GCED K8: Tiết 8.8

Từ GCED

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi & Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 8.8 Quyền lực đóng vai trò gì trong việc duy trì hoặc giảm thiểu bất bình đẳng?
Mục tiêu bài học 8.8.1. HS hiểu được mối liên hệ giữa quyền lực và địa vị xã hội. 8.8.2. Học sinh phân tích được vòng lặp giữa quyền lực và bất bình đẳng.
Tiêu chí đánh giá 8.8.1

- HS nêu được quyền lực là khả năng khiến người khác làm một điều gì đó, thông qua thưởng phạt hoặc ép buộc.

- HS nêu được quyền lực có thể đến từ địa vị xã hội.

- HS nêu được ít nhất 1 ví dụ về địa vị xã hội đang ảnh hưởng đến việc nắm giữ quyền lực và kiểm soát những nhóm người khác như thế nào.

8.8.2

- HS có thể xác định được vòng lặp, quyền lực, và bất bình đẳng trong 1 tình huống.

- HS liệt kê được ít nhất 2 ví dụ về quyền lực dẫn đến giảm thiểu và/hoặc duy trì sự bất bình đẳng.

Tài liệu gợi ý Gợi ý trả lời:

Vì sao quyền lực đến từ địa vị xã hội? Những người có địa vị xã hội cao thường được thừa nhận là ưu việt hơn những người/nhóm người khác --> có quyền lực hơn

Gợi ý cách thức thực hiện:

GV cung cấp case study cho HS. Case study nên phản ánh việc "con quan thì lại làm quan, con sãi ở chùa thì quét lá đa"; hoặc người có quyền đang sử dụng bất bình đẳng để trục lợi cho bản thân; hoặc người có quyền đang cố gắng dùng vị trí của mình, quyền lực của mình để chống lại bất bình đẳng.

Mảnh ghép hoạt động tham khảo
   Mảnh ghép a

(6’) Hoạt động: Thuyết trình những hiểu biết về quyền lực và địa vị xã hội

(Phần này GV giao về cho học sinh làm việc theo nhóm từ tiết học trước).

  • HS cử đại diện của  nhóm thuyết trình bằng powerpoint (do hs được giao tự làm từ tiết học trước) các nội dung liên quan đến vấn đề: Quyền lực xã hội là gì? Địa vị xã hội là gì? Mối quan hệ giữa địa vị và quyền lực trong xã hội?
  • HS các nhóm khác bổ sung
  • GV ghi note nhanh trên bảng và tổng kết.

(2’) GV định hướng kiến thức:

  • Quyền lực là khả năng khiến người khác làm một điều gì đó, thông qua thưởng phạt hoặc ép buộc.
  • Quyền lực có thể đến từ địa vị xã hội (những người có địa vị xã hội cao thường được thừa nhận là ưu việt hơn những người/nhóm người khác --> có quyền lực hơn)

(5’)Thảo luận nhóm:

  • Học sinh xác định (Bloom 1) 1 ví dụ về địa vị xã hội đang ảnh hưởng đến việc nắm giữ quyền lực và kiểm soát những nhóm người khác như thế nào.
  • Học sinh chia sẻ và giải thích (Bloom 2) ví dụ của nhóm trước các bạn trong lớp

(2’) Học sinh viết suy ngẫm về địa vị xã hội đang ảnh hưởng đến việc nắm giữ quyền lực và kiểm soát những nhóm người khác như thế nào vào vở.

   Mảnh ghép b

(5’) Hoạt động trải nghiệm:

  • HS được chuẩn bị mỗi người một tờ giấy nháp và vo tròn lại.
  • GV nhấn mạnh với học sinh: Tất cả học sinh là đại diện cho dân số của cả nước và các bạn đều có cơ hội trở thành người giàu có và chuyển sang tầng lớp thượng lưu. Để chuyển sang tầng lớp thượng lưu thì tất cả những gì bạn phải làm là ném tờ giấy của bạn đã vo tròn vào thùng được đặt trước bạn từ vị trí chỗ ngồi của bạn.
  • HS cuối lớp sẽ thắc mắc về vị trí của họ và thấy rằng nó không bình đẳng
  • HS trải nghiệm bằng cách thử ném và nhận ra những người ngồi gần có cơ hội nhiều hơn những người ngồi xa.

(2’) HS xác định (Bloom 1) hoạt động trải nghiệm giúp bạn suy ngẫm về vấn đề gì trong xã hội?

