Hướng dẫn Cán bộ Quản lý cơ sở
Để triển khai Chương trình GCED (hoặc bất kỳ một chương trình nào), sự tham gia tích cực và sát sao của đội ngũ Cán bộ Quản lý Cơ sở (từ đây gọi tắt là “CBQL”) là điều không thể thiếu.
Chương trình GCED yêu cầu các CBQL nắm rõ yêu cầu của Chương trình cho GV và HS để từ đó kế hoạch hóa quá trình triển khai để không bao giờ rơi vào thế bị động, “làm đâu tính tới đó”.
Trong suốt quá trình trên, đội ngũ Quản lý chịu trách nhiệm hoàn toàn cho phương thức cũng như chất lượng triển khai dạy và học GCED, đảm bảo học sinh phát triển đúng lộ trình được đặt ra và giáo viên luôn nhận được sự hỗ trợ & định hướng.
“CBQL” trong ngữ cảnh của văn bản này bao gồm:
- Ban Giám hiệu: Hiệu trưởng hoặc Hiệu phó đảm nhiệm môn GCED tại cơ sở; đóng vai trò định hướng và đầu mối cộng tác với Phòng Chương trình. Ban Giám có trách nhiệm đánh giá giáo viên; tuy nhiên, việc này có thể chia bớt cho Điều phối cấp Cơ sở hoặc Phòng Chương trình.
- Điều phối cấp Cơ sở: Được hiểu như Tổ trưởng Chuyên môn của cơ sở cho môn GCED; làm việc trực tiếp dưới Ban Giám hiệu.
CBQL có trách nhiệm giải trình cho Lãnh đạo Hệ thống.
Tổ chức hoạt động chuyên môn
Sức mạnh tập thể luôn tốt hơn những nỗ lực đơn lẻ. Và Chương trình GCED vốn không được thiết kế cho một cá nhân nghiên cứu mà phải được “giải nghĩa” bởi những nỗ lực có tổ chức.
Do đó, một trong những trách nhiệm của CBQL là tổ chức và theo sát các hoạt động chuyên môn nhằm đảm bảo GV hiểu lý thuyết để có thể giải thích lại cho đồng nghiệp và PHHS, nắm vững những khái niệm sẽ dạy, và luôn làm chủ tiến trình học tập của học sinh (thay vì dạy đến đâu “vỡ lòng” đến đó).
Các hoạt động chuyên môn có thể bao gồm (nhưng không nhất thiết chỉ có):
1. Chuẩn bị cho việc giảng dạy:
- Tổ chức demo;
- Chỉnh sửa và kiểm duyệt giáo án hoàn chỉnh.
2. Đào tạo tập trung qua workshop (có thể dựa trên chuyên đề về kỹ năng giảng dạy, chia sẻ kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy, hoặc chia sẻ hiểu biết về các khái niệm quan trọng nhưng khó hiểu)
GV GCED vốn có rất nhiều nhiệm vụ, và để GV có thể hoàn thành những nhiệm vụ này một cách hiệu quả nhất có thể, CBQL có trách nhiệm:
- Kế hoạch hóa và giám sát quá trình triển khai những nhiệm vụ này:
- Đảm bảo độ “SMART” của những kế hoạch này.
- Đảm bảo mục đích/ đầu ra đã được định hình rõ ràng từ trước để công việc luôn có giá trị cho giáo dục, không chỉ là “việc nặng” vô nghĩa.
- Nắm rõ nhu cầu đào tạo của Tổ GCED của cơ sở để từ đó có thể tổ chức đào tạo nội bộ một cách sát thực nhất có thể.
Lưu ý :
|
Quản lý tiến trình triển khai
📙 Bài chi tiết: Quản lý tiến trình triển khai
Khi triển khai Chương trình GCED, đội ngũ CBQL sẽ chịu trách nhiệm cho sự thành công của Chương trình tại cơ sở của mình. Để thực hiện hóa được việc này, CBQL sẽ đóng vai trò lãnh đạo, đồng hành trong chuyên môn lẫn vận hành cho tổ GCED của cơ sở. Trách nhiệm này bao gồm những nhóm việc sau:
Kiểm soát chất lượng, đánh giá và báo cáo
📙 Bài chi tiết: Kiểm soát chất lượng, đánh giá và báo cáo
Như đã nêu ở trên, CBQL chịu trách nhiệm chính cho chất lượng triển khai GCED tại cơ sở. Điều này có nghĩa CBQL phải đóng vai trò kiểm chứng và phê duyệt công tác giáo dục của tổ GCED, đánh giá GV (để góp ý hay xếp hạng) và báo cáo thường xuyên. Trong quá trình này, PCT sẽ đóng vai trò cố vấn chuyên môn cho CBQL.
Nguyên tắc báo cáo/ phối hợp:
Vì PCT là cố vấn chuyên môn, PCT sẽ không có khả năng xử lý thông tin mang tính vận hành hay số liệu tủn mủn.
VD: Số tiết đã dạy; số buổi họp chuyên môn; từng chi tiết của thảo luận trong tổ GCED; số GV thêm/bớt; v.v.
