Đánh giá nhằm phục vụ học tập (Assessment for Learning)

Từ GCED

🔎 Xem thêm: Đánh giá học tập để biết thêm về quy trình đánh giá học sinh của môn GCED

Trong GCED, mục tiêu của đánh giá là rút gọn khoảng cách giữa hiện trạng và mục tiêu

🔎 Xem thêm: Kế hoạch hóa Đánh giá quá trình để hiểu rõ hơn những quy tắc này có ý nghĩa gì đối với một giáo viên GCED

🔎 Xem thêm: Hướng dẫn Đánh giá Quá trình nếu cần hướng dẫn sâu hơn về Đánh giá Quá trình

Đánh giá nhằm phục vụ học tập [1] là quá trình thu thập và phân tích bằng chứng học tập của người học để xác định thành quả học tập & định hướng cho việc dạy và học. Từ đó, người học có thể nâng cao tính chủ động trong học tập, có đủ khả năng và kiến thức để hướng tới việc học tập trọn đời.

Với trọng tâm là HS và đầu ra học tập (thay vì thi đua, xếp hạng, hay “tạo động lực” qua thưởng phạt), đánh giá nhằm phục vụ học tập đặt ra 3 câu hỏi thiết yếu sau:

  1. Thực trạng của HS như thế nào (hoặc: HS đang ở đâu)?
  2. Mục tiêu là gì (hoặc: HS cần đến đâu)?
  3. Làm sao HS đạt được mục tiêu đó (hoặc: làm sao để thu hẹp khoảng cách giữa HS và mục tiêu)?

3 câu hỏi này hình thành một chu trình mà qua đó, việc dạy & học liên tục được cải thiện, GV luôn nắm thực lực và nhu cầu hỗ trợ của HS một cách sát thực, có cơ sở bằng chứng, có khả năng đáp ứng kịp thời, đảm bảo được đầu ra theo mong đợi.

Nếu đánh giá nhằm phục vụ học tập là nguyên lý, môn GCED sử dụng 2 hình thức đánh giá sau để thực hiện hóa nguyên lý này: Đánh giá Quá trình (Formative Assessment) và Đánh giá Tổng thể (Summative Assessment).

Học sinh sẽ được đánh giá quá trình học tập của mình qua Nhật ký Học tập (LJJ), Đề án Dự án Hành động (cuối HK1), và Ngày Báo cáo (cuối HK2), đồng thời được đánh giá tổng thể qua Bài trình bày Truy vấn Cá nhân (cuối học kỳ 1) và Bài suy ngẫm Cuối năm (cuối học kỳ 2).

Nguồn tham khảo

  1. Cambridge Assessment International Education, Getting started with Assessment for Learning.