Giới thiệu về Thư viện tài nguyên & Mảnh ghép
Thư viện Tài nguyên là nơi lưu trữ tất cả hoạt động và tài liệu mà Ban Biên soạn Chương trình cho rằng thích hợp để triển khai trong môn GCED. Giáo viên sẽ sử dụng các Thư viện để lựa chọn phương án giảng dạy phù hợp nhất với học sinh và sở trường của bản thân.
Qua những gợi ý trong Thư viện, giáo viên cũng có thể có được một cái nhìn đa chiều hơn về những khái niệm được đề cập tới trong nội dung giảng dạy.
Tuy nhiên, giáo viên phải lưu ý rằng: Không có một giải pháp nào có thể phù hợp với mọi trường hợp. Do đó, giáo viên chỉ nên sử dụng các Thư viện để tham khảo (thay vì coi nội dung này là bắt buộc phải sử dụng). Hoạt động và nội dung thực tế triển khai trên lớp vẫn là trách nhiệm của giáo viên, vẫn phải bắt đầu từ Khung Chương trình. |
Tất cả Thư viện Tài nguyên (được sắp xếp theo từng khối học) đều có thể được tìm thấy trong trang Nội dung học tập
Cấu trúc chung của thư viện
Có 2 cấu trúc chính của mỗi trang trong thư viện thầy/cô nên chú ý:
- Mục tiêu: Phần này miêu tả mục tiêu và tiêu chí đánh giá. Mỗi mục tiêu sẽ có nhiều “mảnh ghép” tương ứng mà có thể thỏa mãn được yêu cầu của mục tiêu này. Phần này không điều chỉnh được. Ví dụ:
Mục tiêu 1.1.1 (header 3)
(thời lượng) Tiêu chí đánh giá: Làm sao thầy/cô biết được học sinh của mình đã đạt được mục tiêu đã nêu? Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 |
- “Mảnh ghép”:Đây là một lựa chọn hoặc một cách tiếp cận mục tiêu đã được xây dựng. Thầy/cô có thể sử dụng và điều chỉnh theo ý muốn (đừng edit file gốc!). Ví dụ:
1.1.1.a/b/c (header 4) | (1’) HS nêu ra (Bloom 1) cái này, cái kia, cái nọ.
Video (0:00-1:30), tài liệu đọc. (4’) HS giải thích và tóm tắt (Bloom 2).
(5’) HS giải quyết (Bloom 3) case study.
|
Hướng dẫn sử dụng Thư viện tài nguyên
Mỗi khối đều có file thư viện bao gồm các “mảnh ghép”hoạt động và tài nguyên của Chương trình. Các thầy/cô sẽ sử dụng thư viện này để hoàn thiện giáo án GCED. Các bước như sau
|
Nhiệm vụ: Lựa chọn và sử dụng “mảnh ghép”
Các mảnh ghép được xây dựng nhằm cho giáo viên nhiều lựa chọn trong cách tiếp cận các mục tiêu, các chủ đề. Việc có thể nhìn một vấn đề từ nhiều phương diệncho phép người giáo viên có một cái nhìn tổng thể hơn về ý nghĩa của những khái niệm được dạy cũng như mong muốn đầu ra.
Các mảnh ghép đề cao tính linh hoạt, có nhiều cách kết hợp (1.a + 2.a; 1.b + 2.a; 1.a + 2.b; 1.b + 2.b) tùy theo độ thích hợp với mỗi giáo viên, mỗi lớp.
Thầy/cô có thể thiết kế “mảnh ghép của riêng mình, miễn sao (1) đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu & sản xuất được đúng tiêu chí đánh giá được đặt ra, (2) hợp với khung thời gian được định sẵn bởi mục tiêu và (3) CBQL của thầy/cô chấp thuận. |
Làm sao để lựa chọn mảnh ghép?
Khi lựa chọn mảnh ghép (hoặc tự xây dựng mảnh ghép của riêng mình), đi theo flowchart dưới để đưa ra quyết định (theo thứ tự; nếu gặp phải câu “không” thì bắt đầu lại từ đầu):
- Cách tiếp cận nào sẽ hợp nhất cho học sinh của mình để đạt được mục tiêu học tập?
- Học sinh của mình có theo kịp cách tiếp cận này không?
- Bản thân thầy/cô có cảm thấy tự tin với cách tiếp cận này không?
- Cách tiếp cận này có khả thi với nhân lực/cơ sở vật chất mình đang có hay không?
- CBQL của thầy/cô có chấp thuận cách tiếp cận này hay không?
