Khác biệt giữa bản sửa đổi của “GCED K9: Tiết 9.6”

Từ GCED
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Không có tóm lược sửa đổi
 
Dòng 3: Dòng 3:
{| class="wikitable"
{| class="wikitable"
|'''Câu hỏi tiết học'''
|'''Câu hỏi tiết học'''
|9.6. Vì sao con người sản xuất và tiêu thụ nhiều hơn mức cần thiết?
| colspan="2" |'''9.6. Vì sao con người sản xuất và tiêu thụ nhiều hơn mức cần thiết?'''
|
|-
|-
|'''Mục tiêu bài học'''
|'''Mục tiêu bài học'''
Dòng 38: Dòng 37:
Sự nhận thức về mong muốn khác nhau đối với những nền văn hóa và hệ thống kinh tế-xã hội khác nhau.<br />
Sự nhận thức về mong muốn khác nhau đối với những nền văn hóa và hệ thống kinh tế-xã hội khác nhau.<br />
|
|
* http://redsvn.net/chu-nghia-tieu-thu-bi-kich-cua-con-nguoi-hien-dai/
*http://redsvn.net/chu-nghia-tieu-thu-bi-kich-cua-con-nguoi-hien-dai/
* http://ecue.vn/van-hoa-tieu-dung-p1/&#x0A;http://ecue.vn/lich-su-hoa-chu-nghia-tieu-dung-p2/
*http://ecue.vn/van-hoa-tieu-dung-p1/&#x0A;http://ecue.vn/lich-su-hoa-chu-nghia-tieu-dung-p2/
* [http://ecue.vn/van-hoa-tieu-dung-p1/&#x0A;http://ecue.vn/lich-su-hoa-chu-nghia-tieu-dung-p2/ <nowiki>http://ecue.vn/van-hoa-tieu-dung-p1/</nowiki> <nowiki>http://ecue.vn/lich-su-hoa-chu-nghia-tieu-dung-p2/</nowiki>]
*[http://ecue.vn/van-hoa-tieu-dung-p1/&#x0A;http://ecue.vn/lich-su-hoa-chu-nghia-tieu-dung-p2/ <nowiki>http://ecue.vn/van-hoa-tieu-dung-p1/</nowiki> <nowiki>http://ecue.vn/lich-su-hoa-chu-nghia-tieu-dung-p2/</nowiki>]
|-
|-
|'''Mảnh ghép tham khảo'''
|'''Mảnh ghép tham khảo'''

Bản mới nhất lúc 07:27, ngày 19 tháng 2 năm 2020

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi & Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 9.6. Vì sao con người sản xuất và tiêu thụ nhiều hơn mức cần thiết?
Mục tiêu bài học 9.6.1. HS phân biệt được khái nhiệm "nhu cầu" và "mong muốn" 9.6.2. HS hiểu được rằng sản xuất và tiêu thụ dư thừa mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp và nhà sản xuất
Tiêu chí đánh giá 9.6.1.

*HS định nghĩa được "nhu cầu" *HS định nghĩa được "mong muốn"

*(ví dụ để phân biệt - Bloom 2)

9.6.2.

* HS nêu ra được 02 ví dụ về lợi ích của doanh nghiệp và nhà sản xuất khi sản xuất và tiêu thụ dư thừa

* HS đưa được ra 02 lí do con người sản xuất và tiêu thụ nhiều hơn mức cần thiết

Tài liệu gợi ý Nhu cầu: là những sản phẩm và dịch vụ mà con người tiêu dùng để:

• Thỏa mãn những nhu cầu vật chất cơ bản nhất như thức ăn, nước sạch, nhà ở và quần áo; và

• Đem lại chất lượng cuộc sống vừa ý như sức khỏe tốt, được học hành, liên hệ với người thân và bè bạn.

