Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tổng quan môn học”
Không có tóm lược sửa đổi |
|||
(Không hiển thị 40 phiên bản của 2 người dùng ở giữa) | |||
Dòng 1: | Dòng 1: | ||
Môn học '''Công dân Toàn cầu - Global Citizenship Education (GCED)''' là một | Môn học '''Công dân Toàn cầu - Global Citizenship Education (GCED)''' là một chương trình được triển khai tại Hệ thống giáo dục Vinschool. Môn học hướng tới việc trang bị cho người học những '''kiến thức, kỹ năng và phẩm chất''' để trở thành một Công dân Toàn cầu trong thời đại mới hướng tới xây dựng 1 thế giới tốt đẹp, công bằng và an bình hơn. Ngoài ra, GCED còn là công cụ đắc lực trong công cuộc nâng tầm cho giáo viên và hệ thống quản lý giáo dục tại Vinschool với mục đích cải tổ giáo dục theo hướng quốc tế. | ||
Môn GCED được [[ | Môn GCED được triển khai từ khối 1 tới khối 12 ([[Nội dung học tập#C.E1.BA.A5u tr.C3.BAc.2FPh.C3.A2n ph.E1.BB.91i Ch.C6.B0.C6.A1ng tr.C3.ACnh|bao gồm 72 tiết]]), được xây dựng dựa trên những [[Nguyên tắc xây dựng chương trình|nguyên lý giáo dục quốc tế]] bởi các chuyên gia trong chính Hệ thống Vinschool, đảm bảo rằng những nguyên lý này được chuyển thể về Nhà trường một cách thiết thực nhất. Trong một khóa GCED, HS sẽ được học về các [[Các Chủ đề trọng tâm|Chủ đề trọng tâm]], hay các vấn đề toàn cầu đang được toàn thế giới quan tâm trong Thế kỷ 21. HS sẽ khám phá những vấn đề này qua cách sử dụng những hành trang của một Công dân Toàn cầu, còn gọi là các [[Các Lăng kính|Lăng kính]]. | ||
Phương thức xây dựng chương trình GCED được [[ | Phương thức xây dựng chương trình GCED được [[Hướng dẫn xây dựng Chương trình|ghi lại]] một cách chi tiết, làm cho việc [[Hướng dẫn triển khai & phát triển#Cải thiện & Nâng tầm Chương trình|chỉnh sửa và cải thiện]] dễ hơn. Ngoài ra, quá trình và phương thức này có thể được sử dụng để xây dựng những chương trình giáo dục khác tại Vinschool. | ||
Tham khảo [[Hướng dẫn triển khai & phát triển|Hướng dẫn triển khai]] để hiểu cách vận hành của Chương trình GCED. Hướng dẫn được phân theo đối tượng đọc, và mỗi đối tượng sẽ có hướng dẫn riêng. | Tham khảo [[Hướng dẫn triển khai & phát triển|Hướng dẫn triển khai]] để hiểu cách vận hành của Chương trình GCED. Hướng dẫn được phân theo đối tượng đọc, và mỗi đối tượng sẽ có hướng dẫn riêng. | ||
== | ==Công dân toàn cầu và GCED== | ||
[[Tập tin:15.png|nhỏ|UNESCO]] | [[Tập tin:15.png|nhỏ|UNESCO]] | ||
Khái niệm về Công dân toàn cầu mà Vinschool đang hướng tới được xây dựng dựa trên yếu tố "tư duy Công dân Toàn cầu" của CIS và mô hình Giáo dục Công dân toàn cầu (Global Citizenship Education) của 2 tổ chức, '''Oxfam''' <ref>Oxfam, [https://oxfamilibrary.openrepository.com/bitstream/handle/10546/620105/edu-global-citizenship-schools-guide-091115-en.pdf?sequence=11&isAllowed=y Education for Global Citizenship: A guide for schools]</ref> và '''UNESCO'''<ref>United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization (UNESCO), [https://unesdoc.unesco.org/ark:/48223/pf0000232993 Global citizenship education: topics and learning objectives]</ref>. | |||
====Khái niệm Công dân Toàn cầu==== | |||
Định nghĩa khái quát nhất của một công dân toàn cầu là những người: | |||
*Biết tôn trọng giá trị của sự công bằng, bình đẳng, đa dạng; | |||
*Nhận thức được các vấn đề mang tính toàn cầu và vai trò của bản thân và mọi người trong việc giải quyết những vấn đề đó; | |||
