GCED K7: Tiết 7.8
Mô tả nội dung bài học
Câu hỏi + Mục tiêu bài học
Câu hỏi tiết học | 7.8. Các tác nhân của biến đổi khí hậu đang tạo ra những vòng lặp như thế nào? | |
Mục tiêu bài học | 7.8.1. HS nghiên cứu một số những hiện tượng trong biến đối khí hậu và chỉ ra được những hiện tượng này phát triển như thế nào để trở thành một vòng luẩn quẩn. | 7.8.2. HS xây dựng được một vòng lặp nhân quả (liên tiếp, tiếp nối, khép kín) các hiện tượng biến đổi khí hậu. |
Tiêu chí đánh giá | 7.8.1. HS chỉ ra được ít nhất một vòng lặp gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu. | 7.8.2. HS tự xây dựng ít nhất một vòng lặp nhân quả các hiện tượng biến đổi khí hậu. |
Tài liệu gợi ý | Định hướng:
Vòng lặp/vòng luẩn quẩn: 1 yếu tố nào đó ở hiện tại là nguyên nhân nhưng tương lại sẽ trở thành kết quả, và lại quay ngược trở lại trở thành nguyên nhân. Điều đó sẽ cứ diễn ra mãi mãi nếu không có những giải pháp tác động vào những mắt xích bên trong. Ví dụ về vòng luẩn quẩn: (1) Lượng phát thải khí nhà kính tăng --> Nhiệt độ trung bình nóng lên --> Băng tan --> Nước biển dâng --> Mất đất tự nhiên --> Bê tông hoá nhiều hơn --> Khí nhà kính tăng,... (2) Lượng phát thải nhà khí tăng --> Nhiệt độ trung bình nóng lên --> Tan chạy tầng đất đóng băng vĩnh cửu (permafrost), và khi tan chảy tầng đất giải phóng khí CO2 --> dẫn đến lượng khí CO2 nhiều hơn. |
|
Mảnh ghép tham khảo |
Mảnh ghép a
(3’) Think - Pair - Share
(2’) GV tổng kết và định hướng nội dung: Vòng lặp/vòng luẩn quẩn: 1 yếu tố nào đó ở hiện tại là nguyên nhân nhưng tương lại sẽ trở thành kết quả, và lại quay ngược trở lại trở thành nguyên nhân. Điều đó sẽ cứ diễn ra mãi mãi nếu không có những giải pháp tác động vào những mắt xích bên trong. (7’) Hoạt động nhóm
Lưu ý: Lớp có 04 nhóm nhưng GV chỉ cung cấp 02 bộ Handout của 02 vòng lặp. Do đó, các nhóm trình bày phản hồi cho nhau. (Handout đính kèm, xoay quanh 02 vòng lặp mà PCT cho ví dụ: (1) Lượng phát thải khí nhà kính tăng --> Nhiệt độ trung bình nóng lên --> Băng tan --> Nước biển dâng --> Mất đất tự nhiên --> Bê tông hoá nhiều hơn --> Khí nhà kính tăng,... (2) Lượng phát thải nhà khí tăng --> Nhiệt độ trung bình nóng lên --> Tan chạy tầng đất đóng băng vĩnh cửu (permafrost), và khi tan chảy tầng đất giải phóng khí CO2 --> dẫn đến lượng khí CO2 nhiều hơn.)
(5’) GV mời các nhóm trình bày ý kiến và phản hồi cho nhau
Mảnh ghép b
(7’) Thảo luận nhóm: ● Học sinh được chia thành các nhóm 4 - 5 người (HS được sử dụng thiết bị điện tử, internet) ● Giáo viên giao nhiệm vụ: ○ Giải thích (Bloom 2) nếu khí CO2 ngày càng tăng sẽ gây nên những tác động gì cho môi trường sống của con người? ○ Liệu khi con người ngưng thải khí CO2 ra môi trường thì lượng khí CO2 có giảm? Vì sao? (5’) GV gọi nhóm đại diện trình bày, các nhóm khác bổ sung. (5’) GV hướng dẫn HS xác định được vòng lặp gây ra BĐKH (tham khảo ví dụ của PCT. Hoặc: BĐKH làm tan chảy tầng đất đóng băng vĩnh cửu => release khí CO2 => khí CO2 nhiều hơn => BĐKH bị ảnh hưởng hơn) |
Mảnh ghép a
(12’) Sắm vai Từ những thông tin được cung cấp về những vòng lặp nhân quả các hiện tượng biến đổi khí hậu.
Hình thức trình bày: Các nhóm có thể trình bày trực tiếp trên lớp hoặc quay phim để trình chiếu tại lớp. (1’) GV tổng kết (2’) HS suy ngẫm Em hãy tự xây dựng ít nhất một vòng lặp nhân quả các hiện tượng biến đổi khí hậu mà mình quan tâm nhất
Mảnh ghép b
Hoạt động: Vẽ tranh về vòng lặp nhân quả các hiện tượng biến đổi khí hậu
|