Những nền văn hóa và hệ thống kinh tế-xã hội khác nhau có nhận thức về nhu cầu khác nhau

Mong muốn: là những sản phẩm và dịch vụ mà con người tiêu dùng để thỏa mãn sự nhận thức về cái mà họ cần trở thành:

• được mọi người thừa nhận, như quần áo thiết kế riêng, mĩ phẩm, ô tô to, xe thể thao, âm nhạc thời thượng, v.v;

• thoải mái và tiện nghi, chẳng hạn đồ đạc mới, nhà rộng hơn, du lịch nước ngoài,v.v;

• không cảm thấy nhàm chán, như đi ăn nhà hàng, xem phim, MTV, trò chơi máy tính, v.v Sự nhận thức về mong muốn khác nhau đối với những nền văn hóa và hệ thống kinh tế-xã hội khác nhau.

Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép a

(10’) GV dẫn dắt bài học bằng câu chuyện sau đây:

Có một chú cá nhỏ sống trong một chiếc bể cá ở gia đình nọ. Hàng ngày, cậu chủ chăm sóc chú cá rất chu đáo. Cậu chủ cho chú cá ăn uống đầy đủ, lại còn mua những rặng san hô rất đẹp giống như không gian ngoài biển cả để chú ngắm nhìn mỗi ngày.

Thế rồi một ngày cậu chủ bận thi cuối cấp lớp 9. Cậu quên mất cho chú ăn. Một ngày, rồi hai ngày, lại ba ngày… Cậu cũng không thay nước cho chú. Chú mệt và đói lả. Chú không còn sức để bơi lội, cũng chẳng còn tâm trí để ngắm nhìn những rặng san hô đẹp đẽ kia nữa…

GV hỏi HS trước toàn lớp:

  1. Trong câu chuyện này, nhu cầu là gì? Mong muốn là gì?
  2. Con thử lấy ví dụ về những nhu cầu của con? Mong muốn của con?
  3. Con hãy tự định nghĩa nhu cầu và mong muốn theo ý hiểu của mình?

(7’) Sau khi HS định nghĩa (Bloom 2) khái niệm theo ý hiểu của mình, GV có thể định hướng khái niệm và chiếu trên slide.

Gợi ý:

Nhu cầu: là những sản phẩm và dịch vụ mà con người tiêu dùng để:

  • Thỏa mãn những nhu cầu vật chất cơ bản nhất như thức ăn, nước sạch, nhà ở và quần áo;
  • Đem lại chất lượng cuộc sống vừa ý như sức khỏe tốt, được học hành, liên hệ với người thân và bè bạn.
  • Những nền văn hóa và hệ thống kinh tế-xã hội khác nhau có nhận thức về nhu cầu khác nhau.

Mong muốn: là những sản phẩm và dịch vụ mà con người tiêu dùng để thỏa mãn sự nhận thức về cái mà họ cần trở thành:

  • được mọi người thừa nhận, như quần áo thiết kế riêng, mĩ phẩm, ô tô to, xe thể thao, âm nhạc thời thượng, v.v;
  • thoải mái và tiện nghi, chẳng hạn đồ đạc mới, nhà rộng hơn, du lịch nước ngoài,v.v;
  • không cảm thấy nhàm chán, như đi ăn nhà hàng, xem phim, MTV, trò chơi máy tính, v.v
  • Sự nhận thức về mong muốn khác nhau đối với những nền văn hóa và hệ thống kinh tế-xã hội khác nhau.

Tài liệu tham khảo:

GV có thể cho HS xem video sau đây để HS hiểu hơn về khái niệm:

https://www.youtube.com/watch?v=4GPxrW-bRpk

(3’) HS chia sẻ theo nhóm đôi hoặc nhóm ba với bạn cùng lớp về những mong muốn hoặc nhu cầu của bản thân, sau đó nói được sự khác nhau giữa hai khái niệm này

   Mảnh ghép b

(3’) GV chiếu lên slide hình ảnh sau đây:


21.png
(Nguồn hình ảnh tại https://www.saga.vn/nhu-cau-needs-mong-muon-wants-va-nhu-cau-co-kha-nang-chi-tra-demands-khac-nhau~43380)

Con hãy sử dụng KN quan sát và suy luận trong chương trình KN TK 21 để suy nghĩ về ý nghĩa của bức tranh này?

