GCED K8: Tiết 8.10

Từ GCED
Phiên bản vào lúc 07:20, ngày 19 tháng 2 năm 2020 của Vinschool admin (thảo luận | đóng góp)
(khác) ← Phiên bản cũ | Phiên bản mới nhất (khác) | Phiên bản mới → (khác)

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi & Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 8.10 Làm thế nào để phân biệt "hiện trạng" và "lý tưởng" trong các lập luận bảo vệ sự bất bình đẳng?
Mục tiêu bài học 8.10.1 Học sinh hiểu được rằng đánh đồng "hiện trạng" và "lý tưởng" là một chiến thuật đánh lừa trong lập luận. 8.10.2 Học sinh phân tích được những trường hợp khi hiện trạng và lí tưởng bị đánh đồng trong bất bình đẳng.
Tiêu chí đánh giá 8.10.1.

- HS nhớ được rằng "hiện trạng" đến từ quan sát, còn "lý tưởng" dùng để chỉ một sự việc "nên" như thế nào. Một trong những giả định nguy hiểm là hiện trạng sẽ luôn luôn ở đó, không mất đi hoặc không nên thay đổi.

8.10.2 HS chỉ ra được đâu là "hiện trạng", đâu là "lý tưởng" trong ít nhất 2 lập luận sai về bất bình đẳng.
Tài liệu gợi ý (mục đích sử dụng): Định hướng:

Khi đưa ra lập luận, một trong những chiến thuật để "đánh lừa", để dễ dàng lấy được đồng thuận của những người khác là đánh đồng "hiện trạng" với "lý tưởng.", hoặc dùng hiện trạng để giải thích tại sao một việc "nên" như vậy.

Ví dụ có một hiện trạng là "từ trước đến nay phụ nữ vẫn kiếm được ít tiền hơn nam giới", vậy thì điều đó có là cái cớ để "phụ nữ mãi mãi kiếm được ít tiền hơn nam giới" không?

Hiện trạng thường đến từ quan sát, và những gì đang xảy ra hoặc xảy ra một thời gian dài (hoặc rất dài) không có nghĩa là nó "nên" như thế (lý tưởng). Một trong những giả định nguy hiểm là hiện trạng sẽ luôn luôn ở đó, không mất đi, hoặc không nên thay đổi.

Gợi ý cách thức thực hiện:

HS sẽ được tiếp cận với 1 số lập luận về bất bình đẳng (do GV cung cấp hoặc HS tự tìm) để chỉ ra đâu là "hiện trạng", đâu là "lý tưởng", và nhận ra sự lừa dối tinh vi trong một số lập luận đang cố đánh đồng hiện trạng với lý tưởng

Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép a

(5’) Tranh biện: Nên ủng hộ xu hướng khởi nghiệp của học sinh

  • Học sinh chia thành hai đội với hai bên ủng hộ và không ủng hộ.
  • Học sinh tiến hành tranh biện và đưa ra lập luận
  • Học sinh đóng vai trò là thư ký ghi lại lập luận của các bên lên bảng.
  • Học sinh đóng vai trò là ban giám khảo cho điểm các đội.

(2’) GV tổng kết phần tranh biện của các nhóm.

(2’) GV yêu cầu học sinh quan sát và đọc nhanh ý kiến của các đội đã được ghi trên bảng và xếp các ý đó hai nội dung: Một là ý kiến đó nói về những điều đã đang xảy ra (Hiện trạng); Hai là ý kiến đó nói về sự việc đó “ nên” như thế nào (lý tưởng).

(3’) GV giảng bài và đưa kiến thức định hướng cho học sinh:

  • Hiện trạng thường đến từ quan sát, và những gì đang xảy ra hoặc xảy ra một thời gian dài (hoặc rất dài) không có nghĩa là nó "nên" như thế (lý tưởng)
  • Khi đưa ra lập luận, một trong những chiến thuật để "đánh lừa", để dễ dàng lấy được đồng thuận của những người khác là đánh đồng "hiện trạng" với "lý tưởng.", hoặc dùng hiện trạng để giải thích tại sao một việc "nên" như vậy. Ví dụ có một hiện trạng là "từ trước đến nay phụ nữ vẫn kiếm được ít tiền hơn nam giới", vậy thì điều đó có là cái cớ để "phụ nữ mãi mãi kiếm được ít tiền hơn nam giới" không?
  • Một trong những giả định nguy hiểm là hiện trạng sẽ luôn luôn ở đó, không mất đi, hoặc không nên thay đổi.

