GCED K6: Tiết 6.20

Từ GCED
Phiên bản vào lúc 07:27, ngày 28 tháng 10 năm 2019 của Vinschool admin (thảo luận | đóng góp)

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi + Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 6.20. Tại giao tiếp lại quan trọng khi cộng tác và làm thế nào để giao tiếp hiệu quả khi cộng tác?
Mục tiêu bài học 6.20.1. Học sinh hiểu về sự quan trọng của giao tiếp trong cộng tác. 6.20.2. Học sinh hiểu thế nào là giao tiếp hiệu quả
Tiêu chí đánh giá 6.20.1. Học sinh liệt kê được ít nhất 2 lợi thế của giao tiếp trong cộng tác. 6.20.2. Học sinh liệt kê được 4 yếu tố cần thiết giúp giao tiếp hiệu quả.
Tài liệu gợi ý Gợi ý trả lời về lợi ích của giao tiếp tốt trong cộng tác:

- Hiểu hơn về nhu cầu và mong muốn của nhau

- Hiểu hơn về điểm mạnh, điểm yếu, nguồn lực sẵn có của nhau để có thể san sẻ trách nhiệm một cách hiệu quả

- Đưa ra kế hoạch hành động phù hợp với mục tiêu của các bên liên quan

- Phân chia trách nhiệm một cách rõ ràng, minh bạch

- Các nội dung cộng tác không bị chồng chéo lẫn nhau giữa các bên

- Nếu có bất đồng, có thể trao đổi để đi đến thoả hiệp => có lợi cho cả 2 bên

- Chia sẻ về các kiến thức sẵn có => đưa ra giải pháp hiệu quả nhất

- Giúp thiết lập và tăng cường mối quan hệ

Gợi ý trả lời 4 yếu tố giúp giao tiếp trở nên hiệu quả:

- Nhận ra được cảm xúc của người khác thông qua lời nói, ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ và giọng điệu của họ

- Sử dụng các kỹ năng chủ động lắng nghe

- Không áp đặt góc nhìn của mình lên người khác

- Có cách ứng xử phù hợp với môi trường văn hóa mới.
_______

1. Các cách giúp giao tiếp hiệu quả hơn: https://www.ted.com/talks/celeste_headlee_10_ways_to_have_a_better_conversation?language=en

Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép a


(5’) Hoạt động: Đi tìm đồ vật

  • GV yêu cầu hai học sinh tham gia hoạt động tìm một đồ vật được giấu trong lớp ra ngoài. Sau đó GV yêu cầu cả lớp giấu một đồ vật và thực hiện theo quy tắc sau:
  • Đối với học sinh đầu tiên vào tìm đồ: Cả lớp sẽ chỉ cười và không ai chỉ dẫn gì cả. Có thể thêm một vài câu như bạn không tìm thấy đâu..
  • Đối với học sinh thứ hai vào tìm đồ: Cả lớp sẽ hướng dẫn bạn ý tìm đồ bằng một vài gợi ý và có thái độ giao tiếp thân mật cùng bạn

(2’) Sau đó GV định hướng học sinh bằng một số câu hỏi:

  • Con xác định (BLoom 2) lý do khiến bạn thứ hai tìm đồ vật dễ hơn không?
  • Con giải thích (BLoom 2) những lý do giúp bạn tìm kiếm đồ dễ dàng có giúp ích được con người trong cuộc sống như thế nào?

(8’) Thảo luận nhóm:

  • GV chia lớp ra thành các nhóm từ 4 - 5 bạn
  • Các nhóm phát hình ảnh quá trình giao tiếp theo link: https://cuocsongdungnghia.com/giao-tiep-ung-xu/6-quy-trinh-giao-tiep-trong-cuoc-song-it-nguoi-biet.html sau đó các nhóm sẽ viêts lợi ích của giao tiếp trong cuộc sống ra bức ảnh.
  • GV yêu cầu các nhóm lên chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm
  • GV tổng kết và đưa ra một số định hướng cho học sinh về lợi ích của giao tiếp trong cuộc sống:
  • Hiểu hơn về nhu cầu và mong muốn của nhau
  • Hiểu hơn về điểm mạnh, điểm yếu, nguồn lực sẵn có của nhau để có thể san sẻ trách nhiệm một cách hiệu quả
  • Đưa ra kế hoạch hành động phù hợp với mục tiêu của các bên liên quan
  • Phân chia trách nhiệm một cách rõ ràng, minh bạch
  • Các nội dung cộng tác không bị chồng chéo lẫn nhau giữa các bên
  • Nếu có bất đồng, có thể trao đổi để đi đến thoả hiệp => có lợi cho cả 2 bên
  • Chia sẻ về các kiến thức sẵn có => đưa ra giải pháp hiệu quả nhất  
  • Giúp thiết lập và tăng cường mối quan hệ
  • GV tổng kết và cho học sinh viết suy ngẫm.
   Mảnh ghép b


(5’) Hoạt động: Đoán tên con vật qua hành động

  • GV yêu cầu hai học sinh tham gia hoạt động: Đoán tên đồ vật qua hành động.
  • GV chuẩn bị sẵn một số giấy ghi tên các con vật. Học sinh xung phong lên chơi bốc thăm tên một con vật sau đó sử dụng hành động của mình để cả lớp đoán tên đó là con vật gì ( Học sinh không sử dụng âm thanh trong hoạt động này).
  • GV yêu cầu các bạn học sinh ở dưới đoán.

