GCED K6: Tiết 6.15

Từ GCED
Phiên bản vào lúc 06:45, ngày 19 tháng 2 năm 2020 của Vinschool admin (thảo luận | đóng góp)
(khác) ← Phiên bản cũ | Phiên bản mới nhất (khác) | Phiên bản mới → (khác)

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi + Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 6.15. Để phát triển ý tưởng thành một giải pháp cụ thể, em cần làm gì?
Mục tiêu bài học 6.15.1. HS nhận diện được các bước nhỏ trong Bước lớn #2.

(thời lượng: 1/2 tiết)

6.15.2. HS áp dụng các bước nhỏ trong Bước lớn #2 để hình thành một giải pháp cụ thể.

(thời lượng: 1/2 tiết)

Tiêu chí đánh giá - HS kể tên được các bước nhỏ trong Bước lớn #2 - HS đưa ra được 2-3 mục tiêu mà em hướng tới.

- HS đưa ra ít nhất 2 ý tưởng để phá vỡ vòng lặp nghèo đói <-> thiếu giáo dục dựa trên mục tiêu em đề ra.

- HS chọn và mô tả được giải pháp cuối cùng của mình

Tài liệu gợi ý Gợi ý công cụ để giúp HS chọn phương án cuối cùng:

Ma trận ra quyết đinh: một bảng so sánh các lựa chọn dựa trên một bộ tiêu chí, trong đó các lựa chọn sẽ được đánh giá trên một thang điểm nhất đinh.

https://simplicable.com/new/decision-matrix

Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép a

(7’) Hoạt động phân chia đồ ăn trong lớp

GV mang đến lớp đồ ăn (táo, kẹo socola..), giáo viên nhờ học sinh tìm ra giải pháp để làm sao học sinh trong lớp có đồ ăn những ko ai cảm thấy buồn, tị nạnh với nhau vì số đồ ăn không đủ cho cả lớp.

  • Học sinh xác định (Bloom 1) giải pháp thông qua các bước nào ( GV gợi ý học sinh về bước số 2 trong MYP đã được giới thiệu từ tiết học trước)
  • Học sinh áp dụng (BLoom 4) bốn bước nhỏ trong bước 2 của MYP để tìm ra giải pháp khả thi.

GV gợi ý học sinh về các bước theo bảng sau. Mỗi học sinh được phát một tờ giấy khổ A5 theo bảng sau và có ba phút để điền các thông tin trong bảng.

B1. Xây dựng bảng thông tin cần thiết, bao gồm các mục tiêu và yếu tố cần cân nhắc cho một giải pháp -Số lượng đồ ăn bao nhiêu

- Số lượng học sinh

- Đảm bảo học sinh không có cảm giác tiêu cực khi không được đồ ăn..

B2. Phát triển các ý tưởng về giải pháp khả thi ……….
B3. Trình bày về giải pháp được chọn và chứng minh được lí do cho lựa chọn của mình ………….
B4. Phát triển đề án chi tiết và chính xác cho giải pháp, trong đó có các yêu cầu cần thiết cho việc triển khai ………...

(5’) GV đánh giá giải pháp chia đồ ăn của học sinh, từ đó phân tích về các bước nhỏ trong bước 2 của MYP.

(3’) GV gọi học sinh bất kỳ chia sẻ về cách hiểu của các bước nhỏ trong bước 2 lớn

   Mảnh ghép b

(5’) Thảo luận nhanh (HS đã được phát MYP và dán vào vở từ tiết trước)

  • Học sinh chia thành các nhóm từ 4 - 5 người
  • Học sinh xác định ( Bloom 1) các bước trong bước lớn 2
  • Học sinh giải thích ( Bloom 2) ý nghĩa và cách thực hiện của các bước.

(7’) Trình bày

GV yêu cầu các nhóm đổi bài cho nhau theo thứ tự: 1 → 2 → 3 → 4

Mỗi lần dừng ở mỗi nhóm 03 phút

Thực hiện 02 lần

Lưu ý: Các nhóm phản hồi ý kiến cho nhóm bạn bằng cách viết nhận xét bằng viết khác màu

GV di chuyển xung quanh để quan sát và định hướng cho các nhóm

(2’) GV tổng kết Bước lớn #2


   Mảnh ghép a

(7’) GV phát bảng cho học sinh làm theo cá nhân. GV chú ý học sinh giữ lại các bảng biểu làm tại lăng kính 4 để giải quyết vấn đề mà cá nhân học sinh mong muốn giải quyết. Học sinh giữ nguyên vấn đề mà mình cần nghiên cứu qua các bài trong lăng kinh 4.

Bước 2: Phát triển ý tưởng. Chủ đề: Nghèo đói và giáo dục

Vấn đề nghiên cứu:

Các bước nhỏ Áp dụng vấn đề nghiên cứu Câu hỏi truy vấn
B1. Xây dựng bảng thông tin cần thiết, bao gồm các mục tiêu và yếu tố cần cân nhắc cho một giải pháp
B2. Phát triển các ý tưởng về giải pháp khả thi
B3. Trình bày về giải pháp được chọn và chứng minh được lí do cho lựa chọn của mình
B4. Phát triển đề án chi tiết và chính xác cho giải pháp, trong đó có các yêu cầu cần thiết cho việc triển khai

(5’) GV yêu cầu học sinh đổi bài theo thứ tự cho các bạn khác trong lớp nhận xét và ghi ý kiến bằng bút chì qua giấy note.

(3’) GV tổng kết và nhận xét chung

   Mảnh ghép b


(5’) GV cho học sinh xem video: https://www.youtube.com/watch?v=uanQk7SaKgQ (0:00 - 0:45) để hiểu ý tưởng là gì?

Học sinh xác định ( Bloom 1) ý tưởng là gì?

Học sinh liệt kê 2 - 3  ý tưởng để phá vỡ vòng lặp nghèo đói <-> thiếu giáo dục dựa trên mục tiêu em đề ra.

(5’) Học sinh dán các ý tưởng ra giấy note và dán lên tường, các bạn khác sẽ đi tham khảo các ý tưởng của nhau

(5’) Vận dụng các bước trong phát triển ý tưởng để mô tả được giải pháp cuối cùng của mình. Nếu học sinh không làm xong, GV có thể cho thành BTVN

Bước 2: Phát triển ý tưởng. Chủ đề: Nghèo đói và giáo dục

Vấn đề nghiên cứu:

Các bước nhỏ Áp dụng vấn đề nghiên cứu Câu hỏi truy vấn
B1. Xây dựng bảng thông tin cần thiết, bao gồm các mục tiêu và yếu tố cần cân nhắc cho một giải pháp
B2. Phát triển các ý tưởng về giải pháp khả thi
B3. Trình bày về giải pháp được chọn và chứng minh được lí do cho lựa chọn của mình
B4. Phát triển đề án chi tiết và chính xác cho giải pháp, trong đó có các yêu cầu cần thiết cho việc triển khai