GCED K6: Tiết 6.19
Mô tả nội dung bài học
Câu hỏi + Mục tiêu bài học
Câu hỏi tiết học | 6.19 Các chương trình, dự án cộng tác quốc tế nào đang được triển khai để giảm nghèo đói? | |
Mục tiêu bài học | 6.19.1. Học sinh hiểu rằng các dự án cộng tác quốc tế đang được triển khai nhằm giảm nghèo đói | 6.19.2. Học sinh hiểu rằng sự cộng tác giữa các bên là cần thiết để giải quyết vấn đề nghèo đói hiệu quả |
Tiêu chí đánh giá | 6.19.1. Học sinh nêu được ít nhất 2 mô hình cộng tác đang được triển khai nhằm giảm nghèo. | 6.19.2. Học sinh nắm được:
- Xoá nghèo đói cần sự cộng tác của các bên vì các bên đều có vai trò quan trọng. - Sự cộng tác xuyên quốc gia giúp quá trình giảm nghèo hiệu quả hơn. |
Tài liệu gợi ý | (Có thể tham khảo và liên hệ đến những tổ chức được nêu ra trong 6.9.1.)
Gợi ý trả lời: - cộng tác giữa các quốc gia trên thế giới: Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc - cộng tác giữa Chính phủ và tổ chức quốc tế: Việt Nam và World Bank: https://baotintuc.vn/xa-hoi/192000-ho-dan-huong-loi-tu-du-an-giam-ngheo-tai-cac-tinh-mien-nui-phia-bac-20190627172401463.htm - cộng tác giữa tổ chức phi chính phủ (Oxfam), đại diện chính phủ VN (VCCI), và khối quốc gia khác (EU): https://vietnam.oxfam.org/latest/press-release/oxfam-khởi-động-dự-án-“phát-triển-bền-vững-và-toàn-diện-chuỗi-giá-trị-nghêu-và - cộng tác giữa Quỹ tư nhân, chính phủ, Liên hợp quốc, tổ chức phi chính phủ, khối tư nhân nhằm giảm suy dinh dưỡng: https://www.gatesfoundation.org/What-We-Do/Global-Development/Nutrition |
Định hướng:
- Mỗi bên có những thế mạnh/điểm yếu riêng và có thể bổ trợ lẫn nhau: + Chính phủ: có quyền + Khối tư nhân: có tiền + Khối phi chính phủ: năng lực + Cá nhân: nhận thức, ý chí thay đổi - Sự cộng tác xuyên quốc gia giúp quá trình giảm nghèo hiệu quả hơn vì: + Có sự chia sẻ nguồn lực + Có sự chia sẻ về tri thức/nghiên cứu về phương pháp hiệu quả + Có sức ép để thúc đẩy thay đổi |
Mảnh ghép tham khảo |
Mảnh ghép a
Xem các đoạn clip và ghi nhớ (Bloom 1) tên tổ chức/quốc gia, các chương trình, chính sách hỗ trợ đến từ tổ chức này đối với Việt Nam. https://www.youtube.com/watch?v=oDOuMPS155w (0:00 - 3:00) (8’) Học sinh trả lời các câu hỏi dưới đây. GV gọi HS phát biểu trước lớp.
(2’) Quiz: Em hãy kể tên và giới thiệu (Bloom 1) mục tiêu hoạt động cua rmột số tổ chức quốc tế khác đã tiến hành nhiều chương trình hỗ trợ giảm đói nghèo trên thế giới. GV tổng kết:
Oxfarm: Oxfam là một liên minh quốc tế gồm 19 tổ chức cùng phối hợp hoạt động tại trên 90 quốc gia trên thế giới, nhằm đem lại tác động lớn hơn trong nỗ lực xóa đói giảm nghèo và đấu tranh cho bình đẳng.
Mảnh ghép b
(5’) Đọc và chia sẻ tư liệu:
|
Mảnh ghép a
Dẫn dắt: Tại sao xóa đói nghèo lại cần có sự tham gia của các bên? Lý do nào dẫn đến nhiều tổ chức quốc tế được thành lập để tập trung hỗ trợ giảm đói nghèo các nước? Sự cộng tác giữa các quốc gia có ý nghĩa gì đối với quá trình giảm nghèo trên toàn thế giới? (12’) GV tổ chức thảo luận nhóm
(1’) GV tổng kết những lợi ích của việc cộng tác các bên và xuyên quốc gia: - Mỗi bên có những thế mạnh/điểm yếu riêng và có thể bổ trợ lẫn nhau: + Chính phủ: có quyền + Khối tư nhân: có tiền + Khối phi chính phủ: năng lực + Cá nhân: nhận thức, ý chí thay đổi - Sự cộng tác xuyên quốc gia giúp quá trình giảm nghèo hiệu quả hơn vì: + Có sự chia sẻ nguồn lực + Có sự chia sẻ về tri thức/nghiên cứu về phương pháp hiệu quả + Có sức ép để thúc đẩy thay đổi
Mảnh ghép b
GV Dẫn dắt: Giả định rằng người nghèo không nhận được bất kỳ hỗ trợ nào từ chính phủ, các tổ chức quốc tế và tư nhân thì họ sẽ ra sao? Nếu như mỗi quốc gia tự giải quyết vấn đề đói nghèo của mình mà không có bất kỳ sự cộng tác nào với các quốc gia khác trên thế giới thì điều gì sẽ xảy ra?
(5’) Brainstorming: HS nêu ý kiến suy luận (Bloom 4):
(10’) Thiết kế khẩu hiệu:
- Mỗi bên có những thế mạnh/điểm yếu riêng và có thể bổ trợ lẫn nhau: + Chính phủ: có quyền + Khối tư nhân: có tiền + Khối phi chính phủ: năng lực + Cá nhân: nhận thức, ý chí thay đổi - Sự cộng tác xuyên quốc gia giúp quá trình giảm nghèo hiệu quả hơn vì: + Có sự chia sẻ nguồn lực + Có sự chia sẻ về tri thức/nghiên cứu về phương pháp hiệu quả + Có sức ép để thúc đẩy thay đổi
|