GCED K8: Tiết 8.17

Từ GCED

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi & Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 8.17. Làm thế nào để đánh giá được hiệu quả và tác động của giải pháp đó?
Mục tiêu bài học 8.17.1. HS được giới thiệu sơ lược về các bước nhỏ của bước lớn #4 để tham khảo.

(1/2 thời lượng)

8.17.2. HS biết được 1 số phương pháp kiểm chứng mức độ thành công của dự án.

(1/2 thời lượng)

8.17.3. (BTVN) HS chọn được phương pháp kiểm chứng có thể áp dụng vào giải pháp của mình.
Tiêu chí đánh giá 8.17.1. HS biết rằng HS có thể làm theo các bước nhỏ hoặc không, miễn đạt được mục tiêu của bước lớn. 8.17.2. HS nhắc lại được ít nhất 3 trong 5 phương pháp kiểm chứng mức độ thành công của dự án. 8.17.3. (BTVN) HS chọn được ít nhất 1 phương pháp kiểm chứng có thể áp dụng vào giải pháp của mình.
Tài liệu gợi ý Định hướng - 5 Phương pháp kiểm chứng:- Quan sát người dùng: khi người dùng sử dụng sản phẩm, người thiết kế sẽ quan sát và ghi notes.

- "Dùng thử": người dùng sử dụng sản phẩm và trả lời một khảo sát/ một phỏng vấn về sản phẩm.

- Ý kiến chuyên gia: người dùng là một chuyên gia về sản phẩm mà em tạo ra. Em có thể phỏng vấn họ để xin ý kiến.

- So sánh với sản phẩm/giải pháp có sẵn: tạo bảng điểm mạnh/điểm yếu.

- Kiểm tra chất lượng: người thiết kế tự tạo ra một tình huống giả định giống với điều kiện bình thường mà nó sẽ được sử dụng.
______

Phương pháp kiểm chứng mức độ thành công: https://mypdesign.net/wp-content/uploads/2019/05/Di-Design-Testing-Methods.pdf

Định hướng:

Vì học sinh không thực hiện giải pháp ngay trong thời điểm này, vậy nên việc thực hành chỉ dừng lại ở việc học sinh chọn ra 1 số phương pháp kiểm chứng mức độ thành công có thể phù hợp với giải pháp của mình.

Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép a


(5’) Thảo luận nhóm

GV chia lớp về các nhóm đã chia, viết lên bảng tên gọi của bước lớn 4 ĐÁNH GIÁ GIẢI PHÁP.

HS thảo luận và chỉ ra các bước nhỏ có thể có trong bước lớn 4 (Bloom2)

(4’) GV mời đại diện học sinh của các nhóm chia sẻ.

(1’) GV thống nhất với học sinh về ý nghĩa các bước nhỏ trong Bước lớn 4.

  • Thiết kế các phương pháp kiểm chứng tính hiệu quả của giải pháp.
  • Đánh giá tính hiệu quả của giải pháp được chọn dựa trên các mục tiêu.
  • Giải thích được giải pháp được chọn cần cải thiện những điểm gì
  • Giải thích được tầm ảnh hưởng của giải pháp với cộng đồng.
   Mảnh ghép b

(3’) Thảo luận nhóm

GV chia lớp về các nhóm và phát Phiếu học tập 5, học sinh cùng thảo luận và giải thích ý nghĩa của các bước nhỏ trong phiếu học tập này (bloom2)

(4’) GV mời đại diện học sinh của các nhóm chia sẻ về cách hiểu của các thông tin trong phiếu học tập.

(3’) GV thống nhất với học sinh về ý nghĩa các bước nhỏ trong Bước lớn 4 và cách thức để học sinh hoàn thành phiếu học tập này. Học sinh ghi cách hiểu một số thông tin trong phiếu học tập vào LJJ


   Mảnh ghép a

(10p) Làm việc nhóm:

Sau khi đã chỉ ra được các bước nhỏ trong hoạt động 8.17.1.a, học sinh cùng liệt kê các cách thức để kiểm chứng tính hiệu quả của các phương pháp theo cách hiểu của mình (Bloom 1)

Để học sinh dễ hình dung ra các cách thức kiểm chức tính hiệu quả. GV có thể lấy ví dụ: Nếu con là 1 nhà sản xuất thuốc chống rụng tóc, con sẽ có những cách nào để đánh giá tính hiệu quả.

(5p) GV Tổng kết về 5 phương pháp kiểm chứng tính hiệu quả của giải pháp.

HS ghi các phương pháp kiểm chứng vào LJJ

BTVN: Hs thực hành xây dựng 1 trong 5 phương pháp kiểm chứng cho giải pháp của nhóm đã làm ở các buổi trước (Bloom3)

   Mảnh ghép b

(5p) Sau khi đã chỉ ra được các bước nhỏ trong hoạt động 8.17.1.b, học sinh cùng giải thích các bước để kiểm chứng tính hiệu quả của phương pháp được liệt kê trong phiếu.

(10p) Thực hành xây dựng phương pháp kiểm chứng.

Hs xây dựng 1 phương pháp kiểm chứng cho giải pháp của đề bài đã làm ở buổi hôm trước.


BTVN