GCED K9: Tiết 9.19

Từ GCED
Phiên bản vào lúc 07:30, ngày 19 tháng 2 năm 2020 của Vinschool admin (thảo luận | đóng góp)

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi & Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 9.19. Những tổ chức nào đang hoạt động trong lĩnh vực này?
Mục tiêu bài học 9.19.1

HS phân loại được các loại hình tổ chức theo các nhóm được cung cấp sẵn

Nhóm 1: Phi lợi nhuận - Phi chính phủ

Nhóm 2: Doanh nghiệp vừa và nhỏ (hoạt động trong 1 nước)

Nhóm 3: Doanh nghiệp quốc tế và đa quốc gia

9.19.2.

HS xác định được các chương trình phát triển sản xuất và tiêu dùng bền vững

và các tổ chức đang dẫn dắt các chương trình này

Tiêu chí đánh giá 9.19.1

- HS xếp loại các loại hình doanh nghiệp được theo 03 nhóm.

- HS liệt kê được 02 hoạt động phát triển kinh tế bền vững của mỗi loại hình tổ chức.

9.19.2.

HS liệt kê được 05 chương trình phát triển kinh tế bền vững và các tổ chức

đang dẫn dắt các chương trình này

Tài liệu gợi ý SDGs, CSIP Giáo viên có thể cân nhắc tráo đổi 9.19.1 và 9.19.2
Én Xanh: http://enxanh.org.vn/ (VCCI - UNDP - CSIP - VUSTA)

Phát triển bền vững và toàn diện chuỗi giá trị nghêu và tre tại Việt Nam (Oxfam)

Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép a
(5’) GV chiểu logo sau:
24.png
GV hỏi HS:
  • Em có biết đây là logo của tổ chức nào không?
  • Em biết gì về Unicef?
  • Kể tên một vài tổ chức/ doanh nghiệp mà em biết?

(10’) GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 3 - 4 người.

  • Mỗi nhóm có thể sử dụng thiết bị điện tử (GV giao từ tuần trước về việc được mang máy tính/ điện thoại) để tìm hiểu thông tin về các tổ chức/ doanh nghiệp và chia vào 3 nhóm sau đây:
    • Nhóm 1: Phi lợi nhuận - Phi chính phủ
    • Nhóm 2: Doanh nghiệp vừa và nhỏ (hoạt động trong 1 nước)
    • Nhóm 3: Doanh nghiệp quốc tế và đa quốc gia.
  • HS cũng tìm kiếm các hoạt động phát triển kinh tế bền vững của mỗi loại hình tổ chức.

GV có thể lấy ví dụ về quỹ Nhi đồng liên hợp quốc ở link sau:

https://www.unicef.org/vietnam/vi

(5’) Sau khi các nhóm tìm hiểu, GV mời 1 - 2 thành viên trong các nhóm đến trình bày trước lớp.

GV ghi lên bảng, HS ghi vào vở 3 nhóm và liệt kê (Bloom 1) được 02 hoạt động phát triển kinh tế bền vững của mỗi loại hình tổ chức.

   Mảnh ghép b

(5’) Chiếu tên link sau trên slide:

http://cafef.vn/giam-thue-thu-nhap-xuong-15-17-tro-luc-cho-doanh-nghiep-vua-va-nho-20180414085805711.chn

GV hỏi HS:

  1. Con hiểu gì về doanh nghiệp vừa và nhỏ?
  2. Con có biết 1 doanh nghiệp vừa và nhỏ nào ở VN?
  3. Theo con, các tổ chức doanh nghiệp nói chung được chia vào các nhóm nào? Cho ví dụ ở mỗi nhóm để chứng minh?

GV gợi ý và định hướng một vài doanh nghiệp ở mỗi nhóm qua các tài liệu tham khảo sau:

(10’) Từ những gợi ý trên, HS làm việc theo nhóm để tìm hiểu mục tiêu bài học, bao gồm 2 yêu cầu sau đây:

  • HS xếp loại (Bloom 1) các loại hình doanh nghiệp được theo 03 nhóm
  • HS liệt kê (Bloom 1) được 02 hoạt động phát triển kinh tế bền vững của mỗi loại hình tổ chức.

Trong quá trình HS làm việc, GV cần định hướng vì đây là kiến thức tương đối khó với HS.

(5’) HS trao đổi với GV và các HS khác để tìm hiểu thêm thông tin và ghi lại phần tổng kết vào vở.


   Mảnh ghép a


(25’) GV tiếp tục cho HS ngồi theo nhóm như ở hoạt động 1

  • HS có thể tiếp tục sử dụng smartphone hoặc tham khảo ý kiến của các bạn
  • trong nhóm về các chương trình phát triển sản xuất và tiêu dùng bền vững và các tổ chức đang dẫn dắt các chương trình này.
  • GV định hướng và hỗ trợ HS hiểu sâu hơn về nội dung này.
  • Lưu ý: Đây là khái niệm còn tương đối mới mẻ với HS. Do đó, GV có thể cho HS về nhà tìm hiểu từ tiết học trước để chia sẻ trong tiết này.
  • Kết thúc phần làm việc nhóm, Hs trình bày trước lớp những nội dung mình đã tìm hiểu được.
  • Hs liệt kê (Bloom 1) được 05 chương trình phát triển kinh tế bền vững và các tổ chức đang dẫn dắt các chương trình này

Nguồn tham khảo về các chương trình/ tổ chức phát triển kinh tế bền vững:

   Mảnh ghép b

(10’) GV dẫn:

Một trong các hình thức phát triển kinh tế bền vững hiện nay ở VN đó là giảm khoảng cách đói nghèo ở các vùng nông thôn, vùng sâu, xa.

Nhiều tổ chức/ chính quyền địa phương đã sử dụng nhiều cách khác nhau nhằm xây dựng mô hình phát triển bền vững.

Hãy cùng quan sát một mô hình truyền thống sau đây:

https://www.youtube.com/watch?v=7cB-MrdB-l8

HS suy ngẫm về mô hình phát triển kinh tế bền vững này và có thể kể tên (Bloom 1) một vài tổ chức mà con biết ở ngay nơi mình sinh sống nhằm phát triển sản xuất bền vững.

(15’) HS báo cáo theo BTVN mà giáo viên đã giao trong tuần học trước.

HS cần liệt kê (Bloom 1) được 05 chương trình phát triển kinh tế bền vững và các tổ chức đang dẫn dắt các chương trình này.

Các nhóm khác bổ sung để kết thúc giờ học, mỗi HS cần ghi lại được 5 tổ chức/ chương trình vào vở của mình.