Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hướng dẫn Phòng Chương trình”
Không có tóm lược sửa đổi |
Không có tóm lược sửa đổi Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017 |
||
Dòng 43: | Dòng 43: | ||
| | | | ||
<div style="position:relative;left:-15px;margin-right:-10px;z-index:15">'''Lưu ý''' ''':'''<!-- | <div style="position:relative;left:-15px;margin-right:-10px;z-index:15"> <div style="color:red"> '''Lưu ý''' ''':'''</div><!-- | ||
--><!-- | --><!-- |
Phiên bản lúc 03:38, ngày 7 tháng 10 năm 2019
“Phòng Chương trình” (gọi tắt là “PCT”) ở đây được hiểu là tổ hợp nhân sự quản lý môn GCED một cách tập trung và đảm nhiệm trách nhiệm chính trong quá trình xây dựng và phát triển cũng như nghiên cứu và cải thiện Chương trình. Tổ hợp này KHÔNG bao gồm nhân sự thuộc Phòng Chương trình nhưng không thuộc định biên của Dự án GCED. PCT bao gồm:
- Điều phối Chương trình: Đây là người đảm nhiệm Chương trình GCED và chịu trách nhiệm trước Giám đốc PCT & Hội đồng Giáo dục. Điều phối Chương trình làm việc với các Quản lý (thường sẽ trực tiếp với Ban Giám hiệu) để định hướng quá trình triển khai, hỗ trợ Nhà trường về vấn đề đào tạo, tư vấn cách tổ chức chuyên môn, quản lý kho dữ liệu về các Đối tác cộng đồng.
- Chuyên viên Chương trình: Vì yêu cầu đặc thù của những môn mới, vai trò của người Chuyên viên dường như “kiêm điều phối”, rất đòi hỏi về năng lực cũng như tư duy giáo dục. Làm việc trực tiếp dưới Điều phối Chương trình.
PCT có trách nhiệm giải trình cho Lãnh đạo Hệ thống
Đào tạo và định hướng
Là một phần thiết yếu trong nỗ lực nâng tầm của Hệ thống Giáo dục Vinschool, yêu cầu của GCED cho học sinh, giáo viên, và các quản lý rất khác so với các môn học truyền thống. Do đó, nhiệm vụ của PCT là giúp thu hẹp khoảng cách giữa Nhà trường và mong đợi của Chương trình. Đây là nguyên lý nằm đằng sau nhiệm vụ đào tạo và định hướng của PCT.
Đích đến của công việc đào tạo và định hướng là các Nhà trường có thể triển khai môn GCED một cách độc lập và tự chủ, không cần tới sự giám sát của PCT. Muộn nhất, sau năm học thứ 2 triển khai môn GCED (kết thúc năm học 2020-2021), PCT sẽ chuyển giao hoàn toàn việc dẫn dắt chuyên môn Chương trình GCED cho các Ban Giám hiệu.
Để đạt được mục tiêu trên, PCT sẽ thực hiện đào tạo cho các Ban giám hiệu và giáo viên dạy GCED, cụ thể qua các đầu việc chính như sau:
Xây dựng và quản lý Cẩm nang vận hành GCED (Operation Manual - “OM”):
Văn bản này bao gồm toàn bộ thông tin cần thiết cho việc quản lý & triển khai GCED. Đối tượng chính sử dụng văn bản này là các Ban Giám hiệu, giáo viên GCED, và PCT, những đối tượng được đào tạo để có thể sử dụng OM như một “bộ luật”, luôn được dùng để định hướng Chương trình, nhất là sau khi PCT đã rút khỏi vai trò chỉ đạo.
Đào tạo cách quản lý chương trình cho Quản lý cơ sở:
PCT sẽ đào tạo cho Quản lý cơ sở (Ban Giám hiệu & Điều phối cơ sở/ Tổ trưởng Chuyên môn) những nội dung sau để có thể tự chủ trong việc quản lý môn GCED:
- Đào tạo định hướng, lý thuyết của GCED.
