Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Học qua suy ngẫm”
Không có tóm lược sửa đổi |
|||
Dòng 21: | Dòng 21: | ||
*'''Suy ngẫm sau Bài trình bày Truy vấn''': HS tự đánh giá và rút kinh nghiệm sau khi trình bày kết quả Truy vấn Cá nhân của mình. HS có thể dành 10 - 15’ để điền phiếu suy ngẫm ngay sau khi hoàn thành phần thuyết trình. | *'''Suy ngẫm sau Bài trình bày Truy vấn''': HS tự đánh giá và rút kinh nghiệm sau khi trình bày kết quả Truy vấn Cá nhân của mình. HS có thể dành 10 - 15’ để điền phiếu suy ngẫm ngay sau khi hoàn thành phần thuyết trình. | ||
===[[ | ===[[Nội dung học tập#H.E1.BB.8Dc k.E1.BB.B3 2 - Giai .C4.91o.E1.BA.A1n L.C3.A0m - H.E1.BB.8Dc|Học kỳ II: Giai đoạn Làm - Học]]=== | ||
Trong cấu phần Nghiên cứu, thông thường, một bước nhỏ mang tên '''Suy ngẫm Cá nhân''' sẽ được lồng ghép vào mỗi giai đoạn của cấu phần Hành động. Các phần suy ngẫm cá nhân này có '''mục tiêu và tiêu chí''' được thể hiện rõ trong Khung Chương trình, giúp GV dễ dàng hướng dẫn HS thực hiện. | Trong cấu phần Nghiên cứu, thông thường, một bước nhỏ mang tên '''Suy ngẫm Cá nhân''' sẽ được lồng ghép vào mỗi giai đoạn của cấu phần Hành động. Các phần suy ngẫm cá nhân này có '''mục tiêu và tiêu chí''' được thể hiện rõ trong Khung Chương trình, giúp GV dễ dàng hướng dẫn HS thực hiện. | ||
Phiên bản lúc 08:49, ngày 22 tháng 1 năm 2021
Trở thành người học trọn đời (life-long learners) là một trong những mục tiêu lớn nhất dành cho HS mà GCED hướng tới. Để làm được điều đó, suy ngẫm là một hoạt động không thể thiếu.
Chính vì vậy, GCED sử dụng Học qua Suy ngẫm như một trong những phương pháp tiếp cận giáo dục chủ đạo của môn. Phương pháp này không yêu cầu người học nhớ lại kiến thức chỉ để "học thuộc lòng", mà phải thật sự suy ngẫm về những trải nghiệm trong quá trình học & làm. Quá trình suy ngẫm sẽ giúp người học tự đánh giá bản thân để rút kinh nghiệm, thật sự làm chủ quá trình học và kiến thức của mình.
Với quá trình đặc thù (signature) Học - Làm - Học, từ “Học” thứ 2 chính là Suy ngẫm - cơ hội để HS tự biến trải nghiệm thành kiến thức của riêng mình, khắc sâu những điều đã được học và tự đánh giá về chặng đường em đã đi qua. Mặc dù từ “Học” có xuất hiện ở vị trí sau cùng, việc suy ngẫm không chỉ diễn ra vào cuối năm học. Thay vào đó, đây là một quá trình diễn ra liên tục, xuyên suốt hành trình học tập của HS. Các em sẽ dần hình thành thói quen và kỹ năng suy ngẫm hiệu quả, từ đó dễ dàng áp dụng vào nhiều trường hợp, bối cảnh khác nhau trong học tập cũng như trong đời sống.
Là một môn học tập trung vào xây dựng cho HS kiến thức, kỹ năng, thái độ của một Công dân Toàn cầu, GCED mong đợi suy ngẫm sẽ là sợi dây kết nối và giúp HS phát triển một cách toàn diện hơn thông qua việc nhận thức rõ về những gì mình đang học, đang làm, và đang cảm nhận được.
