GCED K9: Tiết 9.33 - 9.38 (tiếp)

Từ GCED
Phiên bản vào lúc 07:24, ngày 18 tháng 2 năm 2020 của Vinschool admin (thảo luận | đóng góp)

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi & Mục tiêu bài học

Tiết 9.33 - 38.7+8

Câu hỏi tiết học 9.33 - 38. Đề án của nhóm em là gì?
Mục tiêu bài học 9.33 - 38.7. Học sinh xác định được mục tiêu cho giải pháp. 9.33 - 38.8. HS học hỏi từ một phương án hành động đã được thực hiện để giải quyết vấn đề mà nhóm em chọn.
Tiêu chí đánh giá 9.33 - 38.7. Học sinh có thể:

- Xác định được ít nhất 1 mục tiêu SMART.

- Giải thích được vì sao mục tiêu này phù hợp để giải quyết vấn đề nhóm quan tâm.

9.33 - 38.8.

- Nhóm được tiếp cận (tìm được hoặc được GV cung cấp) với 01 phương án hành động đã được thực hiện để giải quyết vấn đề nhóm con chọn.

- Nhóm nêu được 2-3 điểm làm tốt của phương án trên mà có thể áp dụng được với dự án của nhóm.

Tài liệu gợi ý Tham khảo link sau để rõ hơn về mục tiêu SMART: http://ivyprep.edu.vn/study/xac-dinh-muc-tieu-theo-nguyen-tac-smart/
Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép


(20') GV cho HS tìm hiểu thế nào là mục tiêu SMART.

Học sinh đưa ra được ít nhất 1 mục tiêu để giải quyết vấn đề nhóm em chọn, cân nhắc câu hỏi sau:

  • Để giải quyết một vấn đề, cần bắt đầu từ nguyên nhân, nhóm em sẽ chọn tập trung giải quyết nguyên nhân nào?
  • Vì sao em chọn nguyên nhân này? Cung cấp ít nhất 2 lí do
  • (S) Specific/Cụ thể: Để giải quyết nguyên nhân này, nhóm em cần làm gì?
  • (M) Measurable/Đo đạc được: Làm thế nào để em biết mục tiêu của em đã đạt được?
  • (A) Achievable/Thực tế: Mục tiêu này có khả thi không? Có bị quá sức/nguồn lực để em thực hiện?
  • (R)/Relevant/Liên quan: Mục tiêu của nhóm đã liên quan đến cộng đồng của em và vấn đề nhóm em muốn giải quyết?
  • Timely/Có thời hạn: Khi nào thì em sẽ đạt được mục tiêu này?

Sử dụng câu trả lời của các câu hỏi trên để trả lời câu hỏi lớn: Vì sao mục tiêu này phù hợp để giải quyết vấn đề mà nhóm quan tâm?

Gợi ý hình thức tổ chức:

Học sinh thảo luận trong nhóm, điền phiếu hoặc ghi chép câu trả lời trong LJJ sau đó có thể chia sẻ với nhóm khác/với lớp.

Nhắc HS cập nhật bản thông tin trên vào file Đề án.


   Mảnh ghép



(20') Tìm hiểu và liệt kê ít nhất 2 giải pháp hướng đến giải quyết vấn đề tương đồng với vấn đề nhóm em đã chọn.

Với mỗi giải pháp, HS cần trả lời các câu hỏi sau:

  • Giải pháp này là gì?
  • Mục tiêu của giải pháp này là gì?
  • Mức độ hiệu quả trong việc giải pháp vấn đề này? Tại sao lại hiệu quả hoặc không hiệu quả?
  • Điểm mạnh của giải pháp này là gì? Điểm cần cải thiện là gì?
  • Nhóm em có thể vận dụng giải pháp này để giải quyết vấn đề em đã chọn như thế nào?

