Khác biệt giữa bản sửa đổi của “GCED K9: Tiết 9.4”

Từ GCED
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Dòng 149: Dòng 149:
|
|
|}
|}
[[Thể loại:GCED]]
[[Thể loại:Nội dung dạy học cho 12 khối]]
[[Thể loại:GCED Khối 9]]

Phiên bản lúc 04:00, ngày 8 tháng 11 năm 2019

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi & Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 9.4. Sản xuất và tiêu thụ thiếu trách nhiệm (thiếu tính bền vững) dẫn đến những hậu quả toàn cầu nào?
Mục tiêu bài học 9.4.1. HS xác định được các hậu quả về sản xuất và tiêu thụ thiếu trách nhiệm ảnh hưởng đến con người 9.4.2. HS xác định được các hậu quả về việc sản xuất và thụ dùng thiếu trách nhiệm ảnh hưởng đến xã hội
Tiêu chí đánh giá 9.4.1. HS liệt kê được 03 hành vi sản xuất thiếu trách nhiệm ảnh hưởng đến con người 9.4.2. HS liệt kê được 03 hành vi sản xuất thiếu trách nhiệm ảnh hưởng đến xã hội
Tài liệu gợi ý - Tiêu thụ hàng kém chất lượng

https://dantri.com.vn/ban-doc/dung-de-chet-vi-thieu-hieu-biet-1313408151.htm

- Ảnh hưởng đến các tầng lớp xã hội

- Văn hóa tiêu dùng đại trà lan truyền trong xã hội

https://www.thiennhien.net/2008/02/12/tieu-dung-ben-vung-mot-thach-thuc-cho-the-gioi/

Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép a

Xem đoạn clip và ghi nhớ (Bloom 1) hành vi của cơ sở sản xuất trong clip.

https://www.youtube.com/watch?v=eTyRccm4uyA&t=192s)

(7’) Học sinh trả lời các câu hỏi dưới đây. GV gọi HS phát biểu trước lớp.

  1. Chuyện gì xảy ra trong clip?
  2. Nếu số pa tê và xúc xích bẩn này được tiêu thụ ở các quận huyện trên địa bàn Hà Nội thì ai là người gánh chịu hậu quả?

(10’) GV yêu cầu HS ngồi tại bàn theo nhóm đôi và cùng liệt kê (Bloom 1) những hậu quả về sản xuất thiếu trách nhiệm ảnh hưởng tới con người.

Giáo viên yêu cầu 1 số HS giải thích (Bloom 2) câu trả lời của mình, đặc biệt là những hậu quả về sức khỏe mà không thấy ngay trước mắt.

(3’) GV giảng: Trong những hậu quả mà các em vừa liệt kê, có những hậu quả có thể thấy ngay lập tức (Đau bụng, tiêu chảy, đau đầu, nôn ọe), tuy nhiên, có những hậu quả không thể thấy ngay lập tức và ảnh hưởng lâu dài tới hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, thậm chí gây ung thư. Do vậy, chúng ta cần kiên quyết nói Không với việc sản xuất và tiêu thụ thiếu trách nhiệm.

GV bổ sung thêm 1 số ví dụ về các hành vi sản xuất thiếu trách nhiệm trong các lĩnh vực khác như y tế, giáo dục… để HS có thể ghi lại được 3 hành vi vào vở của mình.

Tham khảo thêm:

https://dantri.com.vn/ban-doc/dung-de-chet-vi-thieu-hieu-biet-1313408151.htm

   Mảnh ghép b

(5’) GV chiếu lên bảng câu nói của nhân vật Hộ trong tác phẩm Đời thừa: “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương”.

Em hiểu cẩu thả là gì?

GV giảng: Cẩu thả chính là thiếu trách nhiệm, tùy tiện, chỉ thấy cái lợi trước mắt mà không thấy hậu quả lâu dài.

Sự cẩu thả của một bác sĩ có thể giết chết một bệnh nhân, cẩu thả của một người mẹ có thể làm hỏng một đứa con; tuy nhiên, một doanh nghiệp cẩu thả, thiếu trách nhiệm thì có thể giết chết rất nhiều người; thậm chí, không chỉ giết người ở thế hệ hiện tại mà còn làm ảnh hưởng tới tương lai.

(10’) GV cho HS trao đổi trong nhóm đôi sau đó trao đổi theo nhóm lớn theo kỹ thuật Think - Pair - Share để cùng liệt kê (Bloom 1) càng nhiều càng tốt những ví dụ về các hành vi thiếu trách nhiệm ảnh hưởng tới con người.

(5’) GV cho HS phát biểu/ trình bày (Bloom 1) những hậu quả liên quan tới các lĩnh vực khác nhau: Về sức khỏe, về tinh thần; hậu quả trước mắt, hậu quả lâu dài.

