Khác biệt giữa bản sửa đổi của “GCED K4: Tiết 4.21”

Từ GCED
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Không có tóm lược sửa đổi
 
(Không hiển thị 1 phiên bản ở giữa của cùng người dùng)
Dòng 3: Dòng 3:
{| class="wikitable"
{| class="wikitable"
|'''Câu hỏi tiết học'''
|'''Câu hỏi tiết học'''
| colspan="2" rowspan="1" |4.21. Các tổ chức trên thế giới đang làm gì để bảo vệ sự sống trên Trái Đất? Em có thể học hỏi gì từ họ?<br />Suy ngẫm sau quá trình khám phá: Em trả lời câu hỏi dẫn dắt như thế nào?
| colspan="2" rowspan="1" |'''4.21. Các tổ chức trên thế giới đang làm gì để bảo vệ sự sống trên Trái Đất? Em có thể học hỏi gì từ họ?<br />Suy ngẫm sau quá trình khám phá: Em trả lời câu hỏi dẫn dắt như thế nào?'''
|-
|-
|'''Mục tiêu bài học'''
|'''Mục tiêu bài học'''
Dòng 115: Dòng 115:
|
|
|}
|}
[[Thể loại:GCED]]
[[Thể loại:Nội dung dạy học cho 12 khối]]
[[Thể loại:GCED Khối 4]]

Bản mới nhất lúc 04:28, ngày 19 tháng 2 năm 2020

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi + Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 4.21. Các tổ chức trên thế giới đang làm gì để bảo vệ sự sống trên Trái Đất? Em có thể học hỏi gì từ họ?
Suy ngẫm sau quá trình khám phá: Em trả lời câu hỏi dẫn dắt như thế nào?
Mục tiêu bài học 4.21.1. Học sinh nắm được tên các tổ chức bảo vệ động vật & thực vật trên thế giới/khu vực và biêt mình có thể học hỏi được gì từ họ. 4.21.2. Học sinh tự trả lời câu hỏi suy ngẫm của chương.
Tiêu chí đánh giá 4.21.1. Học sinh nêu được:

- ít nhất 1 tổ chức bảo vệ sự sống trên trên thế giới/khu vực.

- ít nhất 1 điều em có thể học hỏi từ họ để bảo vệ sự sống trên Trái Đất.

4.21.2. Câu trả lời của HS phản ánh được phần lớn hoặc tất cả những nội dung em đã học xuyên suốt chương/lăng kính.
Tài liệu gợi ý Tham khảo:Một số tổ chức hoạt động về môi trường:

en.wikipedia.org/wiki/Commission_for_Environmental_Cooperation

vea.gov.vn/vn/hoptacquocte/cactochuc/Pages/Danhmụctổchứcquốctếvềmôitrườngvàpháttriển.aspx

lib.agu.edu.vn/co-the-ban-chua-biet/3636-các-tổ-chức-bảo-vệ-môi-trường-và-tài-nguyên-thiên-nhiên

Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép a

HS được giao nhiệm vụ tìm hiểu về 1 tổ chức bảo vệ động/ thực vật trên thế giới/ khu vực ở tuần trước. HS nghiên cứu, chọn lọc các thông tin để giới thiệu về tổ chức đó và chia sẻ qua Flip Grid.

Yêu cầu về nội dung chia sẻ:

+ Tên tổ chức, người, ngày sáng lập

+ Hoạt động chính của tổ chức

+ Ấn tượng của em khi nghiên cứu về tổ chức này

GV, HS xem phần chia sẻ trên Flip Grid, phản hồi/đặt câu hỏi cho người chia sẻ.

(10’) GV chọn những phần chia sẻ tốt để HS cùng nhau xem tại lớp. GV tổ chức cho HS đặt câu hỏi cho tác giả để làm rõ hoặc khai thác thêm các thông tin về tổ chức mà các em giới thiệu (Bloom 1).