Do đó, các CBQL nên chú ý rằng báo cáo phải mang tính đánh giá và định hướng. PCT sẽ thảo luận về những vấn đề mang tính chất chuyên môn, đúng trọng tâm của Chương trình, giúp làm rõ định hướng và kế hoạch hành động của cơ sở.
VD: Tổng kết và suy ngẫm về số liệu Đánh giá Quá trình sau 1-2 tháng triển khai; thực trạng năng lực GV và cách hỗ trợ; nhu cầu đào tạo, v.v.
Kiểm soát và đánh giá chất lượng giảng dạy GCED
Phê duyệt mảnh ghép & giáo án của GV:
Dù Thư viện Tài nguyên đã gợi ý sẵn hoạt động cho toàn bộ các tiết học của môn GCED, sẽ có những trường hợp mà chúng chưa phù hợp với điều kiện thực tế của lớp GV dạy, hoặc GV có cách tiếp cận khác tối ưu hơn. Trong trường hợp đó, GV có thể tự tạo ra các mảnh ghép hoạt động, và CBQL sẽ có trách nhiệm rà soát độ phù hợp (dựa trên định hướng của Khung Chương trình), sau đó phê duyệt về việc sử dụng các mảnh ghép hoạt động này trong giáo án dạy chính thức của GV.
Bên cạnh đó, dù GV có sử dụng mảnh ghép hoạt động trong Thư viện Tài nguyên hay tự thiết kế hoạt động, giáo án cuối cùng của GV vẫn phải nhận được sự phê duyệt của CBQL trước khi đưa vào dạy trong lớp học.
Bảo đảm đạt được yêu cầu & mong đợi của Chương trình:
CBQL phải kiểm soát giảng dạy GCED và hướng đến việc đạt những đầu ra của khối trong Ma trận Chuẩn đầu ra GCED. Cẩm nang GCED có các phần cụ thể liên quan đến Ma trận như Đánh giá theo chuẩn đầu ra và Nhiệm vụ Phát triển kỹ năng HS. CBQL có thể tổ chức dự giờ hoặc rà soát qua hoạt động chuyên môn để nắm được chất lượng dạy & học GCED, sau đó đưa ra những biện pháp phù hợp để bảo đảm GV có kế hoạch giảng dạy mà có thể thỏa mãn những yêu cầu này.
Kiểm soát & theo dõi bằng chứng học tập, LJJ và Đánh giá Quá trình:
Nhật ký Hành trình Học tập (“LJJ”) của học sinh là nơi lưu trữ chính của những bằng chứng học tập xuyên suốt năm học. Bằng chứng này được sử dụng để đánh giá và cải thiện dạy & học. CBQL có trách nhiệm rà soát và đảm bảo mỗi GV đều có kế hoạch nét để thu thập, giải nghĩa, và sử dụng các bằng chứng này một cách hiệu quả.
Đánh giá nhật ký giảng dạy của GV (tùy chọn):
Để giúp GV GCED phát triển chuyên môn một cách hiệu quả, từng bước đạt được chuẩn mực quốc tế trong dạy và học, CBQL có thể yêu cầu GV tạo ra Nhật ký Giảng dạy của riêng mình.
Thực hiện đánh giá GV:
CBQL sẽ sử dụng công cụ COT để đánh giá GV một cách sát thực và nghiêm ngặt qua các buổi dự giờ đánh giá (formal observation, khác với dự giờ phản hồi). Ban Giám hiệu sẽ được PCT cố vấn trong quá trình đánh giá để có thể tự triển khai công việc này một cách độc lập.
Đánh giá Tổ trưởng Chuyên môn/ Điều phối Cơ sở (50%):
CBQL sẽ cùng PCT đánh giá TTCM và ĐPCS vào cuối mỗi học kỳ. Đánh giá của Ban Giám hiệu sẽ chiếm 50% tỷ trọng, PCT chiếm 50% còn lại. Tuy nhiên, vì đây là nhân sự của cơ sở, Ban Giám hiệu sẽ là bên chủ động đề xuất đánh giá để đảm bảo có điểm đánh giá kịp thời và sẽ là bên điều phối thông tin giữa các phòng ban liên quan.
Đề xuất KPI cho cơ sở:
CBQL sẽ đề xuất KPI cho mỗi học kỳ, PCT sẽ là người cố vấn và đưa ra đề xuất để QLCS sửa đổi cho phù hợp với điều kiện triển khai thực tế.
Báo cáo về tình hình dạy & học GCED để đưa ra sự điều chỉnh hợp lý về cách tiếp cận quản lý:
CBQL có trách nhiệm cung cấp số liệu về kết quả học tập & tình hình dạy học của môn GCED cho PCT (và CEO). Tuy nhiên, những số liệu hay thông tin trong báo cáo này không nên mang ý nghĩa thông báo, mà nên hướng tới việc đề xuất cải thiện/chỉnh sửa để PCT có thể rà soát và cố vấn cho QLCS một cách phù hợp và chính xác nhất.
GCED COT
E3a. Tổ chức hoạt động chuyên môn
E3b. Quản lý tiến trình triển khai