*Có thể hành động hướng tới đem lại giá trị cho cộng đồng nhằm tạo nên những thay đổi tích cực bền vững để xây dựng 1 thế giới tốt đẹp hơn | |||
Oxfam và UNESCO đều đề xuất rằng một chương trình Giáo dục Công dân toàn cầu không chỉ cung cấp cho học sinh những hiểu biết cần thiết về các vấn đề toàn cầu mà còn tạo cơ hội cho học sinh phát triển những kỹ năng để trở thành một nhân tố đem đến thay đổi cho xã hội cũng như khả năng suy ngẫm về vai trò này của mình. | |||
Để làm được điều này, Oxfam và UNESCO đã phát triển chương trình giáo dục với 3 yếu tố trọng tâm: Hiểu biết, Kỹ năng và Phẩm chất cần thiết cho một Công dân Toàn cầu. Những yếu tố này được phân hóa đầu ra cho từng nhóm khối lớp nhằm tạo ra trình tự xuyên suốt. Đây là nền tảng cho hệ thống Chuẩn đầu ra về năng lực cho của chương trình GCED. | |||
<p style="margin-left:2%; margin-right:10%;"> 🔎 ''Xem thêm: [[Hệ thống mục tiêu học tập|Hệ thống mục tiêu học tập của GCED]]'' </p> | |||
= | [[Tập tin:16.png|nhỏ|Oxfam]] | ||
Để cung cấp cho học sinh hiểu biết về những vấn đề quan trọng và cấp thiết với thế giới hiện tại, GCED sử dụng Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc <ref name="UN">United Nations (UN), ''[https://sdgs.un.org/goals Sustainable Development Goals]''</ref> làm nội dung giảng dạy và nghiên cứu chính (phân chủ đề tương ứng với các [[Các Chủ đề trọng tâm|Chủ đề trọng tâm]]). Các mục tiêu phát triển bền vững đề cập đến những thách thức toàn cầu mà nhân loại đang phải đối mặt, bao gồm những vấn đề liên quan đến nghèo đói, bất bình đẳng, khí hậu, suy thoái môi trường, thịnh vượng, và hòa bình và công lý. Tất cả bên liên quan đều có trách nhiệm tham gia vào quá trình thực hiện và hoàn thành các mục tiêu này. | |||
Hình thức học qua phục vụ (service-learning) là một trong những mô hình giảng dạy chính của môn học, được phát triển dựa trên chương trình Học qua phục vụ của Trung tâm Kết nối cộng đồng (Center for Community Engagement)<ref name="CCE">Center of Community Engagement, [http://web.csulb.edu/divisions/aa/personnel/cce/faculty/documents/ResourceGuideforFaculty0706_000.pdf ''Service Learning Curriculum Development Resource Guide for Faculty'']</ref> ở Long Beach, California, Mỹ. Theo chương trình này, để triển khai chương trình học thông qua phục vụ thành công cần phải đảm bảo 3 yếu tố: hành động phục vụ có ý nghĩa và thích hợp; nâng cao hiểu biết học thuật và có định hướng rõ ràng cho việc xây dựng hiểu biết, kỹ năng và thái độ của một công dân có trách nhiệm. Thông qua các hoạt động phục vụ có ý nghĩa và thích hợp và suy ngẫm về vai trò của bản thân đối với cộng đồng và xã hội, học sinh sẽ có nhận thức sâu sắc để phát triển hiểu biết của bản thân về những nội dung đã được giảng dạy và tìm hiểu trên lớp.<p style="margin-left:2%; margin-right:10%;"> 🔎 ''Xem thêm: [[Nội dung học tập|Nội dung học tập của GCED]]'' </p> | |||
==Giá trị của GCED với người học và thế giới== | |||
Các môn học truyền thống vốn chỉ tập trung vào việc giảng dạy kiến thức mà chưa thật sự chú trọng vào yếu tố liên hệ giữa việc học tập trên lớp và đời sống thực tế. Do đó, học sinh ít có cơ hội được phát triển các kỹ năng cần thiết để thành công và khó nhận ra được ý nghĩa của việc học tập. | |||
Trong GCED, học sinh sẽ nghiên cứu về những vấn đề đang xảy ra trên thế giới, đồng thời triển khai các dự án phục vụ cộng đồng. Đây là cơ hội để học sinh có được kiến thức và trải nghiệm thực tế, giúp củng cố kiến thức học, đồng thời thu hẹp khoảng cách giữa việc học trên lớp và đời sống thực tế. | |||
