Khác biệt giữa bản sửa đổi của “GCED K2: Tiết 2.20”

Từ GCED
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1: Dòng 1:
===Mô tả nội dung bài học===
==Mô tả nội dung bài học==
===Câu hỏi + Mục tiêu bài học===
==Câu hỏi + Mục tiêu bài học==
{| class="wikitable"
{| class="wikitable"
|'''Câu hỏi tiết học'''
|'''Câu hỏi tiết học'''

Phiên bản lúc 10:03, ngày 29 tháng 10 năm 2019

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi + Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 2.20. Em và mọi người xung quanh có thể cộng tác như thế nào để giải quyết các vấn đề về nước sạch?
Mục tiêu bài học 2.20.1. HS hiểu được mỗi tổ chức, cá nhân có thể có vai trò khác nhau trong việc giải quyết vấn đề nước sạch và tất cả các vai trò đều quan trọng 2.20.2. HS hiểu được em cần cộng tác với các bạn trong lớp và mọi người xung quanh để thực hiện dự án/ ý tưởng về nước sạch của mình. Em cũng cần cộng tác để giúp các bạn trong lớp và mọi người xung quanh thực hiện dự án/ ý tưởng của họ.
Tiêu chí đánh giá 2.20.1. HS nêu được:

- 2 ví dụ về vai trò của cá nhân trong việc giải quyết vấn đề nước sạch. - 2 ví dụ về vai trò của tổ chức trong việc giải quyết vấn đề nước sạch.

2.20.2. HS nêu được:

- 2 việc em cần các bạn và người khác hỗ trợ để thực hiện dự án/ ý tưởng của mình. - 2 việc em có thể giúp các bạn/người khác thực hiện dự án/ý tưởng của họ.

Tài liệu gợi ý Tham khảo:

https://www.watercorporation.com.au/home/education/teaching-resources/find-a-lesson-plan/lesson-plan/water-cooperation

Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép a

(10’) Hoạt động Think - Pair - Share: Quan sát lại tờ giấy A0 có 2 vòng tròn lớn về việc làm của cá nhân và tổ chức đã được tìm ra ở tiết 2.19.1.

  • Think: Viết ra giấy note 2 ví dụ về vai trò của cá nhân trong việc giải quyết vấn đề nước sạch; 2 ví dụ về vai trò của tổ chức trong việc giải quyết vấn đề nước sạch.
  • Pair: Chia sẻ với bạn bên cạnh.
  • Share: Chia sẻ với cả lớp về ý kiến của mình.

GV tổng hợp và khái quát hóa: Tuy mỗi tổ chức, cá nhân có thể có vai trò khác nhau trong việc giải quyết vấn đề nước sạch và tất cả các vai trò đều quan trọng.

   Mảnh ghép b

HS lấy sơ đồ tư duy và tờ giấy A0 đã làm trong tiết 2.19.2.

(5’) HD1: Tìm hai trò của cá nhân đối với việc giữ gìn nguồn nước.

  • HS thảo luận nhóm 2: dựa vào sơ đồ tư duy, rút ra(bloom 2) 2 vai trò của cá nhân trong việc giữ gìn nguồn nước.
  • HS báo cáo
  • Các nhóm lắng nghe, tổng hợp ý kiến, ghi note vào SĐTD.
  • GV nhận xét.

(5’) HD2: Tìm vai trò của tổ chức đối với việc giữ gìn nguồn nước

  • HS thảo luận theo hình thức Nhóm Giao tiếp 4 -6 người, tổng hợp ý kiến chung (bloom 2) của nhóm vào giấy note.
  • Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
  • Các nhóm khác bổ sung, trao đổi, phản biện.
  • GV tổng hợp  ý kiến lên cây A0 các hoạt động của tổ chức trong việc giữ gìn nguồn nước tiết 19.2.b.

GV tổng hợp và khái quát hóa: Tuy mỗi tổ chức, cá nhân có thể có vai trò khác nhau trong việc giải quyết vấn đề nước sạch và tất cả các vai trò đều quan trọng.


   Mảnh ghép a

Dẫn dắt: Liên hệ bài 2.15(LK4)

(3’) HS nhớ (bloom 1) lại bài 2.15 (Lăng kính 4) về các giải pháp mình đưa ra để giữ gìn nguồn nước. HS nhớ lại những khó khăn có thể có trong quá trình thực hiện giải pháp đó.

(4’) HS trả lời các câu hỏi ra giấy note:

  • 2 việc em cần các bạn và người khác hỗ trợ để thực hiện dự án/ ý tưởng của mình là gì?
  • 2 việc em có thể giúp các bạn/người khác thực hiện dự án/ý tưởng của họ là gì?

(4’) HS chia sẻ với 1, 2 bạn bất kì trong lớp về khó khăn của mình và những gì mình có thể đi giúp đỡ người khác.

(2’): 1,2 nhóm HS lên báo cáo trước lớp.

(1’) GV tổng kết để thực hiện được ý tưởng, giải pháp nhằm giữ gìn nguồn nước, em cần cộng tác với các bạn trong lớp và mọi người xung quanh để thực hiện dự án/ ý tưởng về nước sạch của mình. Em cũng cần cộng tác để giúp các bạn trong lớp và mọi người xung quanh thực hiện dự án/ ý tưởng của họ.

   Mảnh ghép b

Hoạt động: Trò chơi: Sợi dây kết nối

(3’) mỗi HS xem lại phần giải pháp và khó khăn của mình trong tiết 2.15. Xác định được (Bloom 2) vào giấy note:

  • 2 việc em cần các bạn và người khác hỗ trợ để thực hiện dự án/ ý tưởng của mình.
  • 2 việc em có thể giúp các bạn/người khác thực hiện dự án/ý tưởng của họ.

(10’) HS tham gia trò chơi: Sợi dây kết nối(sợi dây bằng cuộn len hoặc cuộn ruy băng nhỏ)

Lần 1: Cả lớp đứng thành vòng tròn, 1 bạn sẽ đọc to ý kiến của mình: “tôi cần các bạn…”, những bạn khác có cùng ý tưởng sẽ được cầm vào sợi dây và nói câu tương tự “ Tôi cũng cần các bạn…”  bạn cầm vào sợi dây cuối cùng sẽ được nêu ra ý tưởng tiếp theo của mình.

Mỗi ý kiến của HS, GV viết nhanh lên bảng lớp.

Lần 2: Cả lớp đứng thành vòng tròn, 1 bạn sẽ đọc to việc e có thể giúp đỡ người khác thực hiện ý tưởng dưới dạng câu: “Tôi có thể làm...giúp bạn”, những ai cùng ý kiến sẽ chạm vào sợi dây và nói: tôi cũng có thể giúp bạn…; bạn cuối cùng của ý tưởng 1 sẽ nói câu tiếp theo.

Mỗi ý kiến đó, GV cũng ghi nhanh lên bảng lớp.

(1’) HS đọc lại các ý kiến đã được ghi lên bảng lớp.

(1’) GV giảng: Để thực hiện được ý tưởng, giải pháp nhằm giữ gìn nguồn nước, em cần cộng tác với các bạn trong lớp và mọi người xung quanh để thực hiện dự án/ ý tưởng về nước sạch của mình. Em cũng cần cộng tác để giúp các bạn trong lớp và mọi người xung quanh thực hiện dự án/ ý tưởng của họ.