Hệ thống câu hỏi & mục tiêu
Khung Chương trình của môn GCED thể hiện tư duy thiết kế ngược, tức mọi thứ phải bắt đầu bằng đích đến. Sau đó, qua từng bước thì chúng ta mới có thể cụ thể hóa mục tiêu của từng tiết. Trong hệ thống câu hỏi & mục tiêu, các cấp khác nhau là:
- Chuẩn đầu ra của khối đó
- Câu hỏi dẫn dắt
- Câu hỏi tiết học
- Mục tiêu & tiêu chí
Câu hỏi dẫn dắt
Trong môn GCED sẽ có những câu hỏi dẫn dắt mà sau một quá trình học tập học sinh cần có được câu trả lời riêng. Mỗi câu hỏi dẫn dắt sẽ được chia nhỏ ra thành những câu hỏi của từng tiết học.
Yêu cầu về câu hỏi dẫn dắt:
- Câu hỏi mở, phạm vi câu hỏi đủ rộng để có một sự khám phá có ý nghĩa, tuy nhiên cũng không quá rộng.
- Độ khó phù hợp với trình độ/phát triển của HS ở khối lớp tương ứng.
- Là điểm giao thoa giữa Lăng kính (nếu có), Chủ đề trọng tâm.
Ví dụ về câu hỏi dẫn dắt:
Lớp 1, Chủ đề trọng tâm “Bản sắc riêng và Sự đa dạng”, Lăng kính #1 - Tư duy Toàn cầu:
“Tại sao nhận diện và tôn trọng cái riêng của mỗi người lại thể hiện tư duy toàn cầu?”
Đây là một câu hỏi mở mà học sinh lớp 1 có đủ khả năng để trả lời thông qua việc trả lời những câu hỏi nhỏ hơn, chi tiết hơn xuyên suốt 4 tiết học về Lăng kính Tư duy Toàn cầu. Câu hỏi cũng cho thấy sự liên kết rõ ràng giữa Chủ đề trọng tâm và Lăng kính.
Câu hỏi tiết học là những câu hỏi chi tiết hơn so với Câu hỏi dẫn dắt, thường được sử dụng để định hướng 1 tiết học. Học sinh sẽ có khả năng trả lời các câu hỏi này khi tiết học kết thúc. Mỗi câu hỏi sẽ được biến thành những mục tiêu học tập và tiêu chí đánh giá cụ thể.
Yêu cầu về câu hỏi tiết học:
- Câu hỏi mở, phạm vi hẹp hơn câu hỏi dẫn dắt và vừa đủ để HS tìm câu trả lời trong 1 tiết học.
- Thể hiện sự liên kết rõ ràng với câu hỏi dẫn dắt, Chủ đề trọng tâm, và Lăng kính.
- Độ khó phù hợp với trình độ/phát triển của HS ở khối lớp tương ứng.
Ví dụ: Tại sao cần tôn trọng sự khác biệt?
Đây là câu hỏi mở mà HS lớp 1 có thể trả lời thông qua các hoạt động trong 1 tiết học. Trả lời được câu hỏi này sẽ giúp HS có thêm kiến thức để trả lời câu hỏi dẫn dắt, từ đó hiểu thêm về Chủ đề trọng tâm cũng như Lăng kính 1.
Mục tiêu học tập & tiêu chí/bằng chứng đánh giá
Mục tiêu học tập miêu tả cụ thể học sinh có thể làm gì sau khi tiết học kết thúc. Các mục tiêu này sẽ được lượng hóa để trở thành tiêu chí đánh giá mà giáo viên có thể dễ dàng đo đạc được nhằm xác định mức độ đạt mục tiêu của HS.
Mục tiêu học tập và tiêu chí đánh giá luôn đi kèm nhau, có cùng mã (code).
Mục tiêu học tập | Tiêu chí đánh giá |
Yêu cầu về mục tiêu học tập:
|
Yêu cầu cho tiêu chí/bằng chứng đánh giá:
|
Ví dụ:
1.3.1: Học sinh hiểu được tôn trọng là gì và xác định được hậu quả của việc thiếu tôn trọng. |
Ví dụ:
1.3.1: Học sinh xác định được:
|