Nhiệm vụ: Lắp mảnh ghép vào giáo án
Sản phẩm bàn giao của GCED không bao gồm giáo án hoàn thiện như những môn học mới khác vì Nhà trường đã trải qua một năm kinh nghiệm, không nên phụ thuộc vào việc có sẵn giáo án. Thay vào đó, giáo viên sẽ tự mình “lắp ghép" thành giáo án hoàn thiện từ hiểu biết của chính mình về định hướng của Khung Chương trình cũng như những thông tin cho sẵn.
Lưu ý: Thư viện Tài nguyên chỉ mang tính chất tham khảo. Giáo viên vẫn phải có khả năng tự xây dựng giáo án dựa trên Khung Chương trình.
Mục tiêu của cách tiếp cận này là để giáo viên làm chủ giáo án của mình, thấu hiểu rằng giảng dạy nên bắt đầu từ mục tiêu và nắm rõ cách đạt mục tiêu đó, thay vì bị chi phối bởi giáo án làm sẵn. Như vậy HS mới có được trải nghiệm học tập tốt nhất, thầy cô chắc chắn cũng sẽ thấy được sự phát triển trong khả năng giảng dạy của bản thân.
Team xây dựng chương trình sẽ tổ chức đào tạo để trang bị cho thầy/cô những kiến thức cơ bản nhất về GCED, tuy nhiên nếu vẫn cảm thấy chưa rõ, thầy/cô cần chủ động:
|
3 công cụ chính được dùng khi lắp ghép giáo án:
Để lắp ghép giáo án, giáo viên đi theo các bước sau:
|
Nhiệm vụ: Hoàn chỉnh giáo án
Tuy nhiên, công việc của giáo viên không dừng lại ở việc “lắp ghép” nội dung cho sẵn một cách thụ động. Sau khi đã ghép thông tin có sẵn vào template, giáo viên cần phải phải thực hiện những công việc như sau để có giáo án hoàn thiện:
Xây dựng các hoạt động bổ trợ | Sau khi xác định được mục tiêu và hoạt động chính, giáo viên xây dựng các hoạt động bổ trợ tùy theo độ phù hợp và nội dung các mảnh ghép đã lựa chọn. Các ví dụ tiêu biểu là:
|
Đảm bảo thời gian dạy hợp lý | Dù các “mảnh ghép” hoạt động có gợi ý cho từng hoạt động, từng bước, giáo viên vẫn phải chủ động điều chỉnh khung thời gian cho các hoạt động để đảm bảo thích hợp nhất cho đặc thù của lớp mình. |
Chuẩn bị tài liệu | Tài liệu có sẵn không phải khi nào cũng thích hợp với tất cả các lớp, tất cả giáo viên, tất cả trường hợp, vì thế giáo viên phải phối hợp sớm với BGH để bổ sung/ Việt hóa tài liệu thích hợp nhất với những học sinh của mình. |
Thiết kế mảnh ghép hoạt động riêng | Ngoài ra, giáo viên có quyền (và nên nếu không có phương án tối ưu) thiết kế lại hoàn toàn một mảnh ghép của riêng mình,miễn sao:
|
Thiết kế, điều chỉnh cách dạy dựa trên Đánh giá Quá trình | Trên hết, giáo viên cần theo dõi hành trình học tập của từng học sinh và điều chỉnh để việc dạy & học phục vụ các con tốt nhất có thể. |
Nhiệm vụ: Đảm bảo sự xuyên suốt của các hoạt động
Trong tất cả giáo án, sự xuyên suốt của các hoạt động trong tiết và giữa các tiết khác nhau là điều đương nhiên cần phải đảm bảo. Vì thiết kế của các “mảnh ghép” hiện tại đang đề cao nhất tính linh hoạt và khả năng lựa chọn của giáo viên, chỉ đơn thuần ghép các mảnh vào template không có nghĩa là giáo án đó sẽ có một mạch xuyên suốt.
Do đó, tác giả Chương trình xin đề xuất cho các thầy/cô dạy GCED những phương pháp tiếp cận tốt nhất mà giáo viên có thể làm để đảm bảo cho học sinh một mạch học suôn sẻ, có tính liên kết:
- Trước khi bắt đầu khoá, thầy/cô đã phải nắm mạch nội dung hoàn toàn và lên được những kế hoạch giảng dạy sơ khai cho ít nhất cả học kỳ (tương tự như một kế hoạch hành động).
- Xây dựng giáo án trước ngày dạy ít nhất 1 tháng để còn thời gian xây dựng các mối liên kết các hoạt động hiện tại với nhau.
- Sau khi đã ghép, chủ động điều chỉnh các giáo án đã có để tạo ra mạch liên kết với các hoạt động hay học liệu đã sử dụng.