GCED K8: Tiết 8.3

Từ GCED

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi & Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 8.3 Sự bất bình đẳng giới, màu da và sắc tộc đã và đang xảy ra như thế nào?
Mục tiêu bài học 8.3.1 Học sinh trình bày được khái niệm về bất bình đẳng giới, màu da, sắc tộc 8.3.2 Học sinh tìm được những biểu hiện về bất bình đẳng giới, màu da, sắc tộc đã và đang diễn ra trên thế giới và nơi học sinh đang sinh sống
Tiêu chí đánh giá 8.3.1 HS trình bày được khái niệm về bất bình đẳng giới, màu da, sắc tộc 8.3.2 HS tìm hiểu và trình bày lại được tối thiểu 5 biểu hiện của sự bất bình đẳng giới. màu da, sắc tộc
Tài liệu gợi ý Định hướng:

Khi phân tích về bất bình đẳng giới, chú ý phân tích cả sự bất bình đẵng giữa 2 giới tính truyền thống (nam/nữ) với những giới tính mới được công nhận.

Tài liệu đọc thêm:

1. Bất bình đẳng giới và bất bình đẳng thu nhập:

http://www.phantichkinhte123.com/2015/11/nhung-bat-binh-ang-ve-gioi-lam-tang-bat.html

2. Bất bình đẳng tiền lương:

https://www.qdnd.vn/thoi-su-quoc-te/doi-song-quoc-te/bat-binh-dang-tien-luong-gay-hau-qua-nghiem-trong-cho-cac-nen-kinh-te-the-gioi-525933

Mảnh ghép hoạt động tham khảo
   Mảnh ghép a

(5’) GV dẫn dắt vào bài bằng hình ảnh của chiếc xương sườn với câu hỏi:

  • Hình ảnh chiếc xương sườn gợi nhắc con đến câu chuyện nào không?
  • Theo con câu chuyện chiếc xương sườn có liên quan đến một loại bất bình đẳng trong xã hội không? Lý do mà con quan điểm như vậy?

Định hướng: Theo Thánh Kinh, khi Thiên chúa tạo ra con người, ông chỉ tạo ra người đàn ông. Tuy nhiên người đàn ông luôn cảm thấy cô đơn vì vậy Thượng đề đã lấy chiếc xương sườn thứ bảy của người đàn ông để tạo ra người phụ nữ.

Có hai quan điểm về câu chuyện:

Quan điểm 1: Phụ nữ chỉ là một tài sản của người đàn ông ( chiếc xương sườn) nên phải chịu sự quản lý. Quan điểm từ xa xưa thể hiện việc bất bình đẳng giới tồn tại ngay khi xã hội mới xuất hiện.

Quan điểm 2: Thượng đế không sử dụng bất kỳ một bộ phận nào khác trên cơ thể người đàn ông mà lại sử dụng chiếc xương sườn thứ bảy vì nó ở bên cạnh cánh tay để được người đàn ông che chở, ở trên chân để được đưa đi khắp mọi nơi và ở gần tim để được yêu thương. Vì thế không có quan điểm về bất bình đẳng giới.

GV dẫn vào bài học và chia nhóm học sinh thảo luận dựa vào khái niệm bình đẳng và bất bình đẳng đã học từ tiết trước.

(8’) Thảo luận nhóm Câu hỏi: Dựa vào khái niệm về bình đẳng và bất bình đẳng của tiết học trước, học sinh xác định (Bloom 1):

  1. Khái niệm giới tính và sắc tộc
  2. Khái niệm bất bình đẳng về giới tính, màu da và sắc tộc
  • Học sinh được chia thành các nhóm 4 - 5 người. Các nhóm thảo luận và ghi lại ý kiến của nhóm vào giấy A3.
  • GV note nhanh ý kiến của các nhóm trên bảng và cung cấp khái niệm về bất bình đẳng giới, màu da, sắc tộc .
  • Khái niệm định hướng từ khung chương trình:
  • Bất bình đẳng giới là sự đối xử khác biệt, không công bằng giữa hai giới nam và nữ về các cơ hội hoặc lợi ích. ( Xã hội hiện nay có thêm bất bình đẳng với giới thứ ba).
  • Bất bình đẳng màu da, sắc tộc là sự thiếu công bẳng về các cơ hội hoặc lợi ích đối với những cá nhân khác nhau về màu da, sắc tộc trong xã hội.

(2’) GV mời HS viết suy ngẫm của mình vào tập:

●   Cách hiểu của em bất bình đẳng giới, màu da và sắc tộc.(HS viết suy ngẫm bằng hình ảnh, sơ đồ tư duy…)

   Mảnh ghép b

(5’) GV tự tạo tình huống bất bình đẳng trên thực tế của lớp: GV vào lớp và đưa ra thông báo: 10 phút nữa các bạn trong lớp sẽ kê bàn ghế ra sân trường để nhà trường chuẩn bị làm sự kiện. Do các bạn nam khỏe hơn và chắc chắn là kê được nhiều bàn ghế hơn các bạn nữ nên các bạn nam sẽ được thưởng mỗi người một cốc trà sữa còn các ban nữ thì được một gói bim bim. GV quan sát phản ứng của học sinh và đưa ra các câu hỏi:

  • Việc phân chia phần thưởng dựa vào sức mạnh của giới nam như thế có liên quan đến vấn đề nào đang xảy ra trong xã hội?
  • Hãy đưa ra giải pháp và lý do phân chia phần thưởng theo quan điểm của bạn?

