Khác biệt giữa bản sửa đổi của “GCED K6: Tiết 6.2”

Từ GCED
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Dòng 143: Dòng 143:
|
|
|}
|}
[[Thể loại:GCED]]
[[Thể loại:Nội dung dạy học cho 12 khối]]
[[Thể loại:GCED Khối 6]]

Phiên bản lúc 10:02, ngày 30 tháng 10 năm 2019

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi + Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 6.2. Thế nào là người nghèo? Nghèo đa chiều là gì?
Mục tiêu bài học 6.2.1. Học sinh hiểu định nghĩa chung của thế giới về người nghèo 6.2.2. Học sinh hiểu khái niệm "nghèo đa chiều"
Tiêu chí đánh giá 6.2.1. Học sinh xác định được khái niệm nghèo được định nghĩa dựa trên mức thu nhập tối thiểu để có thể đáp ứng những yêu cầu cơ bản. 6.2.2. Học sinh có thể:

- Xác định được nghèo đa chiều gồm 3 yếu tố chính và các yếu tố này có thể độc lập với nhau (1 người có thể nghèo về sức khoẻ nhưng không nghèo về giáo dục)

- Đưa ra được 1 VD cho mỗi yếu tố.

Tài liệu gợi ý (GV không nên tập trung quá nhiều về HS học định nghĩa nào, có thuộc lòng hay không - mà nên gợi mở cho HS hình dung được qua hình ảnh, câu chuyện. Do đó GV cần thiết phải chuyển thể các tài liệu “người lớn” thành những thông điệp phù hợp với tư duy và hiểu biết của lứa tuổi.)

Theo UNDP: “Đói nghèo thường được mô tả như một tình trạng theo đó những cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng thiếu các nguồn lực để tạo ra những nguồn thu nhập có thể duy trì mức tiêu dùng đủ đáp ứng các nhu cầu cho một cuộc sống đầy đủ, sung túc.”: http://undp.org/content/dam/vietnam/docs/Publications/6%20Gioi%20va%20Doi%20ngheo.pdf

GV tham khảo một số định nghĩa khác:

1. http://www.un.org/sustainabledevelopment/poverty/

2. http://www.compassionuk.org/blogs/poverty-101-what-is-poverty/

3. Mức thu nhập tối thiểu do World Bank đưa ra là $1.90/ngày (tuy nhiên con số này có thể thay đổi tùy theo lạm phát, tiêu chuẩn sống khác nhau của từng vùng, v.v.)

3 yếu tố chính của nghèo đa chiều.

- Nghèo về sức khoẻ: trong đó gồm Chế độ dinh dưỡng + tỉ lệ tử vong trẻ em - Nghèo về giáo dục: trong đó gồm Trình độ giáo dục + Tỉ lệ đi học của trẻ em độ tuổi đến trường - Nghèo về điều kiện sống: trong đó gồm Nhiên liệu nấu ăn + Nhà vệ sinh + Nguồn nước sạch + Điện + Nhà ở + Tài sản ________ 1. http://hdr.undp.org/en/2018-MPI;

2. https://www-cdn.oxfam.org/s3fs-public/file_attachments/bp-vietnam-inequality-120117-vn.pdf

Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép a

Nêu ý kiến (Bloom 2) cá nhân về vấn đề: “Một người có cuộc sống như thế nào thì gọi là nghèo?”

(4’) HS nêu ý kiến cá nhân về vấn đề mà GV nêu. GV gọi HS phát biểu trước lớp và ghi lại các ý kiến. GV lưu ý HS phát biểu sau không nhắc lại các ý kiến đã có trước đó. GV chỉ lắng nghe, ghi lại và không bình luận bất kì ý kiến nào của HS.

(6’) HS phát biểu ý kiến cá nhân lựa chọn của mình về yếu tố chủ yếu nhất để xác định một người nghèo và giải thích (Bloom 4) tại sao mình lại lựa chọn như vậy.  Lưu ý, GV gọi 2-3 HS, chú ý tạo điều kiện gọi những HS có ý kiến khác nhau.

(3’) GV giảng: Có nhiều cách để định nghĩa đói nghèo, nhưng theo Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), nghèo đói được định nghĩa dựa trên mức thu nhập tối thiểu để có thể đáp ứng những yêu cầu cơ bản. Mức thu nhập tối thiểu này có thể thay đổi ở từng nước khác nhau (lấy ví dụ về tỉ giá đổi ngoại tệ khác nhau), tuy nhiên trong bài học hôm nay cô sẽ giới thiệu cho con 1 cách xác định một người có nằm trong tình trạng nghèo đói hay không đã được công nhận bởi thế giới: Theo World Bank, một người được coi là nghèo khi có mức thu nhập tối thiểu là $1.90/ngày.

(2’) Quiz: GV nêu bài tập: “Năm 2018, thu nhập bình quân của người Việt Nam là 2587$/năm. Giả định anh A có mức thu nhập bằng mức thu nhập bình quân đó có phải là người nghèo không? Tại sao?”

  • Học sinh tính (Bloom 3) thu nhập trung bình theo ngày của người dân Việt Nam năm 2018.

HS xác định (Bloom 2) anh A có phải là người nghèo hay không.

   Mảnh ghép b

Chơi trò chơi “Hãy chọn số đúng”:

(4’) HS đưa ra một phán đoán (Bloom 5) bằng con số cụ thể về vấn đề: “Một người có thu nhập như thế nào thì gọi là nghèo? (đơn vị $/ngày)”. GV gọi HS phát biểu trước lớp và ghi lại các ý kiến. GV lưu ý HS phát biểu sau không nhắc lại các ý kiến đã có trước đó. GV chỉ lắng nghe, ghi lại và không bình luận bất kì ý kiến nào của HS.