Gợi ý hình thức tổ chức:

  • Tìm kiếm giải pháp:
    1. Giao làm BTVN, HS mang thông tin tìm kiếm được đến lớp.
    2. Trong trường hợp đa số các nhóm không nghiên cứu/có kết quả nghiên cứu thì GV có thể cho HS dành thời gian trên lớp để thực hiện.
  • Phân tích giải pháp:
    1. Thực hiện trên lớp, HS làm theo nhóm, có thể gọi một số nhóm lên chia sẻ cuối giờ.

Nhắc HS cập nhật thông tin trên vào file Đề án


Tiết 9.33 - 38.9+10

Câu hỏi tiết học 9.33 - 38. Đề án của nhóm em là gì?
Mục tiêu bài học 9.32 - 38.9. Học sinh xác định được các yếu tố cần cân nhắc trước khi đưa ra giải pháp 9.32 - 38.10. HS đưa ra và phân tích được một số ý tưởng khả thi cho phương án hành động.
Tiêu chí đánh giá 9.32 - 38.9. Học sinh có thể:

- Xác định và mô tả ít nhất 3 yếu tố cần cân nhắc.

9.32 - 38.10. HS trình bày được rõ ràng ít nhất 2 ý tưởng khả thi, có thể giúp nhóm em đạt được các mục tiêu của nhóm đặt ra và phù hợp với các yêu cầu của yếu tố cần cân nhắc.
Với mỗi ý tưởng HS nêu được 2 điểm mạnh và 2 điểm yếu.
Tài liệu gợi ý Gợi ý câu trả lời (GV có thể tìm hiểu thêm)

8 yếu tố cơ bản cần cân nhắc:

Cost - chi phí.

Customers - đặc điểm của cộng đồng mình muốn phục vụ.

Resources - nguồn lực.

Environmental considerations - cân nhắc về môi trường.

Function - chức năng của dự án.

Material - nguyên liệu.

Size - phạm vi/tầm của dự án.

Nguồn: https://misslauraengland.blog/2016/05/29/step-by-step-guide-to-completing-the-myp-community-project/

Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép
(20') HS điền vào bảng sau:
Yếu tố Yếu tố này ảnh hưởng đến dự án như thế nào? Mức độ cần thiết (thang điểm từ 1 - 5, với 1 là không liên quan đến dự án và 5 là rất quan trọng).
Cost - chi phí.
Customers - đặc điểm của cộng đồng mình muốn phục vụ.
Resources - nguồn lực.
Size - phạm vi/quy mô dự án.
Materials - nguyên liệu.
Functions - chức năng/ ảnh hưởng của dự án
Environmental considerations - cân nhắc về môi trường.

Từ đó, chọn ra ít nhất 3 yếu tố liên quan và quan trọng với dự án. Với mỗi yếu tố, HS cụ thể hóa yêu cầu định lượng của mỗi yếu tố.

Yếu tố Yêu cầu định lượng của yếu tố
VD: Tiền bạc Cần 10 triệu để thực hiện dự án

Nhắc HS cập nhật thông tin trên vào file Đề án



   Mảnh ghép
HS đưa ra một số ý tưởng cho giải pháp. Với mỗi ý tưởng học sinh cần trả lời các câu hỏi sau:
  • Ý tưởng này có giúp em đạt được mục tiêu đề ra? Như thế nào?
  • Ý tưởng này có thể đáp ứng được các yếu tố cần cân nhắc cho dự án (liệt kê ở mục tiêu trước)? Bao nhiêu %?
  • 2 điểm mạnh của ý tưởng này? 2 điểm cần cân nhắc?
  • Đối với các điểm cần cân nhắc, nhóm em có cách nào để giải quyết?

HS có thể trình bày dưới dạng bảng so sánh so sánh để từ đó đưa ra được phương án cuối cùng mà nhóm em lựa chọn.

Nhắc HS cập nhật thông tin trên vào file Đề án

Tiết 9.33 - 38.11+12

Câu hỏi tiết học 9.33 - 38. Đề án của nhóm em là gì?
Mục tiêu bài học 9.32 - 38.11. HS lựa chọn 1 phương án hành động phù hợp 9.32 - 38.12. HS tự đánh giá về quá trình làm việc nhóm.
Tiêu chí đánh giá 9.32 - 38.11.

