GCED K6: Tiết 6.13

Từ GCED
Phiên bản vào lúc 06:45, ngày 19 tháng 2 năm 2020 của Vinschool admin (thảo luận | đóng góp)
(khác) ← Phiên bản cũ | Phiên bản mới nhất (khác) | Phiên bản mới → (khác)

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi + Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 6.13. Vì sao không phải người nghèo cứ cố gắng là sẽ thoát nghèo?
Mục tiêu bài học 6.13.1. Học sinh hiểu rằng không phải người nghèo cứ cố gắng là sẽ thoát nghèo. 6.13.2. HS tự trả lời câu hỏi dẫn dắt của chương.
Tiêu chí đánh giá 6.13.1. Học sinh:

- Nhắc lại được các vòng luẩn quẩn về nghèo đói đang giam giữ con người ở nghèo đói.

- HS phản hồi được được 1 số những giả định (assumption) trong "người nghèo cứ cố gắng là sẽ thoát nghèo."

6.13.2. Câu trả lời của HS phản ánh được 1 phần lớn hoặc tất cả những nội dung em đã học xuyên suốt lăng kính.
Tài liệu gợi ý Định hướng: Cho các vòng luẩn quẩn - liên kết với những kết luận từ 6.6., 6.7., 6.8.
Gợi ý một vài giả định mà HS phải có khả năng phản biện được

* Người nghèo không muốn làm việc

--> Thực ra phần lớn người nghèo đang trong tuổi lao động, và muốn đi làm, nhưng không có đủ việc cho họ làm.

* Người nghèo không làm việc full time nên không thoát nghèo được:

--> Rất nhiều người nghèo làm việc full time, nhưng tiền lương chưa chắc đã đảm bảo rằng họ thoát cảnh nghèo.

* Người nghèo nghèo là lỗi tại họ.

--> Nguyên nhân của nghèo đói không phải là bản thân người nghèo - có rất nhiều yếu tố khác họ không kiểm soát được (tàn tật, sinh ra ở vùng nghèo khó, thiếu sức khoẻ, thiếu cơ hội học tập vv.)

Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép a


(6’) Brainstorming: Thách thức đối với người nghèo

GV nêu vấn đề: người nghèo gặp những khó khăn gì khi muốn nâng  cao điều kiện sinh hoạt, thu nhập, công việc, chăm sóc sức khỏe, học tập, an toàn, đời sống tinh thần…?

  • GV gọi HS nêu ý kiến xác định (Bloom 2) những khó khăn mà người nghèo phải vượt qua để thoát nghèo. GV nên vẽ phác họa 1 hình người lên bảng và ghi các ý kiến của HS xung quanh hình người để tạo hình ảnh về những gánh nặng mà người nghèo phải đối mặt.
  • GV có thể gợi ý thêm nếu HS gặp khó khăn trong việc đưa ra ý kiến: VD khi muốn có điện dùng trong sinh hoạt, những người nghèo ở vùng sâu vùng xa, miền núi gặp khó khăn lớn vì hệ thống lưới điện chưa có hoặc chất lượng kém; khi muốn có nước sạch dùng trong sinh hoạt thì họ phải đi xa để lấy hoặc là phải phụ thuộc vào nguồn nước tự nhiên do chưa có hệ thống nước sạch dẫn đến; khi muốn cho con cái đi học thì hệ thống trường lớp chưa có hoặc là lụp xụp, ở quá xa nhà, đi lại khó khăn…
  • GV yêu cầu HS xác định (Bloom 4) tác động của những khó khăn thách thức của người nghèo đối với tình trạng nghèo đói của họ.
  • GV tổng kết: Người nghèo bị giam giữ trong vòng luẩn quẩn: nghèo đói dẫn đến điều kiện sống thấp kém, không có cơ hội phát triển. Điều kiện thấp kém, cơ hội ít khiến người nghèo ngày càng nghèo hơn và khó thoát nghèo.

(4’) Phản biện: Gv nêu một định kiến: “Người nghèo nếu nỗ lực sẽ thoát nghèo”.

  • GV yêu cầu HS nêu ý kiến (Bloom 5) để thể hiện sự đồng tình hoặc phản đối với định kiến đã nêu.
  • GV tổng kết: Người nghèo cần rất nhiều nỗ lực mới thoát được nghèo nhưng chỉ nỗ lực không là chưa đủ vì có quá nhiều yếu tố chi phối tới cuộc sống của họ.
   Mảnh ghép b

(5’) Chơi trò chơi “Đoán hình”:

  • GV chiếu các bức hình về khó khăn của người nghèo.
  • GV yêu cầu HS xác định (Bloom 2) khó khăn của người nghèo được thể hiện trong mỗi bức hình. GV gọi HS phát biểu. Trường hợp HS phát biểu thiếu hoặc chưa chính xác, GV gọi thêm HS khác.
  • GV yêu cầu HS tổng kết (Bloom 2) những khó khăn mà người nghèo phải vượt qua để thoát nghèo.
  • GV yêu cầu HS nhắc lại (Bloom 1) vòng tròn luẩn quẩn của người nghèo.