(6’) GV gọi 3 HS giải thích (Bloom 4) lý do vì sao mình đưa ra con số như vậy. Lưu ý, GV gọi HS đưa ra con số cao nhất, thấp nhất và mức giữa.

(3’) GV giảng: Có nhiều cách để định nghĩa đói nghèo, nhưng theo Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), nghèo đói được định nghĩa dựa trên mức thu nhập tối thiểu để có thể đáp ứng những yêu cầu cơ bản. Mức thu nhập tối thiểu này có thể thay đổi ở từng nước khác nhau (lấy ví dụ về tỉ giá đổi ngoại tệ khác nhau), tuy nhiên trong bài học hôm nay cô sẽ giới thiệu cho con 1 cách xác định một người có nằm trong tình trạng nghèo đói hay không đã được công nhận bởi thế giới: Theo World Bank, một người được coi là nghèo khi có mức thu nhập tối thiểu là $1.90/ngày.

Yêu cầu HS đối chiếu với những con số mà mình đã đưa ra và xác định câu trả lời đúng/ gần đúng nhất.

(2’) Quiz: GV chiếu hai hình ảnh người dân, yêu cầu HS xác định bức hình nào nói về người nghèo, giải thích lý do.

  • HS nêu ý kiến (Bloom2)
  • HS giải thích (Bloom 4) lý do mình lựa chọn

Lưu ý, GV không gợi ý hay giải thích gì thêm để HS chỉ đưa ra ý kiến của mình dựa vào bức hình.

Sau khi HS nêu ý kiến, GV nhắc lại cơ sở để xác định người nghèo để HS tự tìm ra câu trả lời cho bài tập và hình thành phương pháp chung khi xác định người nghèo, không dựa vào quan sát hoặc cảm nhận phiến diện.

   Mảnh ghép a

Dẫn dắt: Có rất nhiều yếu tố thể hiện một người có cuộc sống nghèo. Khi một người có nhiều yếu tố cùng lúc thì gọi là nghèo đa chiều. Vậy đó là những yếu tố nào, các yếu tố này được thể hiện ra sao, hãy theo dõi clip và trả lời các câu hỏi sau:

(8’) GV chiếu clip: https://www.youtube.com/watch?v=Hghn-To_ozo (0:00-4:00)

HS:

  • Tổng hợp (Bloom 2): Cuộc sống của những người dân tộc thiểu số được nói tới trong clip thiếu thốn về những mặt (điều kiện) nào? Những mặt đó được biểu hiện cụ thể như thế nào?
  • Nêu ý kiến (Bloom 2): Theo em, một người nghèo đa chiều là bao gồm những mặt nào? Tại sao?

GV tổng hợp ý kiến: Nghèo đa chiều gồm 3 yếu tố chính:

- Nghèo về sức khoẻ: trong đó gồm Chế độ dinh dưỡng + tỉ lệ tử vong trẻ em

- Nghèo về giáo dục: trong đó gồm Trình độ giáo dục + Tỉ lệ đi học của trẻ em độ tuổi đến trường

- Nghèo về điều kiện sống: trong đó gồm Nhiên liệu nấu ăn + Nhà vệ sinh + Nguồn nước sạch + Điện + Nhà ở + Tài sản

(6’) Thảo luận nhóm: Trả lời câu hỏi: Có phải tất cả những vùng miền, quốc gia nghèo trên thế giới đều là nghèo đa chiều không? Lấy ví dụ thực tế hoặc tư liệu/ câu chuyện mà mình biết.

  • GV chia HS thành nhóm nhỏ
  • HS thể hiện ý kiến (Bloom 5) về vấn đề nêu ra và trình bày trước lớp.

(1’) GV tổng kết các ý kiến thảo luận

   Mảnh ghép b

Dẫn dắt: Có rất nhiều yếu tố thể hiện một người có cuộc sống nghèo. Khi một người có nhiều yếu tố cùng lúc thì gọi là nghèo đa chiều.

(7’) GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi:

HS

  • Phác họa (Bloom 1) một bức tranh về cuộc sống của người nghèo (vào giấy sticky note), sau đó dán lên bảng.
  • Sắp xếp (Bloom 3) các bức tranh theo nhóm giống nhau về nội dung.
  • Lựa chọn (Bloom 2)3 nhóm tranh là những yếu tố chính của một người nghèo đa chiều, giải thích (Bloom 4) tại sao.

Lưu ý, khi HS vẽ, GV nên đi vòng quanh lớp để nắm bắt tình hình, có thể gợi ý thêm để các ý tưởng của HS cả lớp càng đa dạng càng tốt, sao cho thuộc ít nhất 3 yếu tố sức khỏe, giáo dục, đời sống, phục vụ cho hoạt động sắp xếp, lựa chọn và tổng hợp.

(7’) Chia sẻ câu chuyện thực tế:

  • HS kể (Bloom 1) cho các bạn trong lớp về cuộc sống của một trường hợp người/nhóm người nghèo mà em biết (Việt Nam hoặc các nước trên thế giới).
  • HS thể hiện ý kiến (Bloom 5) về vấn đề: Có phải bất kì người nghèo nào cũng là nghèo đa chiều không? Tại sao?

(1’) GV tổng kết các ý kiến.