GV dẫn tới khái niệm Mong muốn và nhu cầu.

(10’) Trả lời câu hỏi:

  • GV đặt câu hỏi cho HS trên slide:
  1. Con hiểu thế nào là mong muốn và nhu cầu?
  2. Hãy đưa một vài ví dụ về mong muốn và nhu cầu?
  3. Sự khác nhau giữa mong muốn và nhu cầu là gì?
  • HS suy nghĩ và chia sẻ câu trả lời với bạn cùng lớp.
  • HS nhắc lại định nghĩa (Bloom 2) về mong muốn và nhu cầu theo ý hiểu của bản thân.
  • GV chốt định nghĩa.

Gợi ý:

Nhu cầu: là những sản phẩm và dịch vụ mà con người tiêu dùng để:

  • Thỏa mãn những nhu cầu vật chất cơ bản nhất như thức ăn, nước sạch, nhà ở và quần áo;
  • Đem lại chất lượng cuộc sống vừa ý như sức khỏe tốt, được học hành, liên hệ với người thân và bè bạn.
  • Những nền văn hóa và hệ thống kinh tế-xã hội khác nhau có nhận thức về nhu cầu khác nhau.

Mong muốn: là những sản phẩm và dịch vụ mà con người tiêu dùng để thỏa mãn sự nhận thức về cái mà họ cần trở thành:

  • được mọi người thừa nhận, như quần áo thiết kế riêng, mĩ phẩm, ô tô to, xe thể thao, âm nhạc thời thượng, v.v;
  • thoải mái và tiện nghi, chẳng hạn đồ đạc mới, nhà rộng hơn, du lịch nước ngoài,v.v;
  • không cảm thấy nhàm chán, như đi ăn nhà hàng, xem phim, MTV, trò chơi máy tính, v.v
  • Sự nhận thức về mong muốn khác nhau đối với những nền văn hóa và hệ thống kinh tế-xã hội khác nhau.

(7’) GV yêu cầu HS suy nghĩ cá nhân và ghi lại những ví dụ mà mình biết về việc: Nhận thức về Mong muốn/ nhu cầu khác nhau đối với những nền văn hóa hoặc kinh tế khác nhau.

Ví dụ: Một học sinh ở vùng miền núi có mong muốn được đến trường bằng xe đạp thay vì đi bộ như các bạn khác. Nhưng một học sinh ở thành thị lại muốn có xe đạp điện thay vì chỉ đi tới trường bằng xe đạp thông thường.

Sau một loạt các ví dụ được đưa ra, GV cùng HS chốt lại sự khác nhau giữa hai khái niệm này.


   Mảnh ghép a

(10’) Xem clip và trả lời câu hỏi:

  • GV cho cả lớp xem đoạn quảng cáo sau đây của MC Donald.

https://www.youtube.com/watch?v=b9WYHN-NlLE\

  • GV hỏi HS toàn lớp:
  1. Mục đích của quảng cáo này là để làm gì?
  2. Mục đích của quảng cáo nói chung để làm gì?
  3. Tại sao các nhà quảng cáo ra sức sử dụng nhiều kênh thông tin khác nhau để “móc túi”

khách hàng được nhiều nhất?

  • Từ những câu hỏi dẫn dắt này, GV giúp HS hiểu rằng sản xuất và tiêu thụ dư thừa nhằm

mang lại lợi ích cho chính các doanh nghiệp.

(10’) Thảo luận nhóm:

  • HS ngồi theo nhóm 4 - 5 người và cùng ghi lại trên giấy A3 hai yêu cầu sau:
  • HS nêu ra (Bloom 1) được 02 ví dụ về lợi ích của doanh nghiệp và nhà sản xuất khi sản

xuất và tiêu thụ dư thừa

  • HS đưa ra (Bloom 1) 02 lí do con người sản xuất và tiêu thụ nhiều hơn mức cần thiết
  • GV di chuyển tới các nhóm để lắng nghe và đưa ra gợi ý phù hợp

Gợi ý:

Những lí do khiến con người tiêu thụ nhiều hơn: Muốn chứng tỏ mình là người giàu có và nhiều

tiền - tâm lý phổ biến của con người hiện đại; Con người hiện đại không dễ bằng lòng với những

gì mình có, dễ cảm thấy buồn chán với những gì có sẵn nên luôn đòi hỏi. Mà có cầu ắt có cung.

