghĩa và tầm quan trọng của chủ đề được Truy vấn, những vấn đề liên quan hay nảy sinh từ đó, vì sao cần ưu tiên Truy vấn.
THẾ NÀO? – Góc độ tiếp cận, quan điểm xử lý vấn đề mang tính thực nghiệm hay lý thuyết.

HS sắp xếp các thông tin/kiến thức cần bổ sung theo thứ tự quan trọng giảm dần.


   Mảnh ghép

(3’) GV và HS xác định (Bloom 1) những cách để có thể thu thập thông tin:

  1. Thư viện online ( sách, báo, video…)
  2. Phỏng vấn mọi người xung quanh
  3. Đọc sách, báo
  4. Làm khảo sát online

Gợi ý: Tài liệu tham khảo thường có ở các nguồn như: Thư viện online (sách, tạp chí, tài liệu nghe nhìn), bộ máy tìm kiếm (Google, Google Scholar), bách khoa toàn thư, từ điển thuật ngữ chuyên ngành, diễn đàn chuyên môn và website.

(5’) GV và HS xem xét giá trị của các nguồn thông tin thu thập được:

  • Tính chính xác và khách quan khoa học của tài liệu: Thường thì các tài liệu ở các trang đuôi .gov, .edu, có phần “library” sẽ là lựa chọn tốt nhất..
  • Uy tín, kinh nghiệm khoa học của tác giả: Xem thông tin về nhà khoa học, các trang thông tin khoa học của các trường đại học, các blog cá nhân, diễn đàn chuyên môn.

(5’) HS nêu được ít nhất 1 cách tìm/nơi tìm cho các thông tin/kiến thức cần bổ sung.

BTVN: HS bắt đầu thực hiện nghiên cứu dựa trên kết quả của tiết 6.24+25


   Mảnh ghép


Tiếp tục thực hiện việc nghiên cứu:

Liệt kê được ít nhất 2 nguồn thông tin hữu ích và phù hợp cho mỗi điểm trọng tâm cần nghiên cứu:

Điểm trọng tâm Thông tin tìm được Nguồn thông tin Đánh giá nguồn thông tin