(2’) Học sinh viết suy ngẫm về “hiện trạng” và “lý tưởng” vào vở

   Mảnh ghép b

(7’) Hoạt động: GV yêu cầu học sinh đưa ra ý kiến để thay đổi một số vấn đề của lớp học.

  • Học sinh suy nghĩ và đưa ra ý kiến để thay đổi một số vấn đề trong lớp học của mình.
  • Học sinh đóng vai trò là thư ký ghi lên bảng những ý nói về “ hiện trạng” của lớp vào một ô, những ý tưởng giải quyết vấn đề đó để vào ô “ lý tưởng”
  • Học sinh xác định (Bloom 1) nếu đánh đồng “ hiện trạng” và “ lý tưởng” với nhau trong thảo luận thì vấn đề có được giải quyết hay không?

(5’) GV giảng bài và đưa kiến thức định hướng cho học sinh:

  • Hiện trạng thường đến từ quan sát, và những gì đang xảy ra hoặc xảy ra một thời gian dài (hoặc rất dài) không có nghĩa là nó "nên" như thế (lý tưởng)
  • Khi đưa ra lập luận, một trong những chiến thuật để "đánh lừa", để dễ dàng lấy được đồng thuận của những người khác là đánh đồng "hiện trạng" với "lý tưởng.", hoặc dùng hiện trạng để giải thích tại sao một việc "nên" như vậy. Ví dụ có một hiện trạng là "từ trước đến nay phụ nữ vẫn kiếm được ít tiền hơn nam giới", vậy thì điều đó có là cái cớ để "phụ nữ mãi mãi kiếm được ít tiền hơn nam giới" không?
  • Một trong những giả định nguy hiểm là hiện trạng sẽ luôn luôn ở đó, không mất đi, hoặc không nên thay đổi.

(3’) Học sinh viết suy ngẫm về “hiện trạng” và “lý tưởng” vào vở


   Mảnh ghép a

(4’) Thảo luận nhóm:

  • Học sinh chia từ 4 - 5 người một nhóm
  • Học sinh xác định (Bloom 1) hai lập luận về bất bình đẳng và giải thích (Bloom 2) đâu là "hiện trạng", đâu là "lý tưởng" (nếu HS không nêu được, GV chủ động cung cấp cho HS)
  • Học sinh phân tích (Bloom 3) hậu quả của việc hiện trạng và lí tưởng bị đánh đồng trong bất bình đẳng.
  • Học sinh viết lại ý kiến thảo luận của nhóm vào giấy A3

(3’) Học sinh tiến hành chia sẻ ý tưởng của nhóm với các nhóm khác, các nhóm phản biện và cho ý kiến nhận xét lẫn nhau.

(3’)GV yêu cầu học sinh các nhóm đưa ra ví dụ của nhóm mình sau khi lắng nghe nhận xét từ các nhóm trong lớp.

(2’) GV nhận xét ý kiến của các nhóm

(3’) Học sinh viết  suy ngẫm về "hiện trạng" và "lý tưởng" trong 2 lập luận về bất bình đẳng.

   Mảnh ghép b

(5’) Hoạt động xem video: https://www.youtube.com/watch?v=5oGGHtIz5yg (7: 30 - 12:30) Video về phần tranh biện: Có nên tập trung nguồn lực cho người con giỏi nhất.

  • Học sinh xác định (Bloom 1) đâu là lập luận “hiện trạng”, đâu là “lý tưởng” trong video
  • Học sinh giải thích (Bloom 2) những trường hợp khi hiện trạng và lí tưởng bị đánh đồng trong việc bảo vệ  bình đẳng.

(2’) GV tổng kết phần ý kiến của các nhóm.

(4’)Học sinh suy ngẫm và xác định (Bloom 1) hai lập luận về bất bình đẳng và giải thích (Bloom 2) đâu là "hiện trạng", đâu là "lý tưởng" và viết ra vở.

(2’) Học sinh tiến hành chia sẻ ý tưởng với các bạn trong lớp và cho ý kiến nhận xét lẫn nhau.

(2’) GV nhận xét, học sinh chỉnh sửa phần suy ngẫm của bản thân vào vở.