🔎 Xem thêm: Gợi ý suy ngẫm để có thêm một số những gợi ý về cách thực hiện và câu hỏi Suy ngẫm
Những cơ hội để HS luyện tập suy ngẫm trong GCED
Trong suốt chương trình học, HS được trao rất nhiều cơ hội để hình thành và luyện tập kỹ năng suy ngẫm với độ khó tăng dần: từ việc trả lời các câu hỏi tiết học, câu hỏi dẫn dắt, đến rút kinh nghiệm sau khi thực hiện các nhiệm vụ, hay xác định được mối liên kết, sự bổ trợ lẫn nhau giữa các cấu phần trong Chương trình. HS liên tục được thúc đẩy để phát triển vượt xa khỏi việc tiếp thu kiến thức và thực hành đơn thuần.
Đặc biệt, sau khi hoàn thành Truy vấn Cá nhân ở HK1, trong các giai đoạn của Dự án Hành động, HS sẽ thường xuyên thực hiện các bài tập, nhiệm vụ yêu cầu em phải tạo mối liên kết giữa những gì em đang học/trải nghiệm với bài Truy vấn của mình. Điều này đảm bảo tính xuyên suốt, liền mạch của chương trình, đồng thời giúp HS hiểu rằng học tập là một quá trình dài hạn, tất cả các kiến thức đã học cần được liên tục cập nhật, từ đó khắc sâu những gì đã biết và mở rộng những điều mới mẻ mà HS vừa tiếp cận.
Các cơ hội luyện tập suy ngẫm trong năm học được liệt kê như dưới đây:
Học kỳ I: Giai đoạn Học
- Suy ngẫm sau mỗi tiết học: HS trả lời câu hỏi tiết học trong 5 phút cuối của tiết, hoặc trở thành một phần của bài tập về nhà. Để trả lời được câu hỏi này, HS cần nắm được các kiến thức vừa được học trong tiết, từ đó tổng hợp và hình thành quan điểm riêng của mình.
- Suy ngẫm sau mỗi Lăng kính: HS trả lời câu hỏi dẫn dắt vào tiết cuối cùng của mỗi Lăng kính. Thông thường GV sẽ dành nửa tiết (15 - 20 phút) cho HS thực hiện nhiệm vụ này. Cũng giống như câu hỏi tiết học, HS cần nắm được kiến thức vừa học trong Lăng kính, từ đó tổng hợp và hình thành quan điểm riêng của mình khi trả lời câu hỏi dẫn dắt.
- Suy ngẫm sau Bài trình bày Truy vấn: HS tự đánh giá và rút kinh nghiệm sau khi trình bày kết quả Truy vấn Cá nhân của mình. HS có thể dành 10 - 15’ để điền phiếu suy ngẫm ngay sau khi hoàn thành phần thuyết trình.
Học kỳ II: Giai đoạn Làm - Học
Trong cấu phần Nghiên cứu, thông thường, một bước nhỏ mang tên Suy ngẫm Cá nhân sẽ được lồng ghép vào mỗi giai đoạn của cấu phần Hành động. Các phần suy ngẫm cá nhân này có mục tiêu và tiêu chí được thể hiện rõ trong Khung Chương trình, giúp GV dễ dàng hướng dẫn HS thực hiện.
Một số cơ hội suy ngẫm nhỏ lẻ khác cũng sẽ xuất hiện dưới hình thức yêu cầu của một tiết học (mục tiêu, tiêu chí), tuy rằng không được gọi tên chính thức là suy ngẫm.
- Giai đoạn Lên kế hoạch & Chuẩn bị
Sau khi kiểm chứng được tính thiết thực của nhu cầu và chốt được các mục tiêu của dự án, HS sẽ dự đoán về việc dự án Hành động sẽ giúp em hiểu thêm gì về truy vấn cá nhân mà em đã thực hiện trong HK1.
- Giai đoạn Triển khai
Từ những trải nghiệm trong quá trình triển khai dự án và kết quả nhóm em đạt được, học sinh nhìn lại về vai trò của bản thân mình hoặc các cá nhân khác đối với nhóm (cả về mặt đóng góp công sức và nội dung), sau đó suy nghĩ về ảnh hưởng của từng cá nhân đối với cộng đồng mà nhóm đang muốn giúp đỡ.
