GCED K9: Tiết 9.7

Từ GCED
Phiên bản vào lúc 07:27, ngày 19 tháng 2 năm 2020 của Vinschool admin (thảo luận | đóng góp)
(khác) ← Phiên bản cũ | Phiên bản mới nhất (khác) | Phiên bản mới → (khác)

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi & Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 9.7 "Văn hóa tiêu dùng Đại trà" đã thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ thiếu trách nhiệm (thiếu tính bền vững) như thế nào?
Mục tiêu bài học 9.7.1.

HS hiểu được định nghĩa của "Văn hóa tiêu dùng đại trà" (mass consumer culture)

9.7.2.

HS hiểu được tác động của "Văn hóa tiêu dùng Đại trà" đến việc sản xuất và tiêu thụ thiếu trách nhiệm

Tiêu chí đánh giá 9.7.1.

HS định nghĩa được "Văn hóa tiêu dùng đại trà" là con người cho rằng có nhiều của cải vật chất thì

chất lượng cuộc sống sẽ tốt hơn

9.7.2.

* HS liệt kê được 03 tác động của "Văn hóa tiêu dùng Đại trà" đến việc sản xuất và tiêu thụ thiếu trách nhiệm

* HS lấy được 02 ví dụ về tác động của "Văn hóa tiêu dùng Đại trà" đến việc sản xuất và tiêu thụ thiếu trách nhiệm

Tài liệu gợi ý http://ecue.vn/chu-nghia-tieu-dung-va-tinh-than-cong-dan/
Sự bắt chước được xem là từ khoá của chủ nghĩa tiêu dùng ở thế kỷ 21

http://ecue.vn/lich-su-hoa-chu-nghia-tieu-dung-p3/

Trong một nghiên cứu toàn cầu so sánh các phương pháp đánh giá hạnh phúc trong mối quan hệ với mức thu nhập bình quân đầu người, kếtquả cho thấy rằng các nước càng giàu, thì mối liên hệ tương quan giữa mức thu nhập và hạnh phúc cá nhân càng nhỏ.
Nghiên cứu của Carley và Spapens (1998) đã giải thích điều có vẻ mâu thuẫn này là do sự khác nhau giữa "kì vọng" và "sự hài lòng". Cùng với các quảng cáo và áp lực xã hội, kì vọng có xu hướng tăng khi thu nhập tăng, nhưng sự hài lòng thì không. Do đó, theo nghiên cứu này "luôn luôn có yếu tố không hài lòng mà ngay cả khi thu nhập tăng cũng không thể thỏa mãn được". Các tác giả Carley và Spapens kết luận rằng:

Đây không phải là điều ngẫu nhiên: những công nhân kiếm được nhiều tiền, vì họ làm việc hàng giờ cung cấp hàng hoá cho thị trường, và họ không bao giờ bận tâm liệu loại hàng hoá có thực sự cần hay không. Tiêu thụ trở thành phần thưởng cho công sức họ bỏ ra và những giờ làm việc miệt mài.

Tuy nhiên, đây không phải là một phần thưởng mang lại sự thoả mãn: vẫn còn những yếu tố khiến họ không hài lòng. Thị trường mua bán các sản phẩm vô dụng sẽ biến mất khi con người cùng thức tỉnh. Chúng ta trở thành những người nghiện tiêu dùng - mà điều này không mang lại sự hài lòng lâu dài.

Định hướng "tác động" - Liên kết đến 9.4 và 9.5

https://vnexpress.net/khoa-hoc/chu-nghia-tieu-thu-hiem-hoa-lon-nhat-voi-nhan-loai-2179495.html

Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép a

(10’) Xem clip và trả lời câu hỏi:

  • Xem đoạn clip sau:

https://www.youtube.com/watch?v=3MqjPCYMwho

  • GV hỏi HS:
  1. Bạn nào đang sở hữu những mẫu giày “hot trend” này?
  2. Bên cạnh giày dép, con còn biết những hot trend nào hiện nay?
  3. Theo con, vì sao các nhà sản xuất lại liên tục đưa ra các mẫu thời trang mới?
  4. Việc sở hữu những món đồ mới có khiến con cảm thấy hạnh phúc hơn?
  • HS suy ngẫm và trả lời những câu hỏi này trước cả lớp.

