Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đánh giá học tập”

Từ GCED
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Dòng 15: Dòng 15:


#Đánh giá Tổng thể (tính điểm, quy đổi ra đạt/không đạt cho cả khóa học).
#Đánh giá Tổng thể (tính điểm, quy đổi ra đạt/không đạt cho cả khóa học).
#Đánh giá Quá trình (được sử dụng như công cụ theo dõi và hỗ trợ học tập của HS, là ràng buộc lớn nhất của GV) ở các thời điểm khác nhau trong năm, đảm bảo rằng GV có thể theo sát quá trình học tập của HS và học sinh sẽ được nhận phản hồi một cách liên tục.<p style="margin-left:2%; margin-right:10%;">📕 ''Tham khảo bài chi tiết: [[Đánh giá Quá trình|Đánh giá quá trình]] và [[Đánh giá Tổng thể|Đánh giá tổng thể]] để biết thêm chi tiết về 5 mốc đánh giá trong GCED''</p>
#Đánh giá Quá trình (được sử dụng như công cụ theo dõi và hỗ trợ học tập của HS, là ràng buộc lớn nhất của GV) ở các thời điểm khác nhau trong năm, đảm bảo rằng GV có thể theo sát quá trình học tập của HS và học sinh sẽ được nhận phản hồi một cách liên tục.
 
<p style="margin-left:2%; margin-right:10%;">📕 ''Tham khảo bài chi tiết: [[Đánh giá Quá trình|Đánh giá quá trình]] và [[Đánh giá Tổng thể|Đánh giá tổng thể]] để biết thêm chi tiết về 5 mốc đánh giá trong GCED'' </p>
{| style="background:none"
{| style="background:none"
| style="vertical-align:top" |
| style="vertical-align:top" |

Phiên bản lúc 07:39, ngày 27 tháng 4 năm 2021

Cơ sở lý thuyết chính cho cấu trúc đánh giá của bộ môn GCED là Đánh giá nhằm phục vụ học tập.

Trong GCED, mục tiêu của đánh giá là rút gọn khoảng cách giữa hiện trạng và mục tiêu

🔎 Xem thêm: Kế hoạch hóa Đánh giá quá trình để hiểu rõ hơn những quy tắc này có ý nghĩa gì đối với một giáo viên GCED

🔎 Xem thêm: Hướng dẫn Đánh giá Quá trình nếu cần hướng dẫn sâu hơn về Đánh giá Quá trình

Đánh giá nhằm phục vụ học tập [1] là quá trình thu thập và phân tích bằng chứng học tập của người học để xác định thành quả học tập & định hướng cho việc dạy và học. Từ đó, người học có thể nâng cao tính chủ động trong học tập, có đủ khả năng và kiến thức để hướng tới việc học tập trọn đời.

Với trọng tâm là HS và đầu ra học tập (thay vì thi đua, xếp hạng, hay “tạo động lực” qua thưởng phạt), đánh giá nhằm phục vụ học tập đặt ra 3 câu hỏi thiết yếu sau:

  1. Thực trạng của HS như thế nào (hoặc: HS đang ở đâu)?
  2. Mục tiêu là gì (hoặc: HS cần đến đâu)?
  3. Làm sao HS đạt được mục tiêu đó (hoặc: làm sao để thu hẹp khoảng cách giữa HS và mục tiêu)?

3 câu hỏi này hình thành một chu trình mà qua đó, việc dạy & học liên tục được cải thiện, GV luôn nắm thực lực và nhu cầu hỗ trợ của HS một cách sát thực, có cơ sở bằng chứng, có khả năng đáp ứng kịp thời, đảm bảo được đầu ra theo mong đợi.

Nếu đánh giá nhằm phục vụ học tập là nguyên lý, môn GCED sử dụng 2 hình thức đánh giá sau để thực hiện hóa nguyên lý này: Đánh giá Quá trình (Formative Assessment) và Đánh giá Tổng thể (Summative Assessment).