(2’) GV chia sẻ: Việc tìm hiểu về các tổ chức bảo vệ động/ thực vật trên toàn cầu sẽ giúp các em có thêm nhiều thông tin phục vụ cho ý tưởng/ dự án của mình. Và quan trọng hơn đó chính là các em biết mình không đơn độc, lập dị khi các em thực hiện các dự án/ ý tưởng vì sự sống trên Trái Đất

   Mảnh ghép b

HS làm việc nhóm để tìm hiểu về 1 tổ chức bảo vệ động/ thực vật trên thế giới/ khu vực trong tuần trước. HS nghiên cứu, chọn lọc các thông tin để giới thiệu về tổ chức đó và chuyển tải thông tin vào brochure.

Yêu cầu về nội dung chia sẻ:

+ Tên tổ chức, người, ngày sáng lập

+ Hoạt động chính của tổ chức

+ Điều em học được từ tổ chức này để phát triển dự án/ ý tưởng của em.

(10’) HS trưng bày các brochure trong không gian lớp học. GV tổ chức cho HS tham quan theo hình thức Bus Stop, đặt câu hỏi để tìm hiểu thêm thông tin về các tổ chức. (Bloom 1)

Hướng dẫn:

Mỗi nhóm cử ra một thành viên nhận nhiệm vụ thuyết trình brochure, các thành viên khác đi tham quan học tập brochure của nhóm khác. Nên đổi phiên thuyết trình để đảm bảo tất cả HS đều được đi tham quan học tập. HS mang Nhật kí học tập để ghi lại thông tin về các tổ chức. Trong quá trình tham quan, HS cần tích cực đặt câu hỏi để tìm hiểu thêm về tổ chức đó.

(2’) GV chia sẻ: Việc tìm hiểu về các tổ chức bảo vệ động/ thực vật trên toàn cầu sẽ giúp các em có thêm nhiều thông tin phục vụ cho ý tưởng/ dự án của mình. Và quan trọng hơn đó chính là các em biết mình không đơn độc, lập dị khi các em thực hiện các dự án/ ý tưởng vì sự sống trên Trái Đất.


   Mảnh ghép a

(1’) Dẫn dắt: Những bài học, những hoạt động ở lăng kính 5 đã giúp các em hiểu về sự cộng tác trong quá trình bảo vệ sự sống trên Trái Đất. Nếu thể hiện sự cộng tác của tất cả mọi người trên thế giới trong việc bảo vệ sự sống trên Trái Đất bằng một bức tranh, em sẽ thể hiện như thế nào? (Bloom 3)

(10’) HS vẽ tranh vào Nhật kí học tập.

(4’) HS chia sẻ về sự cộng tác được thể hiện trong bức tranh của mình với các bạn trong nhóm (3-4 HS)

   Mảnh ghép b

(1’) Dẫn dắt: Những bài học, những hoạt động ở lăng kính 5 đã giúp các em hiểu về sự cộng tác trong quá trình bảo vệ sự sống trên Trái Đất. Các em cần suy ngẫm lại tất cả những gì đã tìm hiểu được trừ các hoạt động ấy.

GV tổ chức cho HS suy ngẫm qua các từ khóa: cá nhân, tổ chức, cộng tác, vai trò, lắng nghe, thỏa hiệp, ...

Hướng dẫn:

+ (2’) GV tạo random các từ khóa từ ứng dụng https://www.classtools.net/random-name-picker/ (hoặc cho HS bốc thăm)

+ (3’) nhóm HS nhận được từ khóa nào phải liên tục chia sẻ các suy nghĩ xoay quanh từ khóa đó (cố gắng vận dụng những điều đã học trong lăng kính 5), cần có thư kí ghi lại các chia sẻ. (Bloom 3)

+ (3’) GV mời một vài HS đại diện nhóm chia sẻ trước lớp.

(4’) Sau đó, GV yêu cầu HS viết vào Nhật kí học tập tất cả suy nghĩ của các em về SỰ CỘNG TÁC trong việc bảo vệ sự sống trên Trái Đất.

(Câu hỏi gợi ý: Vì sao phải cộng tác? Muốn cộng tác tốt thì phải thế nào? Suy nghĩ nào giúp em chủ động/ sẵn sàng cộng tác trong dự án/ ý tưởng của nhóm bạn?...)

(2’) HS trao đổi cặp đôi về nội dung suy ngẫm của mình.