Là một công dân toàn cầu, học sinh sẽ đóng vai trò những người tiên phong trẻ tuổi của Việt Nam, hoàn toàn đủ khả năng sánh vai với mọi người trong thế giới toàn cầu hóa. Để trở thành một con người, một công dân toàn diện trong thời đại phát triển hiện nay thì cần trang bị cho mình không chỉ các kiến thức mang tính lý thuyết, trừu tượng mà còn phải kết hợp cả những kiến thức xã hội. Thông qua việc tìm hiểu và nghiên cứu về các vấn đề mang tính toàn cầu, các em sẽ được rèn luyện thái độ, hiểu biết & kỹ năng để mang lại thay đổi có ý nghĩa ở địa phương mình đồng thời song hành với sự phát triển của thế giới. Việc '''“Suy nghĩ toàn cầu, hành động địa phương”''' như vậy sẽ tạo ra những thay đổi tích cực, bền vững cho tất cả mọi người. | |||
Từ những đóng góp ý nghĩa với cộng đồng, học sinh sẽ có được những trải nghiệm để suy ngẫm về những gì mình đã làm, sau đó sử dụng kinh nghiệm và dữ liệu thực tiễn để củng cố và làm sâu thêm kiến thức học của mình. | |||
==Giá trị của GCED với hệ thống Vinschool== | |||
Đối với Vinschool, GCED không chỉ có sứ mệnh giúp học sinh trở thành Công dân Toàn cầu, mà còn là công cụ đắc lực trong công cuộc nâng tầm cho giáo viên và hệ thống quản lý giáo dục tại Vinschool với mục đích cải tổ giáo dục. | |||
Khi triển khai thành công GCED, những [[Nguyên tắc xây dựng chương trình|nguyên lý giáo dục]] của Chương trình có thể được nhân rộng cho tất cả khía cạnh khác của Chương trình học Vinschool, giúp Nhà trường hiện thực hóa khát vọng “hệ thống giáo dục Việt Nam mang đẳng cấp quốc tế”<ref>Website Hệ thống Giáo dục Vinschool, [https://vinschool.edu.vn/ vinschool.edu.vn]</ref>. | |||
====Môi trường giáo dục lý tưởng==== | |||
Bởi tư duy Công Toàn cầu là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với người học trong thời đại mới, do đó các tổ chức giáo dục uy tín trên khắp thế giới đã và đang nhấn mạnh vào việc đưa giáo dục Công dân Toàn cầu vào chương trình học cho học sinh. Là thành viên chính thức của CIS, một tổ chức kiểm định giáo dục quốc tế uy tín hàng đầu thế giới, Vinschool cũng đang cam kết tạo ra một môi trường giáo dục lý tưởng cho việc đào tạo công dân toàn cầu. Đây là 1 trong 6 Quy tắc đạo đức của CIS mà Vinschool và các trường thành viên cần tuân theo. Việc tuân theo Quy tắc đạo đức này sẽ đảm bảo HS có nhiều cơ hội phát triển bản thân, đồng thời cũng đáp ứng được những yêu cầu, thách thức mà thế giới đang đặt ra cho thế hệ trẻ. | |||
====Giáo viên mang tầm quốc tế==== | ====Giáo viên mang tầm quốc tế==== | ||
Với việc hướng đến thay đổi mô hình giáo dục sang | Với việc hướng đến thay đổi mô hình giáo dục sang “lấy người học làm trọng tâm” (student-centered learning - SCL), Ban Biên soạn Chương trình tin rằng một giáo viên mang tầm quốc tế (SCL) là những giáo viên nắm rõ được sự thay đổi trong mục tiêu giáo dục rằng học sinh không chỉ cần học tốt, học thuộc kiến thức mà còn cần được trang bị những kĩ năng và phẩm chất của thế kỉ 21. | ||
