Bằng chứng học tập (Evidence of Learning)
Môn GCED được xây dựng để đề cao tính sáng tạo trong việc dạy & học. Để giáo viên, BGH, cũng như PHHS có thể theo dõi và đảm bảo sự phát triển cá nhân của từng học sinh, Chương trình yêu cầu giáo viên & học sinh phải tạo ra và lưu trữ bằng chứng học tập rõ nét, bám chặt vào mục tiêu học tập, dễ dàng lưu trữ, theo dõi và đánh giá.
Bằng chứng đến từ đâu?
Mỗi mục tiêu học tập đều đi kèm theo tiêu chí đánh giá, và quá trình hướng đến các tiêu chí sản xuất ra các bằng chứng học tập. Bằng chứng học sinh đạt được tiêu chí này có thể có nhiều dạng, từ học liệu học sinh sản xuất ra cho đến checklist giáo viên tự giữ để đánh giá hành vi mong muốn trong lớp (như phát biểu trả lời đúng). Giáo viên nên chủ động kế hoạch hóa việc thu thập bằng chứng làm sao để thích hợp nhất.
Nhật ký Hành trình Học tập (Learning Journey Journal - “LJJ”) của học sinh và Nhật ký Giảng dạy của giáo viên là những nơi lưu trữ chính của những bằng chứng học tập xuyên suốt năm học. Bằng chứng học tập sẽ được sử dụng trong hoạt động chuyên môn để giúp tổ giáo viên GCED & BGH định hướng môn học.
Bằng chứng trong học và dạy
Bằng chứng học tập sẽ giúp GV sát sao với quá trình học của HS, bởi đó là minh chứng cụ thể nhất về những gì HS đã học và làm qua từng giai đoạn (VD: Học sinh đã bắt đầu nghiên cứu như thế nào, đã chia nhóm & thống nhất chủ đề ra sao, v.v.). Ngoài ra bằng chứng cũng cho thấy sự tiến bộ và thành tích học tập của HS qua từng giai đoạn của môn GCED và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phản hồi cho học sinh và điều chỉnh giảng dạy. Đồng thời, bằng chứng là cơ sở để cho thấy học sinh đã đạt được những chuẩn đầu ra mong đợi như thế nào.
Dùng bằng chứng để quản lý chất lượng
Bằng chứng học tập của HS cũng sẽ hỗ trợ BGH và PCT trong công tác quản lý chất lượng dạy & học. Một trong những ưu tiên hàng đầu của môn GCED là HS được lựa chọn truy vấn dựa trên mối quan tâm riêng của cá nhân và được tạo điều kiện để khám phá mối quan tâm đó. Điều này sẽ giúp HS thực sự làm chủ và có trách nhiệm với quá trình học tập của mình. Bởi vậy, GV không được phép lên kế hoạch, làm việc hộ HS, hoặc tự ý rút ngắn các bước trong Khung Chương trình chỉ vì muốn tiết kiệm thời gian hay làm cho công việc của mình dễ dàng hơn. Các bằng chứng học tập của HS sẽ phản ánh rõ ràng quá trình dạy và học, từ đó BGH và PCT có thể phát hiện những biểu hiện tiêu cực và can thiệp kịp thời.
(Tham khảo Phụ lục vi. để được hướng dẫn cụ thể cách sản xuất, thu thập, giải nghĩa, và sử dụng Bằng chứng Học tập trong Đánh giá Quá trình.)