- Giai đoạn Suy ngẫm
Sau khi triển khai Dự án Hành động theo kế hoạch đề ra, học sinh xác định mức độ thành công của dự án, tự đánh giá về sự thể hiện của nhóm và của chính mình xuyên suốt quá trình, từ đó rút ra các phương án cải thiện cho các dự án sau.
Hoặc tùy theo tính chất của Dự án Hành động, giai đoạn Suy ngẫm có thể được lồng ghép vào giai đoạn Triển khai: HS vừa thực hiện dự án, vừa suy ngẫm để rút kinh nghiệm liên tục, từ đó thay đổi cách làm việc sao cho dự án đạt được kết quả cao nhất.
Sau khi hoàn thành giai đoạn Suy ngẫm, HS kết luận về tính chính xác của dự đoán em đưa ra trong giai đoạn Chuẩn bị: những điều Dự án Hành động giúp em hiểu được thêm về Truy vấn Cá nhân của mình.
- Giai đoạn Báo cáo & Truyền thông
Dựa trên phản hồi của khán giả và tự đánh giá về bài Báo cáo của nhóm, HS bổ sung thêm các rút kinh nghiệm khác cho bản thân và cho nhóm vào kết quả ở giai đoạn Suy ngẫm.
Học sinh thực hiện suy ngẫm tổng kết về quá trình học tập trong cả năm. Bài Suy ngẫm Cuối năm chiếm 50% điểm tổng kết xếp loại cho môn GCED (Đạt hoặc Không Đạt). Đối với sản phẩm này, HS cần nêu bật được những điểm sau:
- Vai trò và đóng góp của cá nhân với Nhóm và với cộng đồng.
- Mối liên hệ giữa Truy vấn Cá nhân với Dự án Hành động (bao gồm quá trình thực hiện và kết quả), từ đó hình thành hiểu biết cá nhân về chủ đề, hiện tượng đang được đề cập đến.
- Những việc cần làm và cải thiện với Truy vấn Cá nhân cũng như Dự án Cộng đồng.
Lưu ý : Yêu cầu đối với Bài Suy ngẫm sẽ được thay đổi cho mỗi nhóm khối lớp dựa trên khả năng và sự phát triển của HS. Xem thêm Rubric Bài suy ngẫm để tham khảo mô tả chi tiết các tiêu chí cho từng nhóm khối lớp.
|
Bên cạnh việc tạo điều kiện cho HS suy ngẫm thông qua các hoạt động kể trên, GV hoàn toàn có quyền tự chủ trong việc tạo thêm những cơ hội khác để giúp HS đào sâu suy nghĩ và tìm cách vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được học.
Lưu ý dành riêng cho việc suy ngẫm trong cấu phần Hành động
Ngoài những thời điểm suy ngẫm được ấn định sẵn trong Khung Chương trình, Ban Biên soạn khuyến khích học sinh liên tục suy ngẫm về những công việc mình đã và đang thực hiện xuyên suốt quá trình thực hiện dự án.
Để làm được điều đó, HS có thể áp dụng Chu trình Suy ngẫm của Gibbs để định hướng suy ngẫm của mình về một trải nghiệm bất kỳ trong thời gian này. Các bước trong chu trình này như sau:
- Mô tả: Điều gì đã xảy ra?
- Cảm xúc: Khi đó, em đã nghĩ gì và đã cảm thấy như thế nào?
- Đánh giá: Trải nghiệm đó có gì tốt và không tốt?
- Phân tích: Tình huống/trải nghiệm đó có ý nghĩa gì với em?
- Kết luận: Em có thể làm gì khác không?
- Kế hoạch hành động: Nếu việc này xảy ra một lần nữa, em sẽ làm gì?