Ban Biên soạn hiểu rằng, để đạt được mục tiêu này, học sinh cần được tạo cơ hội làm chủ với lớp học và việc học của mình, hay nói cách khác là học sinh trở thành trọng tâm của lớp học. Điều này đòi hỏi sự thay đổi trong vai trò giảng dạy của giáo viên, từ người truyền kiến thức sang người hướng dẫn cũng như sự thay đổi trong mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh, từ mối quan hệ một chiều, giáo viên nói học sinh nghe sang mối quan hệ song phương, đề cao tôn trọng và hợp tác giữa giáo viên và học sinh. Giáo viên của SCL nhận thức được và hiện thực hóa những thay đổi này trong lớp học của mình thông qua các hình thức giảng dạy tạo điều kiện cho học sinh có thể đưa ra ý kiến cá nhân như học tập thông qua truy vấn, thông qua dự án, thông qua phục vụ và các hình thức và nội dung đánh giá mang tính kiểm chứng năng lực (kiến thức - kĩ năng - phẩm chất), giúp học sinh tự định hướng và tự chủ trong việc học của mình. | |||
Do đó, mong đợi của GCED là trở thành nơi GV có thể tập trung vào việc phát triển kỹ năng sư phạm, không còn quá lo lắng về các kiến thức học thuật như các môn học truyền thống (vì chất lượng của nội dung học rất phụ thuộc vào kỹ năng của người GV). GCED sẽ hiện thực hóa mong muốn đó thông qua 2 việc: | Do đó, mong đợi của GCED là trở thành nơi GV có thể tập trung vào việc phát triển kỹ năng sư phạm, không còn quá lo lắng về các kiến thức học thuật như các môn học truyền thống (vì chất lượng của nội dung học rất phụ thuộc vào kỹ năng của người GV). GCED sẽ hiện thực hóa mong muốn đó thông qua 2 việc: | ||
Dòng 50: | Dòng 52: | ||
====Quản lý đúng trọng tâm==== | ====Quản lý đúng trọng tâm==== | ||
<p style="margin-left:2%; margin-right:10%;"> 🔎 ''Xem thêm: [[Hướng dẫn Cán bộ Quản lý cơ sở|Hướng dẫn quản lý Ban Giám hiệu]]'' </p> | <p style="margin-left:2%; margin-right:10%;"> 🔎 ''Xem thêm: [[Hướng dẫn Cán bộ Quản lý cơ sở|Hướng dẫn quản lý (cho Ban Giám hiệu)]]'' </p> | ||
Một khi | Một khi GV đã làm chủ được quá trình giảng dạy của mình, công việc quản lý & vận hành chương trình của đội ngũ Ban Giám hiệu (BGH) sẽ được thay đổi theo chiều hướng tập trung hơn vào việc cải thiện dạy & học cũng như hỗ trợ HS đạt được mục tiêu đầu ra của Chương trình - đúng với tinh thần “lấy HS làm trọng tâm” của quá trình cải tổ. | ||
Đồng thời, Ban Giám hiệu được trao quyền rất nhiều trong việc triển khai GCED tại cơ sở, đảm bảo rằng những quyết định đó là phù hợp nhất cho cơ sở, GV và HS của mình. Nhờ vậy, đội ngũ Ban Giám hiệu sẽ không còn phụ thuộc vào Phòng Chương trình (PCT) GCED để triển khai chương trình, giảm thiểu sự chênh lệch giữa ý kiến của PCT với nhu cầu/tình hình thực tế tại cơ sở, có nhiều sự chủ động và sáng tạo trong các phương pháp triển khai, mở rộng khả năng thích ứng của Nhà trường với những thay đổi không ngừng trong giáo dục và xã hội. | Đồng thời, Ban Giám hiệu được trao quyền rất nhiều trong việc triển khai GCED tại cơ sở, đảm bảo rằng những quyết định đó là phù hợp nhất cho cơ sở, GV và HS của mình. Nhờ vậy, đội ngũ Ban Giám hiệu sẽ không còn phụ thuộc vào Phòng Chương trình (PCT) GCED để triển khai chương trình, giảm thiểu sự chênh lệch giữa ý kiến của PCT với nhu cầu/tình hình thực tế tại cơ sở, có nhiều sự chủ động và sáng tạo trong các phương pháp triển khai, mở rộng khả năng thích ứng của Nhà trường với những thay đổi không ngừng trong giáo dục và xã hội. | ||
