GCED K2: Tiết 2.14

Từ GCED
Phiên bản vào lúc 11:07, ngày 17 tháng 10 năm 2019 của Vinschool admin (thảo luận | đóng góp)

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi + Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 2.14. Em cần tìm hiểu thông tin gì trước khi đưa ra giải pháp cho vấn đề ô nhiễm nguồn nước và tại sao?
Mục tiêu bài học 2.14.1. HS nắm được lợi ích của việc tìm hiểu thông tin trước khi đưa ra bất kỳ giải pháp nào. 2.14.2. HS xác được tác nhân gây ô nhiễm nước ở một khu vực (Ấn Độ, Flint - Michigan - Hoa Kỳ, Hà Nội)
Tiêu chí đánh giá 2.14.1. HS nêu được ít nhất 2 lợi ích của việc tìm hiểu thông tin. 2.14.2. HS nêu được 2 lí do mà khu vực được chọn đang bị ô nhiễm nước.
Tài liệu gợi ý Gợi ý:

- Việc tìm hiểu sẽ giúp em có hiểu biết sâu hơn về vấn đề, từ đó đưa ra được giải pháp hiệu quả.

- Việc tìm hiểu sẽ giúp em tránh được những kiến thức, hiểu biết sai lầm về vấn đề.

Đinh hướng: Học sinh tìm hiểu về lí do và ảnh hưởng của vấn đề ô nhiễm nguồn nước tại một địa điểm VD như Ấn Độ, Flint - Michigan - Hoa Kỳ, Hà Nội - Việt Nam, v..v... dựa trên tài liệu và nguồn thông tin giáo viên cung cấp trực tiếp cho học sinh.

Học sinh nhận thấy việc tìm hiểu thông tin giúp em có những nhận định chính xác hơn về nguồn gốc cũng những đối tượng bị ảnh hưởng, từ đó mới đưa ra các giải pháp thiết thực được.

http://eschooltoday.com/pollution/water-pollution/more-water-pollution-facts.html

https://en.wikipedia.org/wiki/Water_pollution_in_India

https://www.nrdc.org/stories/flint-water-crisis-everything-you-need-know#sec-timeline

http://eschooltoday.com/pollution/water-pollution/industrial-causes-of-water-pollution.html

https://www.water-pollution.org.uk/

Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép a


GV đưa ra 1 hình ảnh (nước bị ô nhiễm, chuyển thành màu đen)

  • (4’) Yêu cầu 1: Em hãy nêu giải pháp (Bloom 1) khắc phục tình trạng này. (GV không cung cấp thêm bất kì thông tin gì ngoài bức ảnh chiếu cho HS xem)

HS nêu ý kiến cá nhân.

GV lựa chọn 1 giải pháp bất kì (vd: không vứt rác ra sông, hồ)

  • (4’) Yêu cầu 2: Trao đổi nhóm 2-4 HS, nêu ý kiến của nhóm em về giải pháp này và giải thích (Bloom 2) (Nhóm em có đồng ý hay không? Giải pháp này đã phù hợp để giải quyết dứt điểm vấn đề hay chưa…?)
  • (7’) GV nêu thêm 1 vài thông tin về hình ảnh và cho HS nhận xét (GV có thể lựa chọn 1 trong số các thông tin, như: khu vực này có/không có dân cư sinh sống, đây là khu vực tập trung nhiều khu công nghiệp..vv (Bloom 2). ⇒ Để HS thấy được rằng, khi thiếu thông tin thì giải pháp hay những phỏng đoán của mình đưa ra chưa chắc đã phù hợp với hoàn cảnh ⇒ Cần tìm hiểu thông tin trước khi đưa ra giải pháp)
   Mảnh ghép b

GV đưa ra 1 hình ảnh (nước bị ô nhiễm, chuyển thành màu đen)

  • (3’) Yêu cầu 1: Mỗi HS tự ghi vào giấy note 1 giải pháp (Bloom 1) để khắc phục tình trạng này. (GV không cung cấp thêm bất kì thông tin gì ngoài bức ảnh chiếu cho HS xem)
  • (3’) Yêu cầu 2: Chuyển tờ giấy note cho bạn khác. Mỗi bạn hãy đọc tờ giấy note mình nhận được, viết ra ít nhất 1 lí do để cho thấy giải pháp mà bạn đưa ra không phù hợp/phù hợp (Bloom 2)
  • (9’) GV lựa chọn nêu ra nội dung 1 số tờ giấy note trước lớp, gợi ý cho HS bổ sung ý kiến, tranh luận

⇒ Khi chưa có thông tin rõ ràng về vấn đề thì rất khó để đưa ra giải pháp tối ưu ⇒ Cần tìm hiểu trước khi đưa ra giải pháp


   Mảnh ghép a
  • (2’) GV chia nhóm, cung cấp cho HS một số nguồn tư liệu liên quan đến khu vực bị ô nhiễm nước ở Ấn Độ (với các hình thức khác nhau: tư liệu, ảnh, clip…)

https://en.wikipedia.org/wiki/Water_pollution_in_India

  • (4’) HS kể tên (Bloom 1) một số nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nước, chọn ra 2 nguyên nhân quan trọng nhất và giải thích (Bloom 2) lí do chọn
  • (8’) GV tổ chức cho các nhóm tranh luận, nêu ý kiến trước lớp

(1’) ⇒ rút ra một số nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm nước

   Mảnh ghép b

Hoạt động “Vì sao lại thế?”

  • (1’) HS lựa chọn một hình ảnh (GV chuẩn bị các tấm ảnh liên quan đến ô nhiễm nước ở Hà Nội: rác thải trên sông hồ, nước sông đen bẩn, nước máy không sạch...)
  • Yêu cầu:

(4’) HS thảo luận nhóm, suy ngẫm và giải thích (Bloom 2) những lí do dẫn đến ô nhiễm nước (như ảnh)

  • Chia sẻ:

(8’) Các nhóm lần lượt đưa tranh, ảnh nhóm mình đã lựa chọn trên bảng và chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm mình.

⇒ (2’) HS rút ra các nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương (do nước thải sinh hoạt, rác thải vứt không đúng chỗ…)