(8’) Thảo luận nhóm Câu hỏi: Dựa vào khái niệm về bình đẳng và bất bình đẳng của tiết học trước, học sinh xác định (Bloom 1):

  1. Khái niệm giới tính và sắc tộc
  2. Khái niệm bất bình đẳng về giới tính, màu da và sắc tộc
  • Học sinh được chia thành các nhóm 4 - 5 người. Các nhóm thảo luận và ghi lại ý kiến của nhóm vào giấy A3.
  • GV note nhanh ý kiến của các nhóm trên bảng và cung cấp khái niệm về bất bình đẳng giới, màu da, sắc tộc .
  • Khái niệm định hướng:
  • Bất bình đẳng giới là sự đối xử khác biệt, không công bằng giữa các  giới nam và nữ về các cơ hội hoặc lợi ích. (Xã hội hiện nay có thêm bất bình đẳng với giới thứ ba).
  • Bất bình đẳng màu da, sắc tộc là sự thiếu công bẳng về các cơ hội hoặc lợi ích đối với những cá nhân khác nhau về màu da, sắc tộc trong xã hội.

(2’) GV mời HS viết suy ngẫm của mình vào tập:

●   Cách hiểu của em về bất bình đẳng giới, màu da, sắc tộc. (HS viết suy ngẫm bằng nhiều cách khác nhau: hình ảnh, sơ đồ tư duy…)


   Mảnh ghép a

(3’) GV yêu cầu học sinh vẽ phác họa nhanh một hình ảnh siêu nhân trong suy nghĩ của bạn ra giấy A5.

(2’) Sau đó GV hỏi HS: Hình ảnh siêu nhân là con trai hay con gái? GV và HS đếm số tranh siêu nhân con trai và con gái. ( Phần lớn HS quan điểm con trai là siêu nhân nhiều hơn). GV có thể đưa ra hình ảnh của biệt đội chiến binh  Avengers gồm 6 người thì chỉ có 1 chiến binh là nữ.

(2’) GV giảng: Biểu hiện về bất bình đẳng giới giữa nam và nữ thể hiện trong suy nghĩ của mỗi người. Khi nhắc về những người có cơ bắp, sức khỏe thì phần động mọi người đều nghĩ đến Nam giới. Cơ hội để phụ nữ tham gia vào những nghề nghiệp đòi hỏi sức khỏe là rất ít. Trong xã hội vẫn tồn tại rất nhiều những biểu hiện về bất bình đẳng giới, màu da và sắc tộc.

(3’) GV yêu cầu học sinh sử dụng giấy note và viết nhanh những biểu hiện về bất bình đẳng giới, màu da và sắc tộc đã và đang diễn ra trên thế giới và nơi các em đang sống. Học sinh lần lượt dán giấy note trên giấy A3 (tờ giấy này được lưu lại tại lớp sau tiết học).

(2’) HS đọc phần note của các bạn trong nhóm và thảo luận nhóm đôi trong lớp về 5 biểu hiện bất bình đẳng giới, màu da và sắc tộc. Học sinh nêu ra (Bloom 1) 5 biểu hiện bất bình đẳng  và giải thích được (Bloom 2) cho bạn cùng cặp.

(3’) Chia sẻ - giáo viên ghi lại câu trả lời của học sinh trên bảng theo 2 cột về biểu  hiện của bất bình đẳng về giới và bất bình đẳng về màu da, sắc tộc.

   Mảnh ghép b

Hoạt động: Tìm tư liệu theo nhóm

(2’) Mỗi học sinh sẽ được chia về từ 2 - 3 người trong nhóm để đảm bảo mỗi nhóm đều có một chiếc Smartphone ( có thể sử dụng 3G hoặc wifi của trường).

(7’) Sau đó, mỗi nhóm sẽ tìm hiểu những biểu hiện về bất bình đẳng giới, màu da và sắc tộc đã và đang diễn ra trên thế giới và nơi các em đang sống bằng Smartphone. GV yêu cầu mỗi nhóm ghi chép ít nhất năm biểu hiện về mỗi loại bất bình đẳng vào giấy A3.

(GV chú ý: Xin phép phòng CTHS về việc cho học sinh sử dụng Smartphone trong lớp học trong vòng 3 phút. Đưa ra quy định cho học sinh về việc sử dụng điện thoại đúng mục đích học tập. Quản lý và giám sát HS lựa chọn thông tin ở các trang web chính thống và ghi lại nguồn tham khảo. GV có thể cho học sinh học tại phòng máy ở tiết học này để không mất thời gian kết nối wifi)

(6’) GV yêu cầu các nhóm chia sẻ kết quả mà nhóm tìm kiếm được. Học sinh nêu ra (Bloom 1) ít nhất năm biểu hiện bất bình đẳng và giải thích được (Bloom 2) cho GV và các bạn cùng lớp. GV ghi chép nhanh các biểu hiện mà các nhóm chia sẻ lên bảng theo ba cột về bất bình đẳng giới tính, màu da và sắc tộc.  HS lắng nghe các nhóm chia sẻ và viết suy ngẫm vào vở với  5 biểu hiện của sự bất bình đẳng giới, màu da và sắc tộc.