GCED K8: Tiết 8.11
Mô tả nội dung bài học
Câu hỏi & Mục tiêu bài học
Câu hỏi tiết học | 8.11. Nền tảng của mỗi người (background) và định kiến xã hội (social prejudice) đóng vai trò gì ngụy biện cho sự bất bình đẳng? | ||||||||||
Mục tiêu bài học | 8.11.1 HS hiểu được background và định kiến xã hội. |
8.11.2. HS hiểu được sự khác nhau về nền tảng và định kiến xã hội đối với nền tảng dẫn đến việc bất bình đẳng được coi là đương nhiên. | |||||||||
Tiêu chí đánh giá | 8.11.1
- HS hiểu rằng nền tảng của mỗi con người bao gồm: Nguồn gốc, Gia cảnh, Học thức - HS nêu ra được ít nhất 2 ví dụ về mỗi loại nền tảng trên. - HS hiểu được định kiến xã hội là những nếp suy nghĩ, quan điểm, đánh giá chủ quan đối với người hoặc một nhóm người. - HS nêu ra được ít nhất 2 ví dụ về định kiến. |
8.11.2.
- HS nêu được ít nhất 2 ví dụ về định kiến đối với mỗi loại nền tảng. - HS nhắc lại được bằng từ ngữ của mình: nền tảng và định kiến là những yếu tố cơ bản nhất để nói "mỗi người có 1 xuất phát điểm khác nhau, vì thế sự bất bình đẳng trong cách mỗi người được đối xử là đương nhiên. | |||||||||
Tài liệu gợi ý | Gợi ý trả lời: ví dụ về mỗi loại nền tảng:
+ Nguồn gốc (chủng tộc, nơi sinh ra, nơi lớn lên, thuộc nhóm người nào, v.v) + Gia cảnh (khó khăn, trung lưu, thượng lưu, v.v) + Học thức (tốt nghiệp trường nào, học ngành gì) |
Định hướng:
HS cần nhận ra rằng xã hội luôn có những định kiến nhất về mỗi loại nền tảng của cá nhân. Cùng với đó, nền tảng của mỗi người là thứ cơ bản nhất để người ta có thể nói mỗi người có 1 xuất phát điẻm khác nhau, vì thế sự không bình đẳng trong cách mỗi người được đối xử là đương nhiên. | |||||||||
Mảnh ghép hoạt động tham khảo |
Mảnh ghép a
(5’) Hoạt động:
(2’) GV giảng bài: Mỗi đất nước, khu vực trên thế giới có nền tảng khác nhau về văn hóa, trình độ phát triển….và những điều đó được gọi là nền tảng để tạo nên đặc điểm chung về con người của đất nước, khu vực đó. Tuy nhiên, trong mỗi một đất nước, mỗi con người lại được sinh ra từ những gia đình khác nhau vì vậy họ có nền tảng khác nhau về nguồn gốc, gia cảnh và học thức cũng sẽ khác nhau. GV đưa ra một số ví dụ:
(4’) Thảo luận nhóm:
(2’) GV nhận xét ý kiến của các nhóm (2’) Học sinh viết suy ngẫm về nền tảng và định kiến xã hội.
Mảnh ghép b
(5’) Hoạt động: Văn hóa phương Đông và phương Tây GV lấy hình ảnh 1,3,4,6 trong đường link tài liệu: và yêu cầu học sinh:
(2’) GV giảng bài: Mỗi con người sinh ra chịu ảnh hưởng của văn hóa nơi mình sinh ra. Tuy nhiên vì mỗi người sinh ra trong một gia đình (Nguồn gốc) khác nhau, có gia cảnh và học thức khác nhau nên mỗi người sẽ là một cá thể độc lập. Nguồn gốc, gia cảnh và học thức tạo nên nền tảng của mỗi người trong xã hội. (2’) GV yêu cầu học sinh đưa ra một số ví dụ về nền tảng theo các gợi ý sau:
(4’) Thảo luận nhóm:
(2’) Học sinh viết suy ngẫm về nền tảng và định kiến xã hội.
|
Mảnh ghép a
(5’) GV đưa ra một số tuyên bố trong cuộc sống:
(5’) GV yêu cầu học sinh suy ngẫm về nền tảng và định kiến xã hội đối với bất bình đẳng trong cuộc sống và viết một câu nói/ nhận định/ câu thơ của cá nhân về vấn đề này để có thể thấy nền tảng và định kiến là những yếu tố cơ bản nhất để nói "mỗi người có 1 xuất phát điểm khác nhau, vì thế sự bất bình đẳng trong cách mỗi người được đối xử là đương nhiên. Ví dụ: Khi bạn gắn cho ai đó một nhãn mác (định kiến) vì nguồn gốc của họ thì có nghĩa là bạn đang đối xử với họ một cách không bình đẳng. (3’) Học sinh chuyền giấy ghi câu nói cho các bạn khác đọc và có thể ghi nhận xét/ ý kiến vào giấy của bạn. (2’) GV nhận xét câu nói của học sinh và yêu cầu học sinh về viết câu nói dưới dạng poster
Mảnh ghép b
(5’) GV yêu cầu học sinh đưa ra một số nhận định về các đối tượng trong cuộc sống. Có thể giả định cuộc sống của họ vào ô
(5’) GV yêu cầu học sinh suy ngẫm về nền tảng và định kiến xã hội đối với bất bình đẳng trong cuộc sống và viết một câu nói/ nhận định/ câu thơ của cá nhân về vấn đề này để có thể thấy nền tảng và định kiến là những yếu tố cơ bản nhất để nói "mỗi người có 1 xuất phát điểm khác nhau, vì thế sự bất bình đẳng trong cách mỗi người được đối xử là đương nhiên. Ví dụ: Khi bạn gắn cho ai đó một nhãn mác (định kiến) vì nguồn gốc của họ thì có nghĩa là bạn đang đối xử với họ một cách không bình đẳng. (3’) Học sinh chuyền giấy ghi câu nói cho các bạn khác đọc và có thể ghi nhận xét/ ý kiến vào giấy của bạn. (2’) GV nhận xét câu nói của học sinh và yêu cầu học sinh về viết câu nói dưới dạng poster.
|