Kho
Thuộc về trang Nguyên lý ngày 21/07/2020
Vòng tròn Thiết kế (Design Cycle)
🔎 Xem thêm: Áp dụng Vòng tròn Thiết kế để hiểu thêm về cách áp dụng Vòng tròn Thiết kế và Design MYP trong môn GCED
Nhằm giúp học sinh có khả năng tạo ra giải pháp có ý nghĩa, cân nhắc kỹ lưỡng tới những vấn đề toàn cầu, GCED tham khảo bộ môn Thiết kế (Design) từ Chương trình MYP (Middle Years Programme)[1], thuộc Chương trình Tú tài Quốc tế (IB). Cốt lõi của Chương trình MYP Design là công cụ “Vòng tròn Thiết kế”, hoặc còn gọi là “Design Cycle”.
Vòng tròn Thiết kế là một quá trình rõ ràng, có tính hệ thống, cho phép người sử dụng phát triển ý tưởng của mình một cách bài bản, thiết thực, có cân nhắc cẩn thận tới yêu cầu thực tế và bối cảnh của những giải pháp khác với tính liên kết cao.
Vòng tròn Thiết kế được sử dụng trong môn GCED nhằm tạo ra các giải pháp cho các vấn đề toàn cầu, phục vụ nhu cầu thiết thực của mọi người.
Mặc dù trong Chương trình MYP, Vòng tròn Thiết kế được dùng để hướng học sinh đến những phát minh, sáng chế (vật chất & phần mềm) để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, những nguyên lý của MYP Design và Vòng tròn đều có thể được dùng để phát triển những giải pháp mang tính xã hội.
Trong GCED, MYP Design được áp dụng để:
- Xây dựng Ma trận chuẩn đầu ra cho Lăng kính 4, Chuẩn bị Truy vấn, Định hướng và Cấu phần Hành động của GCED nhằm đảm bảo tiến trình kiến thức, kỹ năng đều tuân thủ theo chủ ý của MYP Design;
- Định hướng nội dung chính và cách giảng dạy cho các giai đoạn/cấu phần của khóa học nhằm giúp học sinh phát triển ý tưởng một cách độc lập nhưng bài bản;
- Định hướng vai trò cho học sinh và giáo viên trong lớp học nhằm mang lại trải nghiệm dạy và học đạt tầm quốc tế.
Đánh giá nhằm phục vụ học tập (Assessment for Learning)
📙 Bài chi tiết: Đánh giá nhằm phục vụ học tập
🔎 Xem thêm: Đánh giá học tập để biết thêm về quy trình đánh giá học sinh của môn GCED
🔎 Xem thêm: Kế hoạch hóa Đánh giá quá trình để hiểu rõ hơn những quy tắc này có ý nghĩa gì đối với một giáo viên GCED
🔎 Xem thêm: Hướng dẫn Đánh giá Quá trình nếu cần hướng dẫn sâu hơn
Đánh giá nhằm phục vụ học tập là quá trình thu thập và phân tích bằng chứng học tập của người học để xác định thành quả học tập & định hướng cho việc dạy và học. Từ đó, người học có thể nâng cao tính chủ động trong học tập, có đủ khả năng và kiến thức để hướng tới việc học tập trọn đời.
Trong GCED, mục tiêu của đánh giá là rút gọn khoảng cách giữa hiện trạng và mục tiêu.
Bằng chứng học tập (Evidence of Learning)
📙 Bài chi tiết: Bằng chứng học tập
Môn GCED được xây dựng để đề cao tính sáng tạo trong việc dạy & học. Để giáo viên, BGH, cũng như PHHS có thể theo dõi và đảm bảo sự phát triển cá nhân của từng học sinh, Chương trình yêu cầu giáo viên & học sinh phải tạo ra và lưu trữ bằng chứng học tập rõ nét, bám chặt vào mục tiêu học tập, dễ dàng lưu trữ, theo dõi và đánh giá.
Bằng chứng học tập không chỉ được sử dụng trong việc dạy và học mà còn là bằng chứng để Ban Giám hiệu quản lý chất lượng môn học.
- ↑ International Baccalaureate Organization, Middle Year Program.