Vì được trao quyền, Ban Giám hiệu sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý & triển khai chương trình. Ban Giám hiệu cần nắm rõ mục tiêu giáo dục và có khả năng đánh giá mức độ thành công dựa trên trọng tâm chuyên môn, sứ mệnh và tầm nhìn ban đầu của GCED thay vi chỉ tập trung vào những chỉ tiêu nhỏ lẻ, không thể hiện được tầm nhìn của môn học. | Vì được trao quyền, Ban Giám hiệu sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý & triển khai chương trình. Ban Giám hiệu cần nắm rõ mục tiêu giáo dục và có khả năng đánh giá mức độ thành công dựa trên trọng tâm chuyên môn, sứ mệnh và tầm nhìn ban đầu của GCED thay vi chỉ tập trung vào những chỉ tiêu nhỏ lẻ, không thể hiện được tầm nhìn của môn học. | ||
==Mục đích môn học GCED== | |||
Để tóm lại, toàn bộ mục đích môn học của GCED có thể được khái quát hóa như sau: | |||
*HS hiểu về những vấn đề nghiêm trọng đang xảy ra trên toàn thế giới, từ đó hình thành quan điểm riêng & ý thức về vai trò của mình với tư cách là một Công dân Toàn cầu; | |||
*HS nhận thức được bản chất luôn thay đổi của những vấn đề toàn cầu. Từ đó, HS xây dựng khả năng phân tích, xử lý những thông tin lạ, mơ hồ trên thế giới, dựa trên cơ sở lý thuyết rõ ràng & 5 Lăng kính của một Công dân Toàn cầu (Tư duy Toàn cầu, Tư duy Hệ thống, Tư duy Phản biện, Đổi mới & Sáng tạo và Cộng tác); | |||
*HS xây dựng được sự tò mò, phát triển khả năng nghiên cứu để tiếp cận những vấn đề em quan tâm trên thế giới & tại nơi mình sinh sống; | |||
*HS có thể áp dụng kiến thức đã học và phát triển những kỹ năng hành động cần thiết để tạo ra giá trị ý nghĩa cho cộng đồng, bước đầu kiến tạo nên một tương lai tốt đẹp hơn cho xã hội & thế giới; | |||
*HS biết suy ngẫm, rút kinh nghiệm và tự cải thiện. Có khả năng tự chủ với quá trình phát triển của bản thân, hướng tới việc rèn luyện khả năng kiến tạo. | |||
==Nguồn tham khảo== | ==Nguồn tham khảo== | ||
<references | <references /> | ||
[[Thể loại:GCED]] | [[Thể loại:GCED]] |
Bản mới nhất lúc 04:32, ngày 16 tháng 7 năm 2024
Môn học Công dân Toàn cầu - Global Citizenship Education (GCED) là một chương trình được triển khai tại Hệ thống giáo dục Vinschool. Môn học hướng tới việc trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng và phẩm chất để trở thành một Công dân Toàn cầu trong thời đại mới hướng tới xây dựng 1 thế giới tốt đẹp, công bằng và an bình hơn. Ngoài ra, GCED còn là công cụ đắc lực trong công cuộc nâng tầm cho giáo viên và hệ thống quản lý giáo dục tại Vinschool với mục đích cải tổ giáo dục theo hướng quốc tế.
Môn GCED được triển khai từ khối 1 tới khối 12 (bao gồm 72 tiết), được xây dựng dựa trên những nguyên lý giáo dục quốc tế bởi các chuyên gia trong chính Hệ thống Vinschool, đảm bảo rằng những nguyên lý này được chuyển thể về Nhà trường một cách thiết thực nhất. Trong một khóa GCED, HS sẽ được học về các Chủ đề trọng tâm, hay các vấn đề toàn cầu đang được toàn thế giới quan tâm trong Thế kỷ 21. HS sẽ khám phá những vấn đề này qua cách sử dụng những hành trang của một Công dân Toàn cầu, còn gọi là các Lăng kính.
Phương thức xây dựng chương trình GCED được ghi lại một cách chi tiết, làm cho việc chỉnh sửa và cải thiện dễ hơn. Ngoài ra, quá trình và phương thức này có thể được sử dụng để xây dựng những chương trình giáo dục khác tại Vinschool.
Tham khảo Hướng dẫn triển khai để hiểu cách vận hành của Chương trình GCED. Hướng dẫn được phân theo đối tượng đọc, và mỗi đối tượng sẽ có hướng dẫn riêng.
Công dân toàn cầu và GCED
Khái niệm về Công dân toàn cầu mà Vinschool đang hướng tới được xây dựng dựa trên yếu tố "tư duy Công dân Toàn cầu" của CIS và mô hình Giáo dục Công dân toàn cầu (Global Citizenship Education) của 2 tổ chức, Oxfam [1] và UNESCO[2].