- Nhóm chọn được 1 phương án hành động phù hợp. - HS xác định những cấu phần cần thiết của đề án.

9.32 - 38.12. HS đưa ra được ít nhất 2 nhận xét cụ thể cho mỗi mục sau:

- Điểm nhóm em đã làm tốt.

- Điểm nhóm em cần cải thiện

- Phương án để cải thiện.

Tài liệu gợi ý Định hướng:Những cấu phần cần có trong đề án:

- Mô tả đề tài;

- Xác định đóng góp của truy vấn cá nhân của mỗi thành viên với Đề tài.

- Phân tích cộng đồng & nhu cầu của cộng đồng mà sẽ được hưởng lợi từ dự án này.

- Mô tả 1 số loại hình dự án khả thi.

- Tóm tắt về vai trò, nhiệm vụ của các thành viên và nguyên tắc làm việc nhóm.

- Tự đánh giá quá trình làm việc nhóm.

Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép


(10-15') Dựa theo phân tích ở mục tiêu 9.32 - 38.11, nhóm thống nhất và đưa ra 1 lựa chọn phù hợp nhất với mình.

Liệt kê ít nhất 2 lí do cho lựa chọn này

Nhắc HS cập nhật thông tin trên vào file Đề án.

Nhóm liệt kê lại 6 cấu phần chính và yêu cầu của mỗi cấu phần của đề án (Nếu HS, nhắc HS xem lại template Đề án)

So sánh yêu cầu này với file Đề án nhóm đã thực hiện và xác định:

  • Cấu phần đã hoàn thành?
  • Cấu phần nào cần bổ sung/chỉnh sửa và bổ sung/chỉnh sửa những gì?
   Mảnh ghép

(15') Thảo luận nhóm: Mỗi nhóm trả lời các câu hỏi sau. Câu trả lời cần có sự đồng thuận của cả nhóm.

  1. Trong quá trình tạo đề án, nhóm em đã làm tốt điều gì? Nêu ra ít nhất 2 điều kèm theo ví dụ cụ thể.
  2. Nhóm em chưa làm tốt điều gì? Nêu ra ít nhất 2 điều kèm theo ví dụ cụ thể.
  3. Cho mỗi điều nhóm chưa làm tốt, đưa ra ít nhất 1 phương án để cải thiện với mục tiêu cải thiện cụ thể
Điều chưa làm tốt Phương án cải thiện Mục tiêu
Mất nhiều thời gian để thống nhất ý kiến Đưa ra các quy trình về việc thống nhất ý kiến Tạo ra một quy trình thống nhất ý kiến hiệu quả giúp nhóm không tốn nhiều thời gian để ra quyết định.

Nhắc HS cập nhật các thông tin mới này vào file Đề án



Tiết 9.33 - 38.13

Câu hỏi tiết học 9.33 - 38. Đề án của nhóm em là gì?
Mục tiêu bài học 9.32 - 38.13. Học sinh hoàn thiện và nộp đề án.
Tiêu chí đánh giá 9.32 - 38.13. Học sinh sử dụng kết quả làm việc từ những mục tiêu trước và chỉnh sửa để ra được bản Đề án sẵn sàng để nộp.
Tài liệu gợi ý Gợi ý thực hiện: có thể giao thành BTVN cho HS
Tham khảo rubric để biết rõ hơn về yêu cầu/tiêu chí cho Đề án.
Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép
GV lần lượt tạo cơ hội để HS thực hiện các việc sau:
  1. HS review rubric đánh giá Đề án và xác định lại những cấu phần cần thiết cũng như các yêu cầu của Đề án.
  2. HS dành thời gian trên lớp hoặc ở nhà để cùng nhau chỉnh sửa file Đề án, đảm bảo file Đề án đạt được các yêu cầu như trong rubric.  
  3. HS chỉnh sửa từ ngữ, format văn bản.
  4. HS nộp bài hoàn thiện cho GV.