GCED K9: Tiết 9.18
Mô tả nội dung bài học
Câu hỏi & Mục tiêu bài học
Câu hỏi tiết học | 9.18. Vì sao để có giải pháp cho việc "nâng cao chất lượng cuộc sống một cách bền vững", thay đổi chỉ đến từ sự cộng tác thay vì hành động đơn lẻ? | |
Mục tiêu bài học | 9.18.1.
Đối với "nâng cao chất lượng cuộc sống một cách bền vững", HS nêu ra được một vài hạn chế của các giải pháp hành động đơn lẻ. |
9.18.2.
HS giải thích hiệu quả của giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống bền vững bằng các hành động thông qua cộng tác (có tổ chức) |
Tiêu chí đánh giá | 9.18.1.
- HS nêu được ra 02 ví dụ minh chứng cho hiệu quả của giải pháp đơn lẻ - HS nêu ra được 01 ví dụ chứng minh cho việc giải pháp đơn lẻ không thể giải quyết triệt để được vấn đề |
9.18.2.
- HS nêu được ra 02 ví dụ minh chứng cho hiệu quả của giải pháp có tính tổ chức và thông qua cộng tác - HS giải thích được vì sao phải hành động thông qua cộng tác. |
Tài liệu gợi ý | Cần liên hệ với 9.12.1 | trashtag challenge?
Liên hệ với cả lăng kính Tư duy phản biện |
Mảnh ghép tham khảo |
Mảnh ghép a
(5’) Trò chơi Ghép sách
(Do sách đã ghép các trang không thể nào rút ra được nên việc này là không thể).
(5’) GV dẫn: Chúng ta được nghe về KN Làm việc nhóm rất nhiều. Chúng ta hiểu rất rõ hiệu quả của làm việc nhóm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lựa chọn việc hành động đơn lẻ để xử lý các vấn đề trong cuộc sống. Trong chủ đề "nâng cao chất lượng cuộc sống một cách bền vững" có nhiều hành động đơn lẻ để nhằm thay đổi xã hội, môi trường, kinh tế… Tuy nhiên, những giải pháp này thường không thể giải quyết được vấn đề một cách triệt để. GV cho HS xem video sau: https://www.youtube.com/watch?v=5QHbm6fWyKA GV đặt câu hỏi cho HS:
(10’) Thảo luận nhóm: GV chia lớp thành các nhóm từ 3 - 4 HS/ 1 nhóm. Mỗi nhóm sẽ tìm một hoặc một vài giải pháp đơn lẻ đã hoặc đang được làm để:
Trong quá trình HS thảo luận, GV có thể cung cấp thêm tư liệu giúp HS nếu HS gặp khó khăn. Tài liệu Tham khảo:
http://kenh14.vn/ong-but-suot-6-nam-nhat-rac-khong-cong-tren-bai-bien-da-nang-20160527150609799.chn
Mảnh ghép b
(10’) GV chia sẻ với HS câu chuyện về 1 trường tiểu học ở Hà Nội (Mê Linh). Người dân xung quanh khu vực này thường kêu cứu vì mùi khó chịu bốc ra ở đây. https://www.youtube.com/watch?v=S-5kANajpWQ GV hỏi HS toàn lớp:
HS trả lời dưới định hướng của GV. (10’) Thảo luận nhóm: GV chia lớp thành các nhóm từ 3 - 4 HS/ 1 nhóm. Mỗi nhóm sẽ tìm một hoặc một vài giải pháp đơn lẻ đã hoặc đang được làm để:
Tài liệu tham khảo: http://congan.com.vn/tu-thien/thap-sang-niem-tin-trao-anh-sang-cho-nguoi-ngheo_77810.html (Nếu chỉ từ thiện trên quy mô nhỏ thì sẽ không xóa được khoảng cách giàu nghèo trong xã hội)
|
Mảnh ghép a
Theo con, cách nào hiệu quả hơn? Từ đó, suy ngẫm về câu nói: Nên cho người khác cần câu hơn là ném cho họ vài con cá. GV kể câu chuyện về chàng thanh niên và người ăn xin sắp chết đói qua link sau: Tài liệu tham khảo: http://phamngocanh.com/blog/phat-trien-ca-nhan/trao-can-cau-chu-dung-cho-ca/ (5’) GV dẫn: Hiện nay, để cuộc sống trở nên bền vững, thay vì hành động một cách đơn lẻ, nhiều cá nhân đã kết hợp lại với nhau hoặc thông qua các tổ chức để giải quyết những vấn đề cộng đồng. Không chỉ trong làm từ thiện, rất nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống cũng đang chứng minh được rằng để nâng cao chất lượng cuộc sống bền vững thì nên hành động có tổ chức. Hãy làm việc theo nhóm ba người để trả lời hai câu hỏi sau đây:
(15’) HS làm việc theo nhóm theo yêu cầu của GV đưa ra ở trên.
Mảnh ghép b
(5’) GV hỏi HS có biết đến các Hiệp sĩ ở Sài Gòn không?
https://soha.vn/hiep-si-sai-gon.html http://congly.vn/336/vu-cac-hiep-si-bi-dam-chet-o-sai-gon/ Thời gian qua, câu chuyện về hai hiệp sĩ ở Sài Gòn bị kẻ ác đâm tới chết đã làm rúng động dư luận. Mục đích của việc làm “hiệp sĩ là tốt”, nhưng nếu chỉ hành động đơn lẻ, thì có thể gây nguy hiểm cho bản thân và hậu quả lâu dài tới vợ con của mình. (5’) GV giảng: Nhiều người hiện nay vẫn lựa chọn cách để nâng cao chất lượng sống bền vững cho mình và mọi người xung quanh bằng cách đơn lẻ. Tuy nhiên, nếu biết kêu gọi sự hỗ trợ của mọi người xung quanh thì không chỉ cá nhân mình mà ai cũng được hưởng lợi; đặc biệt nếu đó là những vấn đề mang tính chất toàn cầu. GV lấy một vài ví dụ để minh chứng:
https://www.facebook.com/comcothit/ https://anninhthudo.vn/doi-song/quy-tu-thien-com-co-thit-chu-trong-tinh-lan-toa/732019.antd
(5’) HS ghi lại (Bloom 1) được 02 ví dụ minh chứng cho hiệu quả của giải pháp có tính tổ chức và thông qua cộng tác qua ví dụ của GV và qua những trải nghiệm thực tế của bản thân hoặc tham khảo ý kiến của bạn cùng bàn. (10’) GV yêu cầu HS trình bày một vài ví dụ trước lớp và giải thích (Bloom 2) được vì sao phải hành động thông qua cộng tác với ví dụ mà mình vừa tìm. GV chốt: Ví dụ: giúp giải quyết vấn đề triệt để hơn; giúp vấn đề bền vừng; mang lại lợi ích tới nhiều người thay vì chỉ một vài cá nhân… BTVN: Tìm hiểu trên mạng xã hội các tổ chức/ doanh nghiệp PT kinh tế bền vững ở VN và trên thế giới.
|