- Đào tạo cách tổ chức hoạt động chuyên môn & định hướng trọng tâm của những hoạt động đó.
- Đào tạo cách sử dụng hiệu quả những nội dung cần thiết (bao gồm Khung chương trình, cách sử dụng Thư viện Tài nguyên để ghép hoạt động vào giáo án, v.v.) để Ban giám hiệu có thể đào tạo lại cho Giáo viên, những người sẽ trực tiếp dạy GCED.
- Đào tạo cách quản lý chất lượng dạy môn GCED.
Đào tạo cách triển khai/giảng dạy GCED cho giáo viên:
Giáo viên dạy GCED sẽ được đào tạo những nội dung sau để có thể triển khai/giảng dạy GCED một cách hiệu quả:
- Đào tạo định hướng, lý thuyết của GCED.
- Đào tạo cách tiếp cận chương trình GCED qua việc sử dụng Khung Chương trình.
- Đào tạo cách quản lý chất lượng học môn GCED.
- Đảm bảo giáo viên nắm rõ mong đợi, vai trò và trách nhiệm của mình.
- Phát triển chuyên môn của giáo viên để có thể làm chủ Chương trình, trở nên linh hoạt và độc lập trong quá trình truyền tải, trở thành những “chuyên gia” trong chính lĩnh vực mình dạy.
Tích hợp chương trình đào tạo tổng thể hàng năm của GCED vào kế hoạch Hệ thống, với nội dung đào tạo bao gồm những nội dung nêu trên, nhằm đảm bảo các công tác đào tạo và định hướng có thể diễn ra một cách suôn sẻ trong cơ chế của Nhà trường.
Lưu ý :
|
Điều phối tiến độ triển khai
Để đảm bảo Nhà trường và đặc biệt là học sinh luôn trong tư thế sẵn sàng cho các thử thách của GCED, PCT có nhiệm vụ theo dõi và cố vấn việc triển khai những cột mốc/ giai đoạn quan trọng của môn GCED. Những mục này bao gồm:
- Kế hoạch Đánh giá Quá trình và phương án triển khai LJJ.
- Triển khai nghiên cứu cho Truy vấn Cá nhân;
- Đợt trình bày và đánh giá Truy vấn Cá nhân;
- Chia nhóm và xây dựng đề án định hướng cho Dự án Hành động;
- Quá trình triển khai Dự án Hành động;
- Ngày Báo cáo cuối năm;
- Triển khai Suy ngẫm cuối năm.
Cụ thể hơn, PCT sẽ làm việc với các Ban Giám hiệu để bảo đảm rằng các cơ sở đã nắm được định hướng, hiểu rõ đặc tính công việc, mục tiêu và trách nhiệm của các bên. Từ đó, Nhà trường sẽ xây dựng kế hoạch triển khai của mình, đồng thời đề ra phương án kiểm soát công việc & theo dõi tiến độ triển khai của Giáo viên trong những giai đoạn quan trọng đó. PCT đóng vai trò cố vấn trong quá trình này, nhưng sẽ không có quyền hay trách nhiệm phê duyệt.
Quản lý chất lượng
Để đảm bảo thành công của Chương trình và việc học diễn ra như mong đợi, PCT sẽ đóng vai trò chỉ đạo trong việc kiểm soát chất lượng dạy & học môn GCED. Cách tiếp cận chính của PCT là gián tiếp (thay vì phải theo sát từng giáo viên), làm việc thông qua các Ban Giám hiệu. Các mảng việc chính trong công tác quản lý chất lượng giáo dục như sau:
Đề xuất tiêu chí dạy & học GCED mong muốn (tối ưu) để sử dụng làm chuẩn đánh giá chất lượng dạy & học. Chất lượng học mong muốn của học sinh GCED sẽ được thể hiện qua Ma trận chuẩn đầu ra của GCED, và trải nghiệm dạy của giáo viên GCED sẽ được đánh giá qua COT (Classroom Observation Tool) của GCED.