Video tham khảo:

https://www.youtube.com/watch?v=sLgkfwKPX2E

(Loạn Thị trường táo nhập khẩu)

https://www.youtube.com/watch?v=K00T0FxwSTI

(Hoa quả Trung Quốc gắn mác Việt có thể phá hủy nội tạng).

   Mảnh ghép a

Dẫn dắt: Sản xuất và tiêu dùng không chỉ ảnh hưởng tới con người mà còn có phạm vi ảnh hưởng lớn hơn: ảnh hưởng tới xã hội.

(5’) GV tham khảo và lấy hình ảnh trong link sau đây:

https://www.thiennhien.net/2019/07/26/cuu-vinh-ha-long-tu-1-8-thi-diem-cham-dut-dung-chai-nhua/

Đây là hình ảnh về việc Vịnh Hạ Long - một trong những thắng cảnh nổi tiếng nhất ở VN chìm ngập trong chai nhựa, cốc nhựa, ống hút nhựa, túi nilon.

Trưởng ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã phải chi rất nhiều tiền để thuê người đi vớt và xử lý đống rác thải nhựa bắt nguồn từ sự thiếu ý thức của cá nhân này.

(5’) GV hỏi HS:

  • Em thử tưởng tượng nếu tiếp tục vứt rác thải nhựa ra vịnh thì nền kinh tế của đất nước sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Du lịch của VN sẽ được bạn bè quốc tế đánh giá ra sao?
  • Nếu không xử lý số rác thải nhựa mà cứ để nó trôi nổi tự do trên biển thì có những hậu quả nào có thể xảy ra?
  • Nếu là du khách quốc tế, em sẽ đánh giá như thế nào về du lịch Việt Nam? Đánh giá như thế nào về văn hóa của con người Việt Nam?

(10’) Thảo luận nhóm:

Em và 2 - 3 bạn khác hãy cùng thảo luận về những hậu quả của sản xuất và tiêu dùng thiếu trách nhiệm trong các lĩnh vực: Du lịch, thực phẩm, giáo dục, an sinh xã hội… hoặc bất cứ một lĩnh vực nào trong cuộc sống mà em biết.

Cả nhóm cùng liệt kê (Bloom 1) những hậu quả của các hành vi này trên giấy A3 được phát.

(5’) GV tổng kết những hậu quả này sau khi đi xung quanh lắng nghe học sinh.

   Mảnh ghép b

GV in ra 5 - 7 bức tranh bất kì về các hậu quả của việc thiếu trách nhiệm trong sản xuất và tiêu dùng:

(5’) Mỗi nhóm học sinh (khoảng 4 - 5 HS/ 1 nhóm) ghi lại (Bloom 1) lời bình cho bức tranh này.

GV di chuyển tới các nhóm và sử dụng các câu hỏi để kích thích tư duy của HS:

  • Bức tranh miêu tả điều gì?
  • Em dự đoán chuyện gì đang xảy ra trước và sau bức tranh này?
  • Vấn đề của bức tranh ảnh hưởng tới xã hội trong những lĩnh vực gì?

...

(15’) GV yêu cầu các nhóm: Liên hệ với một vấn đề trong thực tế cuộc sống mà nhóm biết giống như hoàn cảnh được nói đến trong tranh.

Trình bày (Bloom 1) những hậu quả của việc thiếu trách nhiệm trong sản xuất, tiêu dùng mà cả nhóm vừa thảo luận trước lớp.

GV phân tích sâu 2 - 3 tình huống.

GV cho HS ghi lại 2 cột trên bảng: Vấn đề thiếu trách nhiệm trong Sản xuất tiêu dùng - Hậu quả.

Tài liệu tham khảo:

http://vneconomy.vn/thi-truong/6-xu-huong-tieu-dung-lon-o-viet-nam-20090129095857756.htm

(Bài viết nói về 6 xu hướng tiêu dùng lớn ở Việt Nam. GV tham khảo và có thể tập trung vào 1 xu hướng là ưa thích tiêu dùng đồ ăn nhanh, tiêu dùng nhiều hơn mức thực tế nhu cầu… để thấy được ảnh hưởng của sự thiếu trách nhiệm này tới xu hướng chung trong xã hội như thế nào).

GV chốt:

(5’) GV giảng: Mọi việc xung quanh ta đều có Nhân - Quả. Những việc làm thiếu trách nhiệm bên cạnh ảnh hưởng tới cá nhân thì còn ảnh hưởng tới xã hội, ví dụ như văn hóa tiêu dùng đại trà trong xã hội, ảnh hưởng tới các tầng lớp trong xã hội… Thấy được những hậu quả khủng khiếp này sẽ giúp chúng ta ý thức và có trách nhiệm hơn trong mỗi hành vi của mình.