GCED K8: Tiết 8.2

Từ GCED
Phiên bản vào lúc 07:19, ngày 19 tháng 2 năm 2020 của Vinschool admin (thảo luận | đóng góp)
(khác) ← Phiên bản cũ | Phiên bản mới nhất (khác) | Phiên bản mới → (khác)

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi & Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 8.2. Bình đẳng và bất bình đẳng là gì? Có những sự bất bình đẳng nào đang diễn ra trong thế giới của chúng ta?
Mục tiêu bài học 8.2.1 Học sinh nhắc lại được khái niệm bình đẳng và bất bình đẳng 8.2.2 Học sinh trình bày được những loại bất bình đẳng đang diễn ra trong thế giới của chúng ta hiện nay
Tiêu chí đánh giá 8.2.1 HS nhắc lại được khái niệm bình đẳng và bất bình đẳng 8.2.2 HS tìm hiểu và trình bày được những loại bất bình đẳng hiện đang xảy ra:

- Kinh tế - Màu da, sắc tộc - Giới tính

Tài liệu gợi ý Khái niệm gợi ý:

- Bình đẳng là: sự ngang hàng nhau về địa vị, về quyền lợi

- Bất bình đẳng là: sự thiếu công bẳng về các cơ hội hoặc lợi ích đối với những cá nhân khác nhau trong một nhóm hoặc nhiều nhóm trong xã hội.

Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép a

(5’) GV dẫn dắt vào bài bằng việc đưa ra một tình huống giả định về việc tổ chức một cuộc so tài giữa vận động viên leo núi chuyên nghiệp và một nhà vô địch cờ vua và lấy ý kiến nhanh từ phía học sinh với câu hỏi:

  • Cuộc thi so tài sẽ được tổ chức bằng cách nào?
  • Cuộc thi có công bằng với hai người không?
  • Cuộc sống có công bằng khi lấy điểm mạnh của người này để so sánh với điểm yếu của người khác hay không?

GV vào nội dung chính của tiết học về việc tìm hiểu khái niệm bình đẳng và bất bình đẳng

(8’) Thảo luận nhóm: Câu hỏi: Học sinh xác định (Bloom 1) bình đẳng và bất bình đẳng là gì? Cho ví dụ đối với từng khái niệm?

  • Học sinh được chia thành các nhóm 4 - 5 người. Các nhóm thảo luận và ghi lại ý kiến của nhóm vào giấy A3.
  • GV note nhanh ý kiến của các nhóm trên bảng và cung cấp khái niệm về bình đẳng và bất bình đẳng cho học sinh tham khảo.
  • Khái niệm định hướng từ khung chương trình:
  • Bình đẳng là: sự ngang hàng nhau về địa vị, về quyền lợi
  • Bất bình đẳng là: sự thiếu công bẳng về các cơ hội hoặc lợi ích đối với những cá nhân khác nhau trong một nhóm hoặc nhiều nhóm trong xã hội.

●   HS giải thích (Bloom 2) được: Bình đẳng và bất bình đẳng dựa trên phần trình bày của các nhóm và khái niệm định hướng do GV cung cấp

(2’) GV mời HS viết suy ngẫm của mình vào tập:

●    Cách hiểu của em về bình đẳng và bất bình đẳng.

   Mảnh ghép b

Tổ chức hoạt động: Chia kẹo/bánh/stickers

  (5’) Khi học sinh vào lớp, chia cho các em kẹo/bánh/stickers không đều nhau. Một số em được nhiều, một số em không có gì. Giáo viên giữ hầu hết số kẹo/bánh/stickers.

  • Khi tất cả học sinh đã ngồi ổn định, hỏi các em “Việc phân chia này có công bằng không?”
  • Giải thích cho các em rằng giáo viên có nhiều kẹo/bánh/stickers hơn vì giáo viên là người nhiều tuổi nhất. Hỏi học sinh xem các em nghĩ như vậy có công bằng không và có nên chia lại kẹo/bánh/stickers không?
  • Khuyến khích các em thảo luận với cả lớp về việc làm thế nào để có thể công bằng?
  • Yêu cầu các em ghi lại cảm xúc của các em về số lượng kẹo/bánh/stickers mà mình có (ngắn gọn trong một vài từ).

Tài liệu tham khảo: https://www.theguardian.com/teacher-network/2015/jan/28/teach-students-equality-smarties

(8’) Thảo luận nhóm: Câu hỏi: Học sinh xác định (Bloom 1) bình đẳng và bất bình đẳng là gì?

  • Học sinh được chia nhóm thảo luận từ 4 -5 người. Các nhóm ghi lại ý kiến vào giấy A3
  • GV note nhanh ý kiến của các nhóm trên bảng và cung cấp khái niệm về bình đẳng và bất bình đẳng cho học sinh tham khảo.
  • Khái niệm định hướng từ khung chương trình:

=> Bình đẳng là: sự ngang hàng nhau về địa vị, về quyền lợi

=> Bất bình đẳng là: sự thiếu công bằng về các cơ hội hoặc lợi ích đối với những cá nhân khác nhau trong một nhóm hoặc nhiều nhóm trong xã hội.

●        HS giải thích (Bloom 2) được: Bình đẳng và bất bình đẳng dựa trên phần trình bày của các nhóm và khái niệm định hướng do GV cung cấp

(2’) GV mời HS viết suy ngẫm của mình vào tập:

●    Cách hiểu của em về bình đẳng và bất bình đẳng


   Mảnh ghép a

Dẫn dắt: Có rất nhiều hành động bất bình đẳng đang diễn ra thường xuyên, hàng ngày, đôi khi người thực hiện hành động không hề biết rằng, mình đang phân biệt đối xử

(5’) GV cho học sinh tiếp tục ngồi theo nhóm, xem clip và sau khi kết thúc trả lời câu hỏi Kể tên (Bloom 1) các loại bất bình đẳng mà con thấy ở các clip trên.

https://www.facebook.com/ActionAid/videos/889989551049605/?v=889989551049605


(7’) Thảo luận nhóm: Hãy lấy các ví dụ minh họa (Bloom 2) trong cuộc sống xung quanh mà con quan sát được về các loại bất bình đẳng.

(2’) GV kể tên những loại bất bình đẳng đang diễn ra trong cuộc sống hiện nay.

   Mảnh ghép b

(7’) GV chia lớp thành các nhóm và phát cho mỗi nhóm học sinh một số các bài báo, tranh ảnh về các vấn đề bất bình đẳng, học sinh tự tổng hợp, phân tích (Bloom 2) thông tin về các loại bất bình đẳng vào bảng Bảng tổng hợp bất bình đẳng.

Tên gọi của loại BẤT BÌNH ĐẲNG Những thông tin em tìm kiếm được

https://tamphanmedia.com/cau-chuyen-ve-binh-dang-gioi/

https://anninhthudo.vn/the-gioi/binh-dang-giua-cac-chung-toc-van-la-giac-mo-voi-nuoc-my/778182.antd

https://tuoitre.vn/day-dut-voi-bat-binh-dang-xa-hoi-qua-anh-20190106144045842.htm (GV tải ảnh xuống, cắt ra và phát cho học sinh)

(7’) GV yêu cầu học sinh chia sẻ về bảng của nhóm mình, các nhóm khác lắng nghe và bổ sung thông tin.

GV ghi lại những loại bất bình đẳng mà học sinh liệt kê và 1 số ví dụ

(1’) GV chốt lại về các loại bất bình đẳng