Phát triển câu hỏi suy ngẫm
Mặc dù các cơ hội suy ngẫm xuất hiện nhiều trong chương trình GCED, HS có thể chưa thực sự phát triển được khả năng suy ngẫm một cách độc lập, không cần sự trợ giúp. Để hỗ trợ HS rèn luyện và suy ngẫm hiệu quả, cách đơn giản nhất là sử dụng các câu hỏi dẫn dắt, kích thích tư duy của HS.
🔎 Xem thêm: Gợi ý suy ngẫm để để tham khảo một số dạng câu hỏi suy ngẫm phục vụ tốt cho môn học này.
Ngoài ra, thầy cô hoàn toàn có thể xây dựng những câu hỏi suy ngẫm riêng phù hợp với từng hoàn cảnh, miễn sao đạt được những yêu cầu sau đây:
- Nên là câu hỏi mở; ưu tiên sử dụng các từ như “tại sao”, “như thế nào” trong câu hỏi;
- Phạm vi câu hỏi rộng đủ để HS có thể kết nối nhiều kiến thức với nhau và bộc lộ ý kiến riêng của mình về kiến thức đó, chứ không chỉ là đơn thuần nhắc lại một kiến thức vừa được học;
- Các câu hỏi có thể yêu cầu HS nghĩ lại về quá trình, từ đó rút ra những bài học cụ thể;
- Yêu cầu HS tưởng tượng ra những khả năng khác có thể xảy ra và kết quả sẽ thay đổi như thế nào nếu đi theo hướng đó.
Thúc đẩy Thói quen Suy ngẫm trong lớp học
Suy ngẫm là một kỹ năng không thể thiếu của một người học trọn đời, và có lẽ chính vì thế mà việc xây dựng thói quen suy ngẫm là một việc cần ưu tiên trong lớp học, đặc biệt là đối với môn GCED. Tuy rằng chương trình đã cài cắm những bài tập, nhiệm vụ rải rác để giúp HS làm quen và rèn luyện khả năng suy ngẫm, GV vẫn cần có những hành động trên lớp để thúc đẩy thói quen suy ngẫm cho HS, có thể kể đến như:
- Giải thích và thường xuyên nhắc HS về tầm quan trọng của quá trình. Kết quả chưa chắc đã nói lên tất cả, vậy nên sau khi hoàn thành một trải nghiệm nào đó, HS nên dành thời gian nhìn lại quá trình thực hiện và rút ra những bài học cho bản thân;
- Dành thời gian trên lớp để học sinh có thể dừng lại và suy nghĩ về tại sao con cần học những điều này và con đã học như thế nào;
- Tạo nếp ghi chép suy ngẫm trong lớp, ghi chú lại ngày để có thể dễ dàng nhìn thấy quá trình phát triển của cá nhân;
- Làm mẫu cho HS thông qua việc thực hiện suy ngẫm về quá trình giảng dạy/tổ chức hoạt động, hoặc cho HS tham khảo những suy ngẫm của HS khóa trước/lớp khác.
Lưu trữ Suy ngẫm
Công cụ chính để lưu trữ suy ngẫm của HS là Nhật ký Học tập (LJJ). GV có trách nhiệm kiểm tra LJJ thường xuyên để đảm bảo HS thực hiện đầy đủ các bài tập suy ngẫm và lưu trữ những ghi chép ấy một cách khoa học, dễ hiểu.
Suy ngẫm cũng là một trong những tiêu chí đánh giá chính khi đánh giá LJJ. Yêu cầu về chất lượng của suy ngẫm sẽ có sự khác biệt khá rõ ràng giữa các nhóm khối lớp. (xem rubric LJJ để biết thêm chi tiết).
HS không cần phải dành riêng 1 phần của LJJ để lưu trữ tất cả suy ngẫm - suy ngẫm nên được nằm đúng trình tự xảy ra, xen kẽ với những hoạt động, bài tập, ghi chép trên lớp. Mặc dù vậy, sẽ là rất tốt nếu HS có thể làm nổi bật các phần Suy ngẫm lên để dễ dàng cho việc tìm kiếm sau này, ví dụ như đóng khung, viết bằng bút màu khác, hay highlight những phần này.