Thẩm định KPIs cho môn GCED của các cơ sở: PCT sẽ rà soát & đưa ra đánh giá về tính khả thi của KPIs do cơ sở đề xuất. Cơ sở có thể sửa đổi KPIs của mình cho phù hợp với điều kiện triển khai thực tế.
Thanh tra và kiểm soát chất lượng dạy học môn GCED: PCT sẽ thường xuyên thu thập dữ liệu về tình hình học tập thực tế của môn GCED đề định hướng, điều chỉnh lại những cách tiếp cận chưa hiệu quả & tuyên dương những thành tích đáng ghi nhận của các cơ sở trong việc triển khai môn GCED.
Phân tích và đánh giá kết quả học tập của học sinh GCED: PCT sẽ yêu cầu các Ban Giám hiệu cung cấp kết quả học tập của học sinh sau mỗi học kỳ để từ dữ liệu thực tế lên kế hoạch hành động cho môn GCED ở học kỳ/năm học tiếp theo.
Đánh giá Tổ trưởng Chuyên môn/ Điều phối Cơ sở: PCT sẽ cùng Ban Giám hiệu đánh giá TTCM và ĐPCS vào cuối mỗi học kỳ. Đánh giá của PCT sẽ chiếm 50% tỷ trọng, Ban Giám hiệu chiếm 50% còn lại. Tuy nhiên, vì đây là nhân sự của cơ sở, Ban Giám hiệu sẽ là bên chủ động đề xuất đánh giá để đảm bảo thông tin luôn đầy đủ và điều phối thông tin giữa các phòng ban liên quan.
Cố vấn quá trình đánh giá giáo viên: PCT đóng vai trò cố vấn trong quá trình đánh giá, nhưng sẽ không tham gia trực tiếp vào quá trình đánh giá giáo viên. Cụ thể, PCT sẽ đào tạo Ban Giám hiệu để giải nghĩa và sử dụng công cụ COT một cách hiệu quả, đưa ra gợi ý và nhận xét để hỗ trợ Ban Giám hiệu đánh giá giáo viên một cách sát thực và nghiêm ngặt.
Nghiên cứu và Phát triển
Với vai trò “lãnh đạo chuyên môn”, PCT có trách nhiệm liên tục nghiên cứu, tìm ra những định hướng, cách tiếp cận tối ưu (best practices), hướng tới việc phát triển môn GCED thành một môn học mang tính cập nhật cao, luôn tiếp tục phát triển sau nhiều năm triển khai tại Vinschool. Công việc Nghiên cứu & Phát triển của PCT sẽ bao gồm những nội dung chính sau:
- Phân tích những cách tiếp cận giáo dục và quản lý mới, hay, mang tính ứng dụng cao để ứng dụng vào môn GCED tại Vinschool.
- Tổng hợp và phân tích dữ liệu từ quá trình triển khai (ví dụ: điểm COT của giáo viên, việc đánh giá tổng thể và quá trình của học sinh, đánh giá mối tương quan giữa chiến lược quản lý và hiệu quả triển khai) để có cơ sở cập nhật và cải thiện Chương trình.
- Đề xuất cải tiến cho môn GCED sau quá trình nghiên cứu: PCT sẽ chịu trách nhiệm đề xuất với Hội đồng Giáo dục về những cải tiến, những thay đổi cần thiết cho môn GCED. Những đề xuất này sẽ phải cân nhắc tới bối cảnh & điều kiện thực tế tại Vinschool để đảm bảo việc triển khai diễn ra hiệu quả và thiết thực.
Do bản chất của môn học đòi hỏi sự cập nhật về mặt nội dung, PCT cũng sẽ liên tục rà soát những mảng kiến thức đặc thù (các Chủ đề trọng tâm, Lăng kính, phương pháp đánh giá, v.v.). Việc này nhằm mục đích đảm bảo học sinh luôn có được những thái độ, kỹ năng và thái độ của một Công dân Toàn cầu, đồng thời luôn được tiếp cận với những vấn đề cấp thiết nhất mà thế giới đang quan tâm.