(5’) Bỏ phiếu ý kiến.

  • GV nêu định kiến: “Người nghèo biết nỗ lực sẽ thoát nghèo”.
  • GV kẻ bảng thành 2 khu vực: tán thành và phản đối.
  • GV phát cho mỗi HS 1 giấy decal (3x3cm), yêu cầu HS suy nghĩ, xác định ý kiến đánh giá (Bloom 5) của bản thân: đồng tình hay phản đối và dán lên bảng đúng vị trí.
  • GV gọi 3-4 HS phát biểu, giải thích (Bloom 2) lý do vì sao em tán thành/ hoặc phản đối.

GV yêu cầu HS tổng kết (Bloom 2) những khó khăn mà người nghèo phải vượt qua để thoát nghèo


   Mảnh ghép a

GV nhắc lại nội dung chính của Lăng kính Tư duy phản biện.

GV nêu vấn đề cần giải quyết ở Lăng kính này: “Con nghĩ sao về góc nhìn: Việc giảm nghèo & đói là bất khả thi, do vậy chúng ta không cần ưu tiên/tập trung nguồn lực vào giảm nghèo & đói?”

(10’) GV kể câu chuyện: Cậu bé nghèo ở châu Phi được cứu giúp.

https://soha.vn/cau-be-da-boc-xuong-bi-xa-hoi-hat-hui-tung-gay-chan-dong-the-gioi-sau-2-nam-gio-ra-sao-20181223085159729.htm

GV yêu cầu HS lắng nghe câu chuyện và thảo luận theo cặp, trả lời các câu hỏi:

  • Em hãy xác định (Bloom 2): Vòng tròn luẩn quẩn của cậu bé châu Phi trong câu chuyện là gì? Gv họi 1-2 HS phát biểu.
  • Em hãy khái quát (Bloom 2) những thay đổi của cậu bé châu Phi sau khi nhận được sự giúp đỡ.
  • Em hãy nêu lên dự đoán (Bloom 5) nếu như không chỉ cậu bé mà tất cả người dân nghèo trên toàn cầu đều nhận được sự trợ giúp cần thiết thì kết quả mang lại sẽ như thế nào? Giải thích ý kiến của em.

(5’) Phản biện:

GV nêu vấn đề: “Con nghĩ sao về góc nhìn: Việc giảm nghèo & đói là bất khả thi, do vậy chúng ta không cần ưu tiên/tập trung nguồn lực vào giảm nghèo & đói?”

  • GV gọi HS phát biểu ý kiến (Bloom 5), khuyến khích HS đưa ra các quan điểm khác nhau.
  • Khi HS nêu ý kiến, GV nên đặt thêm các câu hỏi dạng socrate để HS làm rõ ý kiến của mình và tự tìm ra câu trả lời cho vấn đề này.

GV tổng kết

   Mảnh ghép b

GV nhắc lại nội dung chính của Lăng kính Tư duy phản biện.

GV nêu vấn đề cần giải quyết ở Lăng kính này: “Con nghĩ sao về góc nhìn: Việc giảm nghèo & đói là bất khả thi, do vậy chúng ta không cần ưu tiên/tập trung nguồn lực vào giảm nghèo & đói?”

(15’): Thiết kế poster

  • GV chia lớp thành 4 nhóm gồm 5-6 HS mỗi nhóm.
  • GV yêu cầu và hướng dẫn các nhóm thiết kế poster nhằm thể hiện quan điểm (Bloom 5) về vấn đề đã nêu.
  • GV có thể gợi ý nếu HS gặp khó khăn:
  • HS nêu ý kiến (Bloom 5): “Giảm nghèo và đói là có khả thi hay không?” rồi chuyển câu trả lời thành một câu khẩu hiệu/ hoặc cụm từ khóa lớn của poster.
  • HS giải thích (Bloom 4) lý do vì sao mình trả lời như vậy. HS sử dụng từ khóa, hình ảnh để thể hiện các nội dung giải thích lên poster.
  • HS đề xuất (Bloom 6) một ý tưởng/giải pháp/phương án đầu tư nguồn lực giúp giảm đói nghèo (nếu có).
  • GV tổ chức HS trưng bày và giới thiệu poster dưới hình thức đóng vai chuyên gia:
  • Mỗi nhóm cử 1-2 HS đứng tại vị trí trưng bày poster của nhóm mình để trình bày. Các HS khác trong lớp đóng vai khách tham quan, đến các vị trí trưng bày xem poster và nghe giới thiệu, có thể đặt câu hỏi, tham gia phản biện.

Lưu ý: Do thời gian có hạn, GV định hướng HS nên tập trung vào việc làm sáng tỏ quan điểm của nhóm hơn là chú trọng vào hình thức của poster. HS cần tìm cách khái quát hóa thông tin bằng từ khóa và hình ảnh để thông điệp cần truyền tải thật cô đọng.

GV tổng kết.