(10’) GV dẫn giảng:

Những ví dụ/ quan điểm mà các con đang nói tới là đề cập tới một khái niệm -

Văn hóa tiêu dùng đại trà. Vậy con định nghĩa (Bloom 1) Văn hóa tiêu dùng đại trà là gì?

GV sử dụng các ví dụ/ dẫn chứng và quan điểm trong 2 link sau để giúp HS hiểu khái niệm:

http://ecue.vn/chu-nghia-tieu-dung-va-tinh-than-cong-dan/

http://ecue.vn/lich-su-hoa-chu-nghia-tieu-dung-p3/

Vậy "Văn hóa tiêu dùng đại trà" là con người cho rằng có nhiều của cải vật chất thì chất lượng

cuộc sống sẽ tốt hơn.

GV cho HS sử dụng những kiến thức trong bài 9.6 để đưa ra các ví dụ chứng minh cho việc con

người cho rằng có nhiều của cải vật chất thì chất lượng cuộc sống sẽ tốt hơn.

GV cùng HS nhắc lại định nghĩa (Bloom 1) một lần nữa để HS hiểu rõ khái niệm.

   Mảnh ghép b

(10’) GV hỏi HS:

Chuẩn mực về cái đẹp thay đổi như thế nào từ xưa cho tới nay?

(GV giảng dạy tự tìm hiểu và đưa ra các ví dụ khác nhau: Ví dụ: Chuẩn mực của người đẹp trong

thời Phục Hưng là phải tròn trịa, to béo. Chuẩn mực hoa hậu thời nay lại phải đủ số đo ba vòng. Có

chuẩn mực người đẹp thì phải mình hạc xương mai nhưng có chuẩn mực lại cần khỏe mạnh…).

Tại sao lại có sự thay đổi như vậy?

GV dẫn giải: Sự thay đổi này là do quan niệm của con người thay đổi. Một trong số những quan niệm

thay đổi đó là nhiều người hiện đại ngày nay cho rằng càng có nhiều của cải vật chất thì cuộc sống sẽ

càng chất lượng và hạnh phúc hơn. Con nghĩ như thế nào về điều này?

GV chốt khái niệm: Vậy "Văn hóa tiêu dùng đại trà" là con người cho rằng có nhiều của cải vật chất thì

chất lượng cuộc sống sẽ tốt hơn.

(10’) Hoạt động nhóm:

  • GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm từ 3 - 4 HS.
  • Mỗi nhóm tìm một ví dụ trong thực tế cuộc sống của mình để chứng minh rằng Người hiện đại suy
  • nghĩ rằng càng nhiều của cải vật chất thì chất lượng sống sẽ tăng hơn.
  • HS chia sẻ trước lớp.
  • GV chốt.
  • GV dẫn:

Trong một nghiên cứu toàn cầu so sánh các phương pháp đánh giá hạnh phúc trong mối quan hệ với

mức thu nhập bình quân đầu người, kết quả cho thấy rằng các nước càng giàu, thì mối liên hệ tương

quan giữa mức thu nhập và hạnh phúc cá nhân càng nhỏ. Nghiên cứu của Carley và Spapens (1998)

đã giải thích điều có vẻ mâu thuẫn này là do sự khác nhau giữa "kì vọng" và "sự hài lòng". Cùng với

các quảng cáo và áp lực xã hội, kì vọng có xu hướng tăng khi thu nhập tăng, nhưng sự hài lòng thì

không. Do đó, theo nghiên cứu này "luôn luôn có yếu tố không hài lòng mà ngay cả khi thu nhập tăng

cũng không thể thỏa mãn được".

Tuy nhiên, đây không phải là một phần thưởng mang lại sự thoả mãn: vẫn còn những yếu tố khiến họ

không hài lòng. Thị trường mua bán các sản phẩm vô dụng sẽ biến mất khi con người cùng thức tỉnh.

