Khác biệt giữa bản sửa đổi của “GCED K4: Tiết 4.17”

Từ GCED
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 106: Dòng 106:
|
|
|}
|}
[[Thể loại:GCED]]
[[Thể loại:Nội dung dạy học cho 12 khối]]
[[Thể loại:GCED Khối 4]]

Phiên bản lúc 08:52, ngày 30 tháng 10 năm 2019

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi + Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 4.17. Vì sao mục tiêu cho giải pháp của em phải đo đạc được?
Mục tiêu bài học 4.17.1. HS hiểu vì sao việc đề ra mục tiêu đo đạc được cho giải pháp của mình lại quan trọng.

(Thời lượng: 1/2 tiết)

4.17.2. HS biết cách lập mục tiêu đo đạc được.

(Thời lượng: 1/2 tiết)

Tiêu chí đánh giá 4.17.1.

- HS hiểu được mục tiêu đo đạc được là gì. - HS nêu ra được ít nhất 1 lợi ích của việc đo đạc mục tiêu.

4.17.2. HS cụ thể hóa được ít nhất 2 mục tiêu để mục tiêu đó có thể đo đạc được.
Tài liệu gợi ý Gợi ý:

- Mục tiêu đo đạc được: phải có con số cụ thể, thông tin rõ ràng. - Lợi ích: Biết được tính hiệu quả của dự án để tiếp tục phát huy/cải thiện trong tương lại, biết được liệu mình có đặt ra mục tiêu thực tế hay không, v.v.

Gợi ý: GV có thể để HS tự đề ra mục tiêu đo đạc được, hoặc có thể cho sẵn một vài mục tiêu chung chung, sau đó yêu cầu HS cụ thể hóa mục tiêu đó.
VD: Trồng cây ở Hà Nội > Trồng 10 cây ở Hà Nội (hoặc trồng 10 cây tại 1 khu vực cụ thể hơn).
Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép a


(10’) Trò chơi “xây tháp” (Bloom 3)

  • Cần chuẩn bị:
    • Giấy báo và băng keo trong
    • Mì ý (chưa nấu) và kẹo dẻo
    • Đũa tre và dây chun
  • Tiến hành:
    • HS chọn 1 trong 3 nhóm vật liệu xây tháp.
    • Thảo luận và viết ra mục tiêu xây tháp cao của nhóm với những chỉ số cụ thể (có thể đo đạc được)
      • Mục tiêu chiều cao tháp.
      • Thời gian hoàn thành.
    • Xây tháp với mục tiêu và kế hoạch của nhóm.
    • Kết thúc trò chơi, nhóm đối chiếu kết quả với mục tiêu nhóm đặt ra.

(5’) GV yêu cầu HS nêu bài học sau trò chơi: (Bloom 2)

  • Vì sao cần đặt mục tiêu cho công việc/ giải pháp của mình?
  • Thế nào là mục tiêu đo đạc được?
  • Mục tiêu đo đạc được mang lại ý nghĩa gì cho công việc/ giải pháp của mình?
   Mảnh ghép b

(3’) HS xem video https://drive.google.com/open?id=1itt5mSV2r6Uh-1hv7Bi9A8QyxyUJJ6bj (00:00 - 02:53)

(7’) Thảo luận nhóm:

  • Vì sao cần đặt mục tiêu cho công việc/ giải pháp của mình?
  • Thế nào là mục tiêu đo đạc được?
  • Mục tiêu đo đạc được mang lại ý nghĩa gì cho công việc/ giải pháp của mình?

(5’) HS trình bày, nhận phản hồi và phản hồi trong lớp.

GV gợi ý HS viết thử mục tiêu đo đạc được và tham khảo ý kiến của PH hoặc những người xung quanh.


   Mảnh ghép a

(5’) HS chọn 1 ý tưởng tâm đắc nhất (từ những ý tưởng các em đã đề ra ở tiết 4.14) để xem xét mức độ cụ thể và đo lường được. HS thực hành thông qua phiếu học tập (Tài liệu bổ trợ). (Bloom 4)

(3’) GV mời 1 HS trình bày, GV đóng vai người nghe và phản hồi, đánh giá mức độ cụ thể và đo lường được của ý tưởng mà HS đưa ra. (mục đích: định hướng cho HS cách phản hồi cho phần trình bày của bạn)

(5’) GV tổ chức cho HS trình bày mục tiêu có thể đo đạc của ý tưởng mà các em chọn với 1 người bạn bất kì; nhận phản hồi, đánh giá của bạn và ngược lại.

(2’) GV ổn định HS và nhắc nhở các em tham khảo thêm những đánh giá từ phía PH và những người xung quanh về mức độ đo đạc được trong ý tưởng của mình

   Mảnh ghép b

(10’) Thảo luận nhóm

  • HS thảo luận và viết mục tiêu cho các giải pháp mà nhóm đã thực hiện ở các tiết 4.15, 4.16.
  • HS trả lời các câu hỏi để kiểm tra, đánh giá mục tiêu đã lập:
    • Làm thế nào để biết mục tiêu đó có khả năng dẫn đến thành công?
    • Em đo mức độ thành công của mục tiêu cho giải pháp đó bằng cách nào? (bằng con số cụ thể)

(5’) Suy ngẫm: Điều chỉnh lại mục tiêu đo đạc được cho giải pháp của mình và viết vào Nhật kí học tập