GCED K5: Tiết 5.19

Từ GCED
Phiên bản vào lúc 04:39, ngày 19 tháng 2 năm 2020 của Vinschool admin (thảo luận | đóng góp)
(khác) ← Phiên bản cũ | Phiên bản mới nhất (khác) | Phiên bản mới → (khác)

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi + Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 5.19: Em có thể cộng tác như thế nào với các cá nhân, tổ chức trong việc xây dựng và bảo vệ công lý?
Mục tiêu bài học 5.19.1. Học sinh biết một số tổ chức đang hoạt động để xây dựng và bảo vệ công lý (gồm cả luật pháp và chuẩn mực xã hội). 5.19.2. Học sinh hiểu mình nên / không nên làm gì để việc cộng tác với một tổ chức được hiệu quả.
Tiêu chí đánh giá 5.19.1. Học sinh nêu ra được mục tiêu, người lãnh đạo, cách hoạt động của 1 tổ chức đang hoạt động để xây dựng và bảo vệ công lý. 5.19.2. Học sinh nêu ra được:

- ít nhất 2 ví dụ về những điều em nên làm trong quá trình cộng tác.

- ít nhất 2 ví dụ về những điều em không nên làm trong quá trình cộng tác.

Tài liệu gợi ý
Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép a

2’) Trò chơi Truyền điện:

Kể tên cơ quan tổ chức có sự đóng góp vào việc xây dựng Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. (Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc; Hội bảo vệ quyền trẻ em VN; Cơ quan Trung ương Đoàn, Ủy ban mặt trận Tổ quốc…; Bộ Giáo dục và ĐT….)


(5’) Chia lớp thành 4 nhóm – phát thông tin: Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc; Làng trẻ em SOS; Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, Đoàn thanh niên tỉnh Vĩnh Phúc.

Tham khảo

https://vi.wikipedia.org/wiki/Quỹ_Nhi_đồng_Liên_Hiệp_Quốc

https://vi.wikipedia.org/wiki/Làng_trẻ_em_SOS

https://vi.wikipedia.org/wiki/Hội_Bảo_vệ_quyền_trẻ_em_Việt_Nam

http://baovinhphuc.com.vn/xa-hoi/45200/phat-huy-vai-tro-to-chuc-doan-trong-cham-soc-bao-ve-tre-em.html


+ Mỗi nhóm đọc 1 thông tin.

+ Dựa vào thông tin đã đọc:Tóm tắt (hoặc sơ đồ hóa) Mục tiêu, người lãnh đạo, cách hoạt động của tổ chức đó trong việc xây dựng và bảo vệ Trẻ em.

(7’) Kĩ thuật phòng tranh.

HS note (Bloom1) những thông tin chính đã đọc trong tài liệu GV yêu cầu.

HS tóm tắt hoặc sơ đồ hóa (Bloom 2) Mục tiêu, người lãnh đạo, cách hoạt động của tổ chức đó trong việc xây dựng và bảo vệ Trẻ em.

Mỗi nhóm cử thư kí ở lại thuyết trình, thành viên khác di chuyển tới các nhóm. HS nhóm khác vote cho nhóm bạn bằng hình thức tặng sao.

(1’) GV nhận xét và tổng kết: Với việc xây dựng và bảo vệ công lí có rất nhiều các tổ chức trong nước và quốc tế đang hoạt động để xây dựng và bảo vệ công lý.

   Mảnh ghép b

(Cuối tiết 5.18, GV chia lớp thành 4 nhóm, tìm hiểu về một số tổ chức đang hoạt động để xây dựng và bảo vệ quyền trẻ em, cụ thể:

