GCED K8: Tiết 8.9

Từ GCED
Phiên bản vào lúc 07:20, ngày 19 tháng 2 năm 2020 của Vinschool admin (thảo luận | đóng góp)
(khác) ← Phiên bản cũ | Phiên bản mới nhất (khác) | Phiên bản mới → (khác)

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi & Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 8.9 Có những giải pháp nào mà thế giới đang thực hiện nhằm giảm thiểu sự bất bình đẳng trên thế giới?
Mục tiêu bài học 8.9.1 Học sinh tìm kiếm thông tin về các giải pháp giảm thiểu sự bất bình đẳng. 8.9.2. HS tự trả lời câu hỏi dẫn dắt của chương.
Tiêu chí đánh giá 8.9.1

- HS trình bày tối thiểu 2 giải pháp đã được thực hiện trên thế giới. - HS chỉ ra được mỗi giải pháp đó đang đánh vào cơ chế nào của bất bình đẳng.

8.9.2. Câu trả lời của HS phản ánh được 1 phần lớn hoặc tất cả những nội dung em đã học xuyên suốt lăng kính.
Tài liệu gợi ý Gợi ý cách thức thực hiện:

Khi HS tìm hiều giải pháp, có thể chia theo từng loại bất bình đẳng để tìm.

Mảnh ghép hoạt động tham khảo
   Mảnh ghép a
  • Hoạt động: Tìm tư liệu theo nhóm (Nên dạy tiết học trong phòng IT)
  • (1’) Mỗi học sinh sẽ được chia về từ 2 - 3 người trong nhóm để đảm bảo mỗi nhóm đều có một chiếc Smartphone (có thể sử dụng 3G hoặc wifi của trường).
  • (7’) Sau đó, mỗi nhóm sẽ tìm kiếm thông tin về hai giải pháp giảm thiểu sự bất bình đẳng đã được thực hiện trên thế giới

(GV chú ý: Xin phép phòng CTHS về việc cho học sinh sử dụng Smartphone trong lớp học trong vòng 7 phút. Đưa ra quy định cho học sinh về việc sử dụng điện thoại đúng mục đích học tập. Quản lý và giám sát HS lựa chọn thông tin ở các trang web chính thống và ghi lại nguồn tham khảo. GV có thể cho học sinh học tại phòng máy ở tiết học này để không mất thời gian kết nối wifi)

  • (5’) GV yêu cầu các nhóm chia sẻ kết quả mà nhóm tìm kiếm được. Học sinh nêu ra (Bloom 1) ít nhất 2 giải pháp đã được thực hiện trên thế giới (có thể chia theo từng loại bất bình đẳng) và giải thích được (Bloom 2) giải pháp trong ví dụ đó đánh vào cơ chế nào của bất bình đẳng.

(2)  HS lắng nghe các nhóm chia sẻ và viết suy ngẫm vào vở với các giải pháp giảm thiểu bất bình đẳng đã được thực hiện trên thế giới. HS có thể đưa ra những cách mà con suy ngẫm được.

   Mảnh ghép b

(5’) Hoạt động xem video: https://www.youtube.com/watch?v=uWSxzjyMNpU (GV bật sub Việt tại video). (000 - 3:50)

  • Học sinh chia nhóm từ 4 - 5 người
  • Học sinh xem video và xác định (Bloom 1) giải pháp mà các nước giàu giúp các nước nghèo để giải quyết vấn đề về bất bình đẳng
  • Học sinh phân tích (Bloom 3) giải pháp đó có phải là giải pháp triệt để để giải quyết bất bình đẳng về kinh tế giữa các nước giàu và nghèo hay không?

(2’)GV giảng bài: Trên thế giới có nhiều giải pháp được đưa ra để giải quyết các vấn đề về bất bình đẳng. Tuy nhiên có những giải pháp không phân tích kỹ cách làm của nó thì sẽ khiến bất bình đẳng càng ngày càng gia tăng như trong video chúng ta xem.

(5’)Thảo luận nhóm:

  • HS tiếp tục làm việc theo nhóm đã được phân chia
  • Học sinh liệt kê (Bloom 1) 2 giải pháp đã được thực hiện trên thế giới (có thể chia theo từng loại bất bình đẳng).
  • Học sinh phân tích (Bloom 3) mỗi giải pháp trong ví dụ đó đánh vào cơ chế nào của bất bình đẳng.

(2’) GV nhận xét ví dụ của các nhóm

(2’) Học sinh ghi lại suy ngẫm về việc quyền lực dẫn đến giảm thiểu và/hoặc duy trì sự bất bình đẳng


   Mảnh ghép a

(8’) Báo cáo phần suy ngẫm câu hỏi của chương: Vì sao bất bình đẳng thực chất là sự thiếu cơ hội và thiếu quyền lực? (Phần này GV yêu cầu học sinh chuẩn bị từ nhà và gửi phần báo cáo trước một ngày cho GV - Học sinh làm bài theo nhóm và ghi lại ý kiến của các thành viên trong nhóm dựa vào những kiến thức được học từ chương). Mỗi nhóm có 2 phút để báo cáo.

(2’) Học sinh phân tích (Bloom 3) phần báo cáo của các nhóm

(2’) GV nhận xét phần báo cáo của các nhóm

(3’) Học sinh ghi lại phần suy ngẫm của bản thân vào vở để trả lời cho câu hỏi của chương: Vì sao bất bình đẳng thực chất là sự thiếu cơ hội và thiếu quyền lực?

   Mảnh ghép b

(10’) Hoạt động: Họp báo về vấn đề bất bình đẳng

  • HS sẽ được bốc thăm ( hoặc có thể xung phong) hai nhiệm vụ là phóng viên và chính trị gia ( số lượng chính trị gia là 5 đóng các vai trò liên quan đến các vấn đề bất bình đẳng trong xã hội: Y tế ( sức khỏe), Giáo dục, Kinh tế, Phụ nữ, Trẻ em..)
  • HS còn lại trong lớp đóng vai trò là phóng viên sẽ soạn 3 câu hỏi để phỏng vấn chính trị gia liên quan đến vấn đề: Bất bình đẳng thực chất là sự thiếu cơ hội và thiếu quyền lực.
  • HS đóng vai trò là chính trị gia  được kê bàn phía trước lớp và trả lời các câu hỏi của phóng viên
  • HS đóng vai trò là thư ký  ghi lại ý kiến của các chính trị gia trên bảng.

(2’) GV nhận xét phần họp báo giữa phóng viên và các chính trị gia

(3’) Học sinh ghi lại phần suy ngẫm của bản thân vào vở để trả lời cho câu hỏi của chương: Vì sao bất bình đẳng thực chất là sự thiếu cơ hội và thiếu quyền lực?