(1’) GV giảng bài: Trong xã hội, một số nhóm người có nhiều cơ hội để trở nên có quyền lực hơn trong xã hội về thu nhập, vị trí học tập và làm việc... Quyền lực có thể đến từ địa vị xã hội (những người có địa vị xã hội cao thường được thừa nhận là ưu việt hơn những người/nhóm người khác --> có quyền lực hơn)

5’)Thảo luận nhóm:

  • Học sinh xác định (Bloom 1) 1 ví dụ về địa vị xã hội đang ảnh hưởng đến việc nắm giữ quyền lực và kiểm soát những nhóm người khác như thế nào.
  • Học sinh chia sẻ và giải thích (Bloom 2) ví dụ của nhóm trước các bạn trong lớp

(2’) Học sinh viết suy ngẫm về địa vị xã hội đang ảnh hưởng đến việc nắm giữ quyền lực và kiểm soát những nhóm người khác như thế nào vào vở.


   Mảnh ghép a

(4’) Hoạt động: Cách thức của hai tổng thống Mỹ: Obama và Trump về việc giải quyết phân biệt chủng tộc ở nước Mỹ

Link tài liệu:

http://giadinh.net.vn/bon-phuong/thong-diep-ve-van-de-phan-biet-chung-toc-cua-obama-19973.htm

https://vnexpress.net/the-gioi/cuu-luat-su-rieng-cao-buoc-trump-noi-nguoi-da-den-ngu-xuan-3833824.html

  • HS được chia thành các nhóm từ 4 - 5 người
  • HS được phát tài liệu về hai vị tổng thống Mỹ Obama và Trump
  • HS xác định (Bloom 1) cách thức mà hai vị tổng thống Mỹ giải quyết vấn đề phân biệt chủng tộc ở nước Mỹ.
  • HS phân tích (Bloom 3) vòng lặp  giữa quyền lực và bất bình đẳng.

(2’) GV giảng bài:  Có một vòng lặp giữa quyền lực và bất bình đẳng. Quyền lực có thể tạo ra bất bình đẳng và ngược lại bất bình đẳng tạo ra quyền lực. Tùy theo quan điểm cá nhân hoặc nhóm người nắm giữ quyền lực mà bất bình đẳng có thể được giảm thiểu hoặc gia tăng/duy trì trong xã hội.

(5’) Thảo luận nhóm:

  • HS tiếp tục làm việc theo nhóm đã được phân chia
  • HS liệt kê (Bloom 1) 2 ví dụ về quyền lực dẫn đến giảm thiểu và/hoặc duy trì sự bất bình đẳng và giải thích (Bloom 2) các ví dụ đó.

(2’) GV nhận xét ví dụ của các nhóm

(2’) Học sinh ghi lại suy ngẫm về việc quyền lực dẫn đến giảm thiểu và/hoặc duy trì sự bất bình đẳng

   Mảnh ghép b

(4’) Hoạt động văn học:

  • HS được chia thành các nhóm từ 4 - 5 người
  • HS giải thích (Bloom 2) câu ca dao:  “Con vua thì lại làm vua/ Con sãi ở chùa ở chùa thì quét lá đa. /Bao giờ dân nổi can qua/ Con vua thất thế lại ra quét chùa.”
  • HS xác định  (Bloom 1) vòng lặp  giữa quyền lực và bất bình đẳng.

(2’)GV giảng bài:  Có một vòng lặp giữa quyền lực và bất bình đẳng. Quyền lực có thể tạo ra bất bình đẳng và ngược lại bất bình đẳng tạo ra quyền lực. Tùy theo quan điểm cá nhân hoặc nhóm người nắm giữ quyền lực mà bất bình đẳng có thể được giảm thiểu hoặc gia tăng/duy trì trong xã hội.

(5’)Thảo luận nhóm:

  • HS tiếp tục làm việc theo nhóm đã được phân chia
  • HS liệt kê (Bloom 1) 2 ví dụ về quyền lực dẫn đến giảm thiểu và/hoặc duy trì sự bất bình đẳng và giải thích (Bloom 2) các ví dụ đó.

(2’) GV nhận xét ví dụ của các nhóm

(2’) Học sinh ghi lại suy ngẫm về việc quyền lực dẫn đến giảm thiểu và/hoặc duy trì sự bất bình đẳng