GCED K9: Tiết 9.5

Từ GCED

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi & Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 9.5 Sản xuất và tiêu thụ thiếu trách nhiệm (thiếu tính bền vững) dẫn đến những hậu quả toàn cầu nào? (tiếp)
Mục tiêu bài học 9.5.1.HS liệt kê hậu quả tác động đến môi trường đến từ các hành vi sản xuất và tiêu thụ thiếu trách nhiệm 9.5.2.HS suy ngẫm được: Con trả lời câu hỏi dẫn dắt như thế nào?
Tiêu chí đánh giá 9.5.1 HS liệt kê được 03 hậu quả môi trường đến từ sản xuất thiếu trách nhiệm 9.5.2. Câu trả lời của HS phản ánh được phần lớn hoặc tất cả những nội dung em đã học xuyên suốt chương/lăng kính.
Tài liệu gợi ý vov.vn/kinh-te/the-gioi-dang-ganh-he-luy-nhung-quyet-dinh-phat-trien-khong-ben-vung-704224.vov

- Hoang mạc hóa, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm nguồn nước và không khí http://www.vusta.vn/vi/news/Thong-tin-Su-kien-Thanh-tuu-KH-CN/San-xuat-thieu-ben-vung-va-nhung-he-luy-voi-moi-truong-28977.html

Video gợi mở: "MAN" - Steven Cutts https://www.youtube.com/watch?v=MTTr7RGH37c

Hình thức suy ngẫm không bắt buộc, có thể chia ra làm nhiều bước nhỏ hơn nếu phù hợp với lớp.
Đánh giá chất lượng suy ngẫm qua khả năng sử dụng những kiến thức, khái niệm đã học trong chương. Khuyến khích học sinh đem vào suy ngẫm hiểu biết hay quan sát của chính bản thân.
Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép a


(5’) Xem đoạn clip và giải thích (Bloom 2) nguyên nhân của câu chuyện trong clip.

https://www.youtube.com/watch?v=tMfvu5pM6Ew

(Clip về chú rùa biển đau đớn khi bị rút ống hút nhựa 12cm ra khỏi mũi)

(5’) Học sinh trả lời các câu hỏi dưới đây. GV gọi HS phát biểu trước lớp:

  1. Đoạn clip nói đến vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa. Em còn biết đến những loại ô nhiễm nào khác nữa?

Hãy liệt kê (Bloom 1) những loại ô nhiễm môi trường này?

  1. Nguyên nhân vì sao lại dẫn đến những loại ô nhiễm môi trường này? Nêu ra (Bloom 1) một vài ví dụ

về các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường?

GV ghi lại những hành vi sản xuất và tiêu thụ thiếu trách nhiệm của các cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ

(làng gốm Bát Tràng), cơ sở sản xuất lớn (Vedan, Formosa…)... lên trên bảng.

(10’) Trò chơi:

  • Giáo viên chia lớp thành 4 đội.
  • Các thành viên trong đội lần lượt chạy lên bảng và ghi lại (Bloom 1) càng nhiều càng tốt những hậu quả

môi trường đến từ sản xuất thiếu trách nhiệm.

  • Gv khen thưởng đội ghi được nhiều nội dung hay và chính xác nhất.
  • GV yêu cầu 1 - 2 HS giải thích (Bloom 2) điều mình vừa ghi lại.

Tài liệu tham khảo:

luy-voi-moi-truong-28977.html

   Mảnh ghép b


(2’)GV dẫn dắt: Trong các bài học trước, chúng ta đã được tìm hiểu về tác hại to lớn của việc sản xuất và tiêu

dùng thiếu trách nhiệm tới con người và xã hội. Ở bài học này, chúng ta tiếp tục nghiên cứu những hậu quả

đối với môi trường khi sản xuất và tiêu dùng “cẩu thả”.

(10’) GV in hoặc chiếu lên slide những hình ảnh gợi ý trong link sau:

https://www.google.com/search/Sa_mạc_hóa (Hoang mạc hóa)

HS trả lời câu hỏi sau đây:

  1. Những hình ảnh này nói về hiện tượng tự nhiên nào?
  2. Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn tới hiện tượng này?
  3. Ai biết sa mạc Sahara? Em có biết Sahara đã từng là một vùng bình nguyên cỏ mọc? Sahara đã bị biến
  4. thành sa mạc với diện tích hoang mạc ngày một tăng lên dưới bàn tay tác động của con người. Diện tích hoang mạc cũng ngày một lớn hơn ở mọi quốc gia. Em hãy dự đoán (Bloom 5) xem nếu tốc độ hoang mạc hóa tiếp tục tăng lên như vậy thì cuộc sống của con người sẽ như thế nào?
  5. Bên cạnh hoang mạc hóa thì còn có hiện tượng băng tan và nước biển dâng lên. Em biết gì về hậu quả và nguyên nhân của những hiện tượng tự nhiên này?

(8’) HS làm việc cá nhân:

  • Lựa chọn một hành vi sản xuất/ tiêu dùng thiếu trách nhiệm ở địa phương em sinh sống và liệt kê (Bloom 1) tối thiểu 3 hậu quả về môi trường đến từ sự thiếu trách nhiệm này.
  • Hãy chia sẻ điều em vừa ghi lại được với một người bạn trong lớp.
   Mảnh ghép a

Dẫn dắt: Trong các tiết vừa qua, con đã được làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm để tìm hiểu về việc Vì sao kinh tế cần được phát triển một cách bền vững hơn.

(5’) Ghi lại những nội dung về kiến thức mà con được học trong 4 tiết học vừa qua liên quan tới chủ đề của khối 9. Chia sẻ với một người bạn về những nội dung con tâm đắc hoặc còn băn khoăn thắc mắc.

(15’) Suy ngẫm:

Với những kiến thức được học, con sẽ trả lời câu hỏi dẫn dắt như thế nào?

Trình bày theo hình thức bất kì (Sơ đồ tư duy, bài viết, câu chuyện…) để trả lời câu hỏi này.

(5’) GV gọi 1 - 2 HS chia sẻ cách trả lời câu hỏi của bản thân trước lớp.

GV phân tích và rút kinh nghiệm cho các học sinh khác.

   Mảnh ghép b

GV phát cho mỗi HS trong lớp một tờ giấy A3.

(15’) GV yêu cầu HS suy ngẫm và trả lời 2 yêu cầu sau: Mỗi yêu cầu ghi lại vào 1 mặt của tờ giấy A3:

  • Yêu cầu 1: Con đã được học những kiến thức và kỹ năng nào trong lăng kính 1?
  • Yêu cầu 2: Con trả lời câu hỏi dẫn dắt của lăng kính 1 như thế nào?
  • HS dán tờ giấy A3 của mình xung quanh lớp.

(10’) Lớp học được thiết kế dưới dạng phòng tranh trưng bày. Các HS đi lại xung quanh lớp để tham khảo cách trả lời câu hỏi của bạn, hỏi lại những nội dung còn băn khoăn và học tập kinh nghiệm của bạn mình.