Khái niệm Công dân Toàn cầu
Định nghĩa khái quát nhất của một công dân toàn cầu là những người:
- Biết tôn trọng giá trị của sự công bằng, bình đẳng, đa dạng;
- Nhận thức được các vấn đề mang tính toàn cầu và vai trò của bản thân và mọi người trong việc giải quyết những vấn đề đó;
- Có thể hành động hướng tới đem lại giá trị cho cộng đồng nhằm tạo nên những thay đổi tích cực bền vững để xây dựng 1 thế giới tốt đẹp hơn
Oxfam và UNESCO đều đề xuất rằng một chương trình Giáo dục Công dân toàn cầu không chỉ cung cấp cho học sinh những hiểu biết cần thiết về các vấn đề toàn cầu mà còn tạo cơ hội cho học sinh phát triển những kỹ năng để trở thành một nhân tố đem đến thay đổi cho xã hội cũng như khả năng suy ngẫm về vai trò này của mình.
Để làm được điều này, Oxfam và UNESCO đã phát triển chương trình giáo dục với 3 yếu tố trọng tâm: Hiểu biết, Kỹ năng và Phẩm chất cần thiết cho một Công dân Toàn cầu. Những yếu tố này được phân hóa đầu ra cho từng nhóm khối lớp nhằm tạo ra trình tự xuyên suốt. Đây là nền tảng cho hệ thống Chuẩn đầu ra về năng lực cho của chương trình GCED.
🔎 Xem thêm: Hệ thống mục tiêu học tập của GCED
Để cung cấp cho học sinh hiểu biết về những vấn đề quan trọng và cấp thiết với thế giới hiện tại, GCED sử dụng Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc [3] làm nội dung giảng dạy và nghiên cứu chính (phân chủ đề tương ứng với các Chủ đề trọng tâm). Các mục tiêu phát triển bền vững đề cập đến những thách thức toàn cầu mà nhân loại đang phải đối mặt, bao gồm những vấn đề liên quan đến nghèo đói, bất bình đẳng, khí hậu, suy thoái môi trường, thịnh vượng, và hòa bình và công lý. Tất cả bên liên quan đều có trách nhiệm tham gia vào quá trình thực hiện và hoàn thành các mục tiêu này.
Hình thức học qua phục vụ (service-learning) là một trong những mô hình giảng dạy chính của môn học, được phát triển dựa trên chương trình Học qua phục vụ của Trung tâm Kết nối cộng đồng (Center for Community Engagement)[4] ở Long Beach, California, Mỹ. Theo chương trình này, để triển khai chương trình học thông qua phục vụ thành công cần phải đảm bảo 3 yếu tố: hành động phục vụ có ý nghĩa và thích hợp; nâng cao hiểu biết học thuật và có định hướng rõ ràng cho việc xây dựng hiểu biết, kỹ năng và thái độ của một công dân có trách nhiệm. Thông qua các hoạt động phục vụ có ý nghĩa và thích hợp và suy ngẫm về vai trò của bản thân đối với cộng đồng và xã hội, học sinh sẽ có nhận thức sâu sắc để phát triển hiểu biết của bản thân về những nội dung đã được giảng dạy và tìm hiểu trên lớp.
🔎 Xem thêm: Nội dung học tập của GCED
Giá trị của GCED với người học và thế giới
Các môn học truyền thống vốn chỉ tập trung vào việc giảng dạy kiến thức mà chưa thật sự chú trọng vào yếu tố liên hệ giữa việc học tập trên lớp và đời sống thực tế. Do đó, học sinh ít có cơ hội được phát triển các kỹ năng cần thiết để thành công và khó nhận ra được ý nghĩa của việc học tập. Trong GCED, học sinh sẽ nghiên cứu về những vấn đề đang xảy ra trên thế giới, đồng thời triển khai các dự án phục vụ cộng đồng. Đây là cơ hội để học sinh có được kiến thức và trải nghiệm thực tế, giúp củng cố kiến thức học, đồng thời thu hẹp khoảng cách giữa việc học trên lớp và đời sống thực tế. Là một công dân toàn cầu, học sinh sẽ đóng vai trò những người tiên phong trẻ tuổi của Việt Nam, hoàn toàn đủ khả năng sánh vai với mọi người trong thế giới toàn cầu hóa. Để trở thành một con người, một công dân toàn diện trong thời đại phát triển hiện nay thì cần trang bị cho mình không chỉ các kiến thức mang tính lý thuyết, trừu tượng mà còn phải kết hợp cả những kiến thức xã hội. Thông qua việc tìm hiểu và nghiên cứu về các vấn đề mang tính toàn cầu, các em sẽ được rèn luyện thái độ, hiểu biết & kỹ năng để mang lại thay đổi có ý nghĩa ở địa phương mình đồng thời song hành với sự phát triển của thế giới. Việc “Suy nghĩ toàn cầu, hành động địa phương” như vậy sẽ tạo ra những thay đổi tích cực, bền vững cho tất cả mọi người.