Nhóm 1: Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc

Nhóm 2: Làng trẻ em SOS

Nhóm 3: Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam

Nhóm 4: Tổ chức Blue Dragon

GV có thể tham khảo thông tin tại:

https://vi.wikipedia.org/wiki/Quỹ_Nhi_đồng_Liên_Hiệp_Quốc

https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%A0ng_tr%E1%BA%BB_em_SOS

https://vi.wikipedia.org/wiki/Hội_Bảo_vệ_quyền_trẻ_em_Việt_Nam

https://vtv.vn/viet-nam-va-the-gioi/blue-dragon-va-hanh-trinh-mang-lai-cuoc-song-tot-dep-hon-cho-tre-em-viet-nam-20181008152814243.htm

hoặc https://www.nguoiduatin.vn/ong-bo-tay-va-hanh-trinh-cuu-mang-tre-em-duong-pho-viet-a62522.html

( Đã có file trong Tài liệu bổ trợ)

(3’) HS nêu (Bloom 1) một số thông tin và nguồn cấp tin mình đã tìm hiểu được, GV lưu ý quá trình thẩm định thông tin của HS để bước đầu rèn kĩ năng nghiên cứu cho quá trình làm dự án sau này.

(15’) HS hoạt động theo nhóm đã phân công, thiết kế poster (Bloom 2) thông tin về tổ chức các em đã tìm hiểu ( tên, mục tiêu, người lãnh đạo, các hoạt động,...)

HS chia sẻ kết quả làm việc theo kĩ thuật Phòng tranh. Mỗi nhóm cử 2 thành viên ở lại thuyết trình (Bloom 2)  poster, các thành viên còn lại di chuyển sang các nhóm khác, lắng nghe và đặt câu hỏi phản biện, sau đó đánh giá (Bloom 5) bài làm nhóm bạn. Nhóm được đánh giá tốt nhất sẽ đại diện trình bày trước lớp.

=> GV mở rộng: Ngoài bảo vệ quyền trẻ em, hiện nay cũng có rất nhiều các tổ chức đang hoạt động để xây dựng và bảo vệ công lý.  GV có thể giới thiệu thêm thông tin về Liên Hợp Quốc, tham khảo tại

http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/ctc_quocte/un/nr040819155753/ns170529151257/view


   Mảnh ghép a

GV đặt vấn đề: Giả sử em được tổ chức “Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc” mời tham gia cộng tác để xây dựng và bảo vệ Quyền trẻ em. Em sẽ ghi lại những việc nên làm, việc không nên làm trong quá trình cộng tác với tổ chức đó.

Hoạt động Think – Pair – shaer

(4’) HS tóm tắt (Bloom 2) 2 VD điều mình nên làm; 2 VD điều mình không nên làm theo ý chủ quan.

(VD: Tôn trọng mục tiêu, tôn chỉ hoạt động của tổ chức; tuân thủ các quy định của tổ chức; Hợp tác với các thành viên trong tổ chức; có trách nhiệm với công việc của mình; biết lắng nghe, giao tiếp;....)

(4’) HS diễn giải (Bloom 2) với 1 bạn (chọn cặp ngẫu nhiên) về điều mình đã ghi.

(5’) HS Trình bày (Bloom 2) trước lớp, nhận xét và chọn những điều bạn đưa ra hợp lí nhất.

(2’) => HS ghi lại 2 điều nên làm. 2 điều không nên làm vào NKHT.

   Mảnh ghép b

(2’) GV gợi mở để HS có mong muốn được cộng tác với một tổ chức nhằm xây dựng và bảo vệ công lý.

(8’) HS hoạt động nhóm 4, trả lời câu hỏi sau:

  • Để việc cộng tác được hiệu quả, em nên và không nên làm gì? ( lấy 2-3 ví dụ cho mỗi trường hợp)

Đại diện HS trình bày kết quả thảo luận.

  • Nêu (Bloom 2) những việc nên làm để cộng tác hiệu quả (VD: Tôn trọng mục tiêu, tôn chỉ hoạt động của tổ chức; tuân thủ các quy định của tổ chức; có trách nhiệm với công việc của mình; biết lắng nghe, giao tiếp;....
  • Nêu (Bloom 2) những việc không nên làm để cộng tác hiệu quả (một số việc ngược với những việc đã nêu ở trên)

=> HS ghi lại những điều đã học vào NKHT.