GCED K7: Tiết 7.9

Từ GCED

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi + Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 7.9. Con người đã làm gì để chống biến đổi khí hậu trên khắp thế giới?
Mục tiêu bài học 7.9.1. HS liệt kê được những giải pháp con người đã và đang thực hiện để đối phó với biến đổi khí hậu và giải thích được những giải pháp đó đang đánh vào mắt xích nào. 7.9.2. HS tự trả lời câu hỏi suy ngẫm của chương.
Tiêu chí đánh giá 7.9.1.

- HS chỉ ra được ít nhất 3 giải pháp con người đã thực hiện để đổi phó với biến đổi khí hậu

- HS xác định được mắt xích trong vòng lặp mà giải pháp đang hướng tới để giải quyết.

7.9.2. Câu trả lời của HS phản ánh được 1 phần lớn hoặc tất cả những nội dung em đã học xuyên suốt lăng kính.
Tài liệu gợi ý
Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép a

(2’) Dẫn dắt

GV giới thiệu những hành động được các tổ chức cụ thể thực hiện để đối phó với biến đổi khí hậu, ví dụ như:

  • Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị quyết 120/NQ-CP về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua sự giúp đỡ của Hà Lan để xây dựng được hệ thống đê biển hiện đại nhất thế giới

(http://dwrm.gov.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=Hop-tac-quoc-te/No-luc-chong-bien-doi-khi-hau-cua-Viet-Nam-duoc-danh-gia-cao-7659)

  • Ðể ứng phó biến đổi khí hậu, lãnh đạo 17 quốc gia vùng Sahel của châu Phi đã nhóm họp tại thủ đô Niger để thảo luận về một “kế hoạch đầu tư khí hậu” trị giá gần 400 tỷ USD giai đoạn 2018-2030. Kế hoạch này bao gồm các cam kết của các quốc gia trong khu vực đối với Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu. Theo đó, các quốc gia Sahel sẽ xúc tiến một chương trình ưu tiên, tập trung vào sáu dự án với các chương trình hành động khác nhau, nhằm giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và hỗ trợ các nước chống sa mạc hóa, cũng như những vấn đề do biến đổi khí hậu gây ra. Ðể tài trợ cho các hành động giảm đến mức thấp nhất sự ấm lên trên toàn cầu, hội nghị đề xuất một chương trình khẩn cấp ước tính trị giá 1,3 tỷ USD với các nước đối tác ngoài khu vực Sahel.

(https://nhandan.com.vn/thegioi/item/39423602-cac-nuoc-chau-phi-ung-pho-bien-doi-khi-hau.html)

(5’)Think - Pair - Share

  • Liệt kê (Bloom 1) những giải pháp con người đã và đang thực hiện để đối phó với BĐKH; (HS được sử dụng thiết bị điện tử)
  • Giải thích (Bloom 2) những giải pháp đó đang đánh vào mắt xích nào?

(3’) GV tổng kết

   Mảnh ghép b

GV sử dụng nhiệm vụ về nhà được giao từ tiết trước: GV cung cấp một số ví dụ về hành động mà con người đang thực hiện để giảm BĐKH như Ủy ban Môi trường Liên Hợp Quốc, hay Na-uy gần như đã vượt trên cả thế giới về khả năng tái chế rác thải nhựa, thông qua tổ chức mang tên Infinitum. Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu thêm (liệt kê (bloom 1) ít nhất 03 giải pháp cụ thể con người/tổ chức/quốc gia đang thực hiện để đối phó với BĐKH. Chỉ ra tác động (bloom 2) của những giải pháp đó đối với mục tiêu giảm BĐKH?)

(7’) Hoạt động nhóm:

·     Lần lượt các thành viên chia sẻ những giải pháp mình tìm hiểu được;

·     Thống nhất lựa chọn 01 giải pháp mà nhóm cho là tối ưu nhất, chỉ rõ:

o Giải pháp đó hướng tới giải quyết mắt xích nào trong các vòng lặp được xây dựng ở tiết trước.

o Nếu được thay đổi một yếu tố nào đó trong giải pháp đó để đạt hiệu quả tốt hơn, em sẽ thay đổi điều gì? (Bloom 6)

(5’) GV gọi các nhóm chia sẻ, yêu cầu các HS lắng nghe và ghi chép


   Mảnh ghép a

(10’) Thảo luận nhóm

  • HS ngồi theo nhóm 4-5 người
  • Nhiệm vụ:

Hãy sử dụng sơ đồ Mindmap để hệ thống hóa những kiến đã học ở lăng kính 2 để trả lời cho câu hỏi: Tại sao con người lại là tác nhân quan trọng nhất ảnh hưởng đến Biến đổi khí hậu?

  • Các nhóm trưng bày sản phẩm.

(2’) Tổng kết

  • GV mời một số nhóm đại diện trình bày
  • HS lắng nghe, ghi chép

(3’) Suy ngẫm

HS tự trả lời câu hỏi vào NKHT: Tại sao con người lại là tác nhân quan trọng nhất ảnh hưởng đến Biến đổi khí hậu?

   Mảnh ghép b

(10’) GV yêu cầu học sinh, dựa trên việc hệ thống hóa các kiến thức được học qua các tiết, trả lời câu hỏi vào NKHT:

  • “Tại sao con người lại là tác nhân quan trọng nhất ảnh hưởng đến BĐKH?” (bloom 2)
  • Bản thân đã, đang và sẽ làm gì để góp phần giảm bớt BĐKH (hành động cụ thể)? (siêu nhận thức)

(3’) GV gọi một số học sinh chia sẻ trước lớp

(2’) GV tổng kết toàn Lăng kính