Ma trận GCED - Đánh giá theo chuẩn đầu ra

Từ GCED

🔎 Xem thêm: Phân chia khối lớp để hiểu thêm về cách các lớp được chia ra thành nhóm khối lớp trong GCED, và đó có ý nghĩa gì với học tập của học sinh

🔎 Xem thêm: Phát triển kỹ năng của học sinh để xem thêm miêu tả về trách nhiệm của GV

🔎 Xem thêm: Hướng dẫn Đánh giá Quá trình để hiểu thêm về phương thức Đánh giá Quá trình và có được gợi ý phương án phân hóa cho học sinh vượt trội

Nhằm định hướng cho tất cả những nội dung trong môn học GCED, một Ma trận Chuẩn đầu ra đã được xây dựng, bao gồm những mong đợi, chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng, thái độ đối với HS sau khi hoàn thành chương trình học GCED của mỗi khối lớp.

Ma trận Chuẩn đầu ra của môn GCED có các cấu phần sau:

I. Giới thiệu & hướng dẫn Ma trận
II. Chuẩn đầu ra cho các tiết Khám phá Chủ đề (#1-21) Đây là những kiến thức nền tảng mà Chương trình mong đợi có thể trao được cho mỗi HS về Chủ đề Trọng tâm trước khi yêu cầu các con triển khai nghiên cứu.
III. Chuẩn đầu ra cho các tiết Truy vấn và Định hướng (#22-31) & Hành động (#38-72) Đây là những gì Chương trình mong đợi HS ở lứa tuổi của con có thể làm được khi tự nghiên cứu cá nhân, áp dụng kiến thức để lên đề án, lên kế hoạch triển khai và suy ngẫm dự án.
IV. Các kỹ năng & thái độ của 5 Lăng kính Đây là các kỹ năng & thái độ của một Công dân Toàn cầu, được áp dụng xuyên suốt năm học ở tất cả cấu phần. Yêu cầu đầu ra đi lên dần qua các lứa tuổi.

GV có trách nhiệm chủ động áp dụng và rèn luyện trong suốt năm học, ngay cả khi chương không yêu cầu cụ thể vì các Lăng kính là hành trang không thể thiết của một Công dân Toàn cầu.

Chuẩn đầu ra kiến thức được xây dựng riêng cho từng khối lớp (vì mỗi lớp đều có nội dung riêng), Trong khi đó chuẩn đầu ra cho Cấu phần Hành động kỹ năng và thái độ sẽ chỉ phân hoá theo nhóm khối lớp (vì các kỹ năng và thái độ xuyên suốt cần có nhiều năm để phát triển).

Kỹ năng và thái độ - phải làm gì?

Khung Chương trình và Thư viện tài nguyên chỉ ra rất chi tiết cách phát triển và đạt được các chuẩn đầu ra kiến thức, tuy nhiên chuẩn đầu ra kỹ năng và thái độ không được thể hiện một cách tường minh như vậy vì đặc thù của giáo dục kỹ năng và thái độ rất tùy thuộc vào giáo viên và học sinh. Do đó GV GCED có trách nhiệm chủ động xác định và giải trình: thời điểm nào trong giáo trình nào rèn luyện kỹ năng nào từ Ma trận? Củng cố thái độ nào từ Ma trận? Thực hiện như thế nào? GV cũng có trách nhiệm đánh giá [quá trình] mức độ đạt chuẩn của kỹ năng và thái độ HS thể hiện.

Lưu ý về cách giải nghĩa Ma trận

Ngôn ngữ trong Ma trận GCED ngắn gọn và có thể linh hoạt theo cách hiểu của mỗi người. Do đó, GV và người đánh giá nên tự tin vào cách hiểu của bản thân, nhưng đồng thời cũng phải cởi mở và tôn trọng đối với cách hiểu của đồng nghiệp - vì đó là bản chất của giáo dục. Việc làm việc chung và cùng đồng thuận là đương nhiên.

Làm gì khi học sinh vượt xa mong đợi?

GV cần lưu ý rằng, những yêu cầu trong Ma trận là những yêu cầu tối thiểu, nếu đã HS có khả năng hoàn thành các chuẩn đầu ra đó trong khoảng thời gian ngắn hơn dự kiến của chương trình, GV có trách nhiệm thúc đẩy HS đi xa hơn vậy bằng cách đưa ra những mục tiêu học tập khác nâng cao, thử thách hơn phù hợp với khả năng của các em.

Giao thoa giữa các rubric và Ma trận

Một thắc mắc thường gặp là, “Nếu đã có rubric thì việc gì cần có Ma trận đầu ra?”. Câu trả lời như sau:

  • Rubric giúp người đánh giá định hướng được khía cạnh nào nên được chú ý khi đánh giá. Vì đây chỉ là định hướng chung cho các nhóm khối lớp, ngôn ngữ của rubric sẽ luôn chung chung.
  • Ma trận tả rõ những đầu ra mong đợi cho học sinh, đi cụ thể được vào nội dung học của các khối. Tuy nhiên, những chuẩn đầu ra này chưa được sắp đặt một cách hệ thống như rubric,

Vậy nên người đánh giá phải sử dụng Ma trận song song với rubric để bổ sung, cụ thể hoá các tiêu chí của rubric khi GV thấy cần thiết, đồng thời hệ thống hóa mong đợi về năng lực của học sinh.