Chúng ta trở thành những người nghiện tiêu dùng - mà điều này không mang lại sự hài lòng lâu dài


   Mảnh ghép a

(5’) Hỏi đáp trước lớp:

  • GV hỏi HS: Em suy nghĩ như thế nào về câu nói: Có cầu ắt có cung. Có cung ắt có cầu.
  • HS đưa ra quan điểm của mình cho điều này.
  • GV có thể yêu cầu HS đưa ra các ví dụ để chứng minh.

(5’) GV gợi nhớ tới bài 9.4 và 9.5 về sản xuất và tiêu thụ thiếu trách nhiệm. GV hỏi HS những kiến thức/ ví dụ mà HS còn nhớ trong nội dung này.

GV hỏi HS về mối liên hệ giữa văn hóa tiêu dùng đại trà đến việc sản xuất và tiêu thụ thiếu trách nhiệm.

(10’) Hoạt động nhóm:

  • GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm từ 4 - 5 HS.
  • Hs được phát giấy A3 để thực hiện yêu cầu sau:
    • Liệt kê (Bloom 1) được 03 tác động của "Văn hóa tiêu dùng Đại trà" đến việc sản xuất và tiêu thụ thiếu trách nhiệm.
    • Lấy được (Bloom 1) 02 ví dụ về tác động của "Văn hóa tiêu dùng Đại trà" đến việc sản xuất và tiêu thụ thiếu trách nhiệm.

GV sử dụng nguồn tài liệu tham khảo sau để hướng dẫn và hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận nhóm:

https://vnexpress.net/khoa-hoc/chu-nghia-tieu-thu-hiem-hoa-lon-nhat-voi-nhan-loai-2179495.html

(5’) HS chia sẻ trước toàn lớp. GV ghi lại các ví dụ lên trên bảng và liên hệ với các kiến thức mà HS đã học ở bài 9.4 và 9.5.

(Ví dụ gợi ý: Giá lúa mì – một trong những loại ngũ cốc quan trọng nhất – có thể tăng gấp đôi và điều đó sẽ gây nên hậu quả to lớn. Trong tình huống xấu nhất, tới năm 2050 lượng ngũ cốc bình quân đầu người của thế giới sẽ giảm một phần năm, đẩy 25 triệu trẻ em vào tình trạng thiếu ăn và suy dinh dưỡng. Khu vực Nam Á sẽ chịu tác động lớn nhất của tình trạng này.

GV giao BTVN cho HS: Tìm hiểu tối thiểu 5 doanh nghiệp, công ty được hưởng lợi từ văn hóa tiêu dùng đại trà

   Mảnh ghép b

(10’) HS xem video sau:

https://www.youtube.com/watch?v=ZJH8hhn-JSk

GV hỏi:

  1. Tại sao lại có tình trạng mỹ phẩm giả tràn lan?
  2. Việc sản xuất mỹ phẩm với các thương hiệu giả có phải vì người tiêu dùng “sính” hàng ngoại?
  3. Văn hóa tiêu dùng đại trà ảnh hưởng như thế nào tới sản xuất và tiêu thụ thiếu trách nhiệm?

HS phát biểu và trả lời trước toàn lớp.

(10’) GV định hướng để HS làm việc nhóm và thực hiện yêu cầu sau:

  • Liệt kê (Bloom 1) được 03 tác động của "Văn hóa tiêu dùng Đại trà" đến việc sản xuất và tiêu thụ thiếu trách nhiệm.
  • Lấy được (Bloom 1) 02 ví dụ về tác động của "Văn hóa tiêu dùng Đại trà" đến việc sản xuất và tiêu thụ thiếu trách nhiệm.

(5’) HS chia sẻ trước toàn lớp.

GV ghi lại các ví dụ lên trên bảng và liên hệ với các kiến thức mà HS đã học ở bài 9.4 và 9.5.

GV giao BTVN cho HS: Tìm hiểu tối thiểu 5 doanh nghiệp, công ty được hưởng lợi từ văn hóa tiêu dùng đại trà.