(2’) Sau đó GV định hướng học sinh bằng một số câu hỏi:

  • Con xác định (BLoom 2) lý do khiến việc đoán tên các con vật khó khăn?
  • Con giải thích (BLoom 2) một số yếu tố giúp quá trình giao tiếp trở nên hiệu quả và thuận lợi hơn.

(8’) Thảo luận nhóm:

  • GV chia lớp ra thành các nhóm từ 4 - 5 bạn
  • Các nhóm phát hình ảnh quá trình giao tiếp theo link: https://cuocsongdungnghia.com/giao-tiep-ung-xu/6-quy-trinh-giao-tiep-trong-cuoc-song-it-nguoi-biet.html sau đó các nhóm sẽ viêts lợi ích của giao tiếp trong cuộc sống ra bức ảnh.
  • GV yêu cầu các nhóm lên chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm
  • GV tổng kết và đưa ra một số định hướng cho học sinh về lợi ích của giao tiếp trong cuộc sống:
  • Hiểu hơn về nhu cầu và mong muốn của nhau
  • Hiểu hơn về điểm mạnh, điểm yếu, nguồn lực sẵn có của nhau để có thể san sẻ trách nhiệm một cách hiệu quả
  • Đưa ra kế hoạch hành động phù hợp với mục tiêu của các bên liên quan
  • Phân chia trách nhiệm một cách rõ ràng, minh bạch
  • Các nội dung cộng tác không bị chồng chéo lẫn nhau giữa các bên
  • Nếu có bất đồng, có thể trao đổi để đi đến thoả hiệp => có lợi cho cả 2 bên
  • Chia sẻ về các kiến thức sẵn có => đưa ra giải pháp hiệu quả nhất  
  • Giúp thiết lập và tăng cường mối quan hệ
  • GV tổng kết và cho học sinh viết suy ngẫm.
   Mảnh ghép a

(5’) GV cho học sinh xem video hai người thợ săn trứng: https://www.youtube.com/watch?v=52M5EfRkBBo (0:00 - 3:35)

GV yêu cầu học sinh ngồi theo nhóm và thảo luận những ý sau:

  • Chuyện gì đã xảy ra trong video?
  • Điều gì khiến hai người thợ săn trứng không hiểu ý nhau ?

(2) GV khẳng định giao tiếp đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Để giao tiếp tốt thì chúng ta cần phải chú ý đến những yếu tố tạo nên một cuộc giao tiếp hiệu quả.

(5’) GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm

  • Học sinh xác định (Bloom 1) các yếu tố giúp tạo nên quá trình giao tiếp hiệu quả.
  • Học sinh chia sẻ ý kiến của nhóm.

GV tổng kết và định hướng học sinh những yếu tố giúp tạo nên quá trình giao tiếp hiệu quả.

- Nhận ra được cảm xúc của người khác thông qua lời nói, ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ và giọng điệu của họ

- Sử dụng các kỹ năng chủ động lắng nghe

- Không áp đặt góc nhìn của mình lên người khác

- Có cách ứng xử phù hợp với môi trường văn hóa mới.

(2’) Học sinh viết suy ngẫm vào vở.

   Mảnh ghép b

(2) GV khẳng định giao tiếp đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Để giao tiếp tốt thì chúng ta cần phải chú ý đến những yếu tố tạo nên một cuộc giao tiếp hiệu quả.

(5’) GV cho học sinh dán một tờ giấy trên lưng, sau đó mỗi bạn sẽ ghi lên lưng bạn mình cách mà bạn đó giao tiếp với mình hàng ngày như thế nào? Sau khoảng 3 phút, học sinh bỏ các tờ giấy ở lưng và đọc kết quả.

(5’) GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân.

  • Học sinh xác định (Bloom 1) các yếu tố giúp tạo nên quá trình giao tiếp hiệu quả.
  • Học sinh chia sẻ ý kiến của nhóm.

GV tổng kết và định hướng học sinh những yếu tố giúp tạo nên quá trình giao tiếp hiệu quả.

- Nhận ra được cảm xúc của người khác thông qua lời nói, ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ và giọng điệu của họ

- Sử dụng các kỹ năng chủ động lắng nghe

- Không áp đặt góc nhìn của mình lên người khác

- Có cách ứng xử phù hợp với môi trường văn hóa mới.

(2’) Học sinh viết suy ngẫm vào vở.