Từ những đóng góp ý nghĩa với cộng đồng, học sinh sẽ có được những trải nghiệm để suy ngẫm về những gì mình đã làm, sau đó sử dụng kinh nghiệm và dữ liệu thực tiễn để củng cố và làm sâu thêm kiến thức học của mình.
Giá trị của GCED với hệ thống Vinschool
Đối với Vinschool, GCED không chỉ có sứ mệnh giúp học sinh trở thành Công dân Toàn cầu, mà còn là công cụ đắc lực trong công cuộc nâng tầm cho giáo viên và hệ thống quản lý giáo dục tại Vinschool với mục đích cải tổ giáo dục.
Khi triển khai thành công GCED, những nguyên lý giáo dục của Chương trình có thể được nhân rộng cho tất cả khía cạnh khác của Chương trình học Vinschool, giúp Nhà trường hiện thực hóa khát vọng “hệ thống giáo dục Việt Nam mang đẳng cấp quốc tế”[5].
Môi trường giáo dục lý tưởng
Bởi tư duy Công Toàn cầu là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với người học trong thời đại mới, do đó các tổ chức giáo dục uy tín trên khắp thế giới đã và đang nhấn mạnh vào việc đưa giáo dục Công dân Toàn cầu vào chương trình học cho học sinh. Là thành viên chính thức của CIS, một tổ chức kiểm định giáo dục quốc tế uy tín hàng đầu thế giới, Vinschool cũng đang cam kết tạo ra một môi trường giáo dục lý tưởng cho việc đào tạo công dân toàn cầu. Đây là 1 trong 6 Quy tắc đạo đức của CIS mà Vinschool và các trường thành viên cần tuân theo. Việc tuân theo Quy tắc đạo đức này sẽ đảm bảo HS có nhiều cơ hội phát triển bản thân, đồng thời cũng đáp ứng được những yêu cầu, thách thức mà thế giới đang đặt ra cho thế hệ trẻ.
Giáo viên mang tầm quốc tế
Với việc hướng đến thay đổi mô hình giáo dục sang “lấy người học làm trọng tâm” (student-centered learning - SCL), Ban Biên soạn Chương trình tin rằng một giáo viên mang tầm quốc tế (SCL) là những giáo viên nắm rõ được sự thay đổi trong mục tiêu giáo dục rằng học sinh không chỉ cần học tốt, học thuộc kiến thức mà còn cần được trang bị những kĩ năng và phẩm chất của thế kỉ 21.
Ban Biên soạn hiểu rằng, để đạt được mục tiêu này, học sinh cần được tạo cơ hội làm chủ với lớp học và việc học của mình, hay nói cách khác là học sinh trở thành trọng tâm của lớp học. Điều này đòi hỏi sự thay đổi trong vai trò giảng dạy của giáo viên, từ người truyền kiến thức sang người hướng dẫn cũng như sự thay đổi trong mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh, từ mối quan hệ một chiều, giáo viên nói học sinh nghe sang mối quan hệ song phương, đề cao tôn trọng và hợp tác giữa giáo viên và học sinh. Giáo viên của SCL nhận thức được và hiện thực hóa những thay đổi này trong lớp học của mình thông qua các hình thức giảng dạy tạo điều kiện cho học sinh có thể đưa ra ý kiến cá nhân như học tập thông qua truy vấn, thông qua dự án, thông qua phục vụ và các hình thức và nội dung đánh giá mang tính kiểm chứng năng lực (kiến thức - kĩ năng - phẩm chất), giúp học sinh tự định hướng và tự chủ trong việc học của mình.