Học sinh sẽ được đánh giá quá trình học tập của mình qua Nhật ký Học tập (LJJ), Đề án Dự án Hành động (cuối HK1), và Ngày Báo cáo (cuối HK2), đồng thời được đánh giá tổng thể qua Bài trình bày Truy vấn Cá nhân (cuối học kỳ 1) và Bài suy ngẫm Cuối năm (cuối học kỳ 2).

HS được đánh giá thông qua hai hình thức như dưới:

  1. Đánh giá Tổng thể (tính điểm, quy đổi ra đạt/không đạt cho cả khóa học).
  2. Đánh giá Quá trình (được sử dụng như công cụ theo dõi và hỗ trợ học tập của HS, là ràng buộc lớn nhất của GV) ở các thời điểm khác nhau trong năm, đảm bảo rằng GV có thể theo sát quá trình học tập của HS và học sinh sẽ được nhận phản hồi một cách liên tục.

📕 Tham khảo bài chi tiết: Đánh giá quá trìnhĐánh giá tổng thể để biết thêm chi tiết về 5 mốc đánh giá trong GCED


Lưu ý :
Chương trình sẽ cung cấp rubric cho mỗi khía cạnh được đánh giá. Tuy nhiên, các rubric đều đóng vai trò hướng dẫn, do đó nhiệm vụ của người đánh giá là:
  • Đánh giá dựa trên hiểu biết của bản thân về các tiêu chí.
  • Cân nhắc cẩn thận yêu cầu của chuẩn đầu ra khi đánh giá mức độ đạt của học sinh.
  • Đưa vào quá trình đánh giá một phần chủ quan cần thiết mà mọi nhà giáo nên có.

Rubric trong đánh giá học tập

Rubric là bảng mô tả chi tiết các tiêu chí mà người học cần đạt được ở từng mức xếp hạng nhất định. Rubric được thiết kế để giúp GV và chính HS xác định được mức độ đạt mục tiêu của mình, từ đó có thể đưa ra những phương án cải thiện cho điểm yếu và phát huy những điểm mạnh trong tương lai.

GCED có 5 rubric chính, tương ứng với 5 mốc đánh giá của chương trình. GV có thể biến những rubric này thành phiếu chấm điểm để sử dụng trực tiếp trong các giai đoạn đánh giá.

  • Rubric dành cho các mốc đánh giá quá trình mô tả các hành vi, biểu hiện của từng nhóm tiêu chí/tiêu chí cho 4 loại xếp hạng (Bắt đầu hình thành, Tiệm cận, Thành thục, và Vượt trội). Mức xếp hạng của từng tiêu chí/nhóm tiêu chí là kết quả độc lập, người dùng không nên quy đổi thành số để tính điểm trung bình, cũng không cần cộng dồn các điểm xếp hạng để kết luận HS đạt hay không đạt ở mỗi mốc đánh giá. Đối với 3 rubric này, người dùng chỉ nên sử dụng kết quả để phản hồi, góp ý giúp HS cải thiện.
  • Rubric cho 2 mốc đánh giá tổng thể sẽ có chút khác biệt. Những rubric này sẽ có số điểm tối đa là 100, chia nhỏ thành 10 tiêu chí (mỗi tiêu chí được đánh giá trên thang điểm 10). GV sẽ cho điểm đối với từng tiêu chí, sau đó tính tổng để ra được số điểm cuối cùng. Điểm trung bình của 2 mốc đánh giá tổng thể là căn cứ để xác định 1 HS Đạt hay Không đạt cả năm cho môn GCED. 2 rubric này có thể được sử dụng để phản hồi, góp ý (đánh giá quá trình) cho các lần tập dượt, hoặc xếp loại, cho điểm (đánh giá tổng thể), tùy thuộc vào mục đích sử dụng của người dùng.

Nguồn tham khảo

  1. Cambridge Assessment International Education, Getting started with Assessment for Learning.