Ví dụ về lợi ích của doanh nghiệp khi tiêu thụ dư thừa: Khi nền kinh tế, khoa học kỹ thuật phát triển

vượt bậc sẽ tạo ra giá trị thạng dư. Lúc đầu, họ chỉ tạo ra những sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của

dân chúng như: thức ăn, quần áo mặc… Khi những nhu cầu này được đáp ứng, người ta phải tạo ra những nhu cầu mới, nếu không sản xuất sẽ bị ngưng trệ: Từ ăn no đến ăn ngon; từ mặc ấm đến mặc đẹp… Nhờ điều này, doanh nghiệp sẽ tiếp tục được tồn tại, doanh nghiệp sẽ có thêm thu nhập…

GV tham khảo tài liệu sau đây:

http://redsvn.net/chu-nghia-tieu-thu-bi-kich-cua-con-nguoi-hien-dai/

http://ecue.vn/van-hoa-tieu-dung-p1/

http://ecue.vn/lich-su-hoa-chu-nghia-tieu-dung-p2/

(5’) HS chia sẻ những ví dụ và lí do mà mình vừa tìm hiểu với cả lớp.

GV và các bạn khác góp ý và đưa thêm ví dụ để làm rõ hơn.

   Mảnh ghép b

(3’) GV dẫn dắt bằng cách giới thiệu bài viết sau đây trên slide:

http://Baikinhtedothi.vn/nganh-xi-mang-du-thua-tren-36-trieu-tan-329113.html

Bài viết đưa ra những số liệu chân thực về một ngành nghề sản xuất tại VN đã bị dư

thừa quá mức so với thực tế tiêu dùng.

Gv hỏi cả lớp:

  1. Con suy nghĩ xem tại sao sản xuất xi măng lại dư thừa với số lượng quá lớn như vậy?
  2. Việc lãng phí trong sản xuất có thể từ những nguyên nhân nào?
  3. Hậu quả của việc lãng phí trong sản xuất và tiêu thụ dư thừa?

(5’) Sau khi HS trả lời, GV dẫn giải như sau:

Sản xuất và tiêu thụ dư thừa được coi là một trong số những loại lãng phí nguy hiểm nhất.

Một số lí do dẫn tới sản xuất dư thừa như:

  • Mua nguyên liệu trước thời hạn
  • Kế hoạch sản xuất không linh động
  • Không dự đoán được nhu cầu của thị trường
  • ….

Con người hiện đại cũng thường có tâm lý tiêu thụ nhiều hơn mức cần thiết. Đó là yếu tố đẩy mạnh sản xuất dư thừa. Việc này sẽ mang tới lợi ích cho chính nhà sản xuất.

(12’) HS xem video sau đây:

https://www.youtube.com/watch?v=6Zpi_JpgcgQ

(Kỷ lục hay lãng phí?)

Nội dung video nói về việc người VN cũng như tâm lý chung của nhiều người muốn tạo nên những kỷ lục. Kỷ lục này là làm ra một chiếc bánh dày thật lớn. Tuy nhiên, chúng ta lại không thấy được sự lãng phí của nó.

GV yêu cầu HS làm theo nhóm đôi hoặc nhóm ba để:

  • HS nêu ra (Bloom 1) được 02 ví dụ về lợi ích của doanh nghiệp và nhà sản xuất khi sản xuất và tiêu thụ dư thừa
  • HS đưa ra (Bloom 1) 02 lí do con người sản xuất và tiêu thụ nhiều hơn mức cần thiết

(5’) Chia sẻ - giáo viên ghi lại câu trả lời của học sinh trên bảng theo 2 cột lí do và lợi ích của sản xuất, tiêu thụ dư thừa.