Do đó, mong đợi của GCED là trở thành nơi GV có thể tập trung vào việc phát triển kỹ năng sư phạm, không còn quá lo lắng về các kiến thức học thuật như các môn học truyền thống (vì chất lượng của nội dung học rất phụ thuộc vào kỹ năng của người GV). GCED sẽ hiện thực hóa mong muốn đó thông qua 2 việc:
- Với những phương pháp giảng dạy tiên tiến trên thế giới, vai trò GV được chuyển hóa từ mấu chốt kiến thức duy nhất thành bạn đồng hành với HS trên hành trình học tập.
- Trao quyền cho GV để có thể làm chủ lộ trình dạy & học, chủ động hơn, tự do hơn sáng tạo hơn, nhưng cũng nhiều trách nhiệm sát sao hơn.
Quản lý đúng trọng tâm
🔎 Xem thêm: Hướng dẫn quản lý (cho Ban Giám hiệu)
Một khi GV đã làm chủ được quá trình giảng dạy của mình, công việc quản lý & vận hành chương trình của đội ngũ Ban Giám hiệu (BGH) sẽ được thay đổi theo chiều hướng tập trung hơn vào việc cải thiện dạy & học cũng như hỗ trợ HS đạt được mục tiêu đầu ra của Chương trình - đúng với tinh thần “lấy HS làm trọng tâm” của quá trình cải tổ.
Đồng thời, Ban Giám hiệu được trao quyền rất nhiều trong việc triển khai GCED tại cơ sở, đảm bảo rằng những quyết định đó là phù hợp nhất cho cơ sở, GV và HS của mình. Nhờ vậy, đội ngũ Ban Giám hiệu sẽ không còn phụ thuộc vào Phòng Chương trình (PCT) GCED để triển khai chương trình, giảm thiểu sự chênh lệch giữa ý kiến của PCT với nhu cầu/tình hình thực tế tại cơ sở, có nhiều sự chủ động và sáng tạo trong các phương pháp triển khai, mở rộng khả năng thích ứng của Nhà trường với những thay đổi không ngừng trong giáo dục và xã hội.
Vì được trao quyền, Ban Giám hiệu sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý & triển khai chương trình. Ban Giám hiệu cần nắm rõ mục tiêu giáo dục và có khả năng đánh giá mức độ thành công dựa trên trọng tâm chuyên môn, sứ mệnh và tầm nhìn ban đầu của GCED thay vi chỉ tập trung vào những chỉ tiêu nhỏ lẻ, không thể hiện được tầm nhìn của môn học.
Mục đích môn học GCED
Để tóm lại, toàn bộ mục đích môn học của GCED có thể được khái quát hóa như sau:
- HS hiểu về những vấn đề nghiêm trọng đang xảy ra trên toàn thế giới, từ đó hình thành quan điểm riêng & ý thức về vai trò của mình với tư cách là một Công dân Toàn cầu;
- HS nhận thức được bản chất luôn thay đổi của những vấn đề toàn cầu. Từ đó, HS xây dựng khả năng phân tích, xử lý những thông tin lạ, mơ hồ trên thế giới, dựa trên cơ sở lý thuyết rõ ràng & 5 Lăng kính của một Công dân Toàn cầu (Tư duy Toàn cầu, Tư duy Hệ thống, Tư duy Phản biện, Đổi mới & Sáng tạo và Cộng tác);
- HS xây dựng được sự tò mò, phát triển khả năng nghiên cứu để tiếp cận những vấn đề em quan tâm trên thế giới & tại nơi mình sinh sống;
- HS có thể áp dụng kiến thức đã học và phát triển những kỹ năng hành động cần thiết để tạo ra giá trị ý nghĩa cho cộng đồng, bước đầu kiến tạo nên một tương lai tốt đẹp hơn cho xã hội & thế giới;
- HS biết suy ngẫm, rút kinh nghiệm và tự cải thiện. Có khả năng tự chủ với quá trình phát triển của bản thân, hướng tới việc rèn luyện khả năng kiến tạo.
Nguồn tham khảo
- ↑ Oxfam, Education for Global Citizenship: A guide for schools
- ↑ United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization (UNESCO), Global citizenship education: topics and learning objectives
- ↑ United Nations (UN), Sustainable Development Goals
- ↑ Center of Community Engagement, Service Learning Curriculum Development Resource Guide for Faculty
- ↑ Website Hệ thống Giáo dục Vinschool, vinschool.edu.vn