GCED K6: Tiết 6.19

Từ GCED

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi + Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 6.19 Các chương trình, dự án cộng tác quốc tế nào đang được triển khai để giảm nghèo đói?
Mục tiêu bài học 6.19.1. Học sinh hiểu rằng các dự án cộng tác quốc tế đang được triển khai nhằm giảm nghèo đói 6.19.2. Học sinh hiểu rằng sự cộng tác giữa các bên là cần thiết để giải quyết vấn đề nghèo đói hiệu quả
Tiêu chí đánh giá 6.19.1. Học sinh nêu được ít nhất 2 mô hình cộng tác đang được triển khai nhằm giảm nghèo. 6.19.2. Học sinh nắm được:

- Xoá nghèo đói cần sự cộng tác của các bên vì các bên đều có vai trò quan trọng.

- Sự cộng tác xuyên quốc gia giúp quá trình giảm nghèo hiệu quả hơn.

Tài liệu gợi ý (Có thể tham khảo và liên hệ đến những tổ chức được nêu ra trong 6.9.1.)

Gợi ý trả lời:

- cộng tác giữa các quốc gia trên thế giới: Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc

- cộng tác giữa Chính phủ và tổ chức quốc tế: Việt Nam và World Bank: https://baotintuc.vn/xa-hoi/192000-ho-dan-huong-loi-tu-du-an-giam-ngheo-tai-cac-tinh-mien-nui-phia-bac-20190627172401463.htm

- cộng tác giữa tổ chức phi chính phủ (Oxfam), đại diện chính phủ VN (VCCI), và khối quốc gia khác (EU): https://vietnam.oxfam.org/latest/press-release/oxfam-khởi-động-dự-án-“phát-triển-bền-vững-và-toàn-diện-chuỗi-giá-trị-nghêu-và

- cộng tác giữa Quỹ tư nhân, chính phủ, Liên hợp quốc, tổ chức phi chính phủ, khối tư nhân nhằm giảm suy dinh dưỡng: https://www.gatesfoundation.org/What-We-Do/Global-Development/Nutrition

Định hướng:

- Mỗi bên có những thế mạnh/điểm yếu riêng và có thể bổ trợ lẫn nhau:

+ Chính phủ: có quyền

+ Khối tư nhân: có tiền

+ Khối phi chính phủ: năng lực

+ Cá nhân: nhận thức, ý chí thay đổi

- Sự cộng tác xuyên quốc gia giúp quá trình giảm nghèo hiệu quả hơn vì:

+ Có sự chia sẻ nguồn lực

+ Có sự chia sẻ về tri thức/nghiên cứu về phương pháp hiệu quả

+ Có sức ép để thúc đẩy thay đổi

Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép a

Xem các đoạn clip và ghi nhớ (Bloom 1) tên tổ chức/quốc gia, các chương trình, chính sách hỗ trợ đến từ tổ chức này đối với Việt Nam.

https://www.worldbank.org/vi/news/press-release/2012/12/10/CG-meeting-agreed-on-measures-to-lay-the-foundation-for-sustainable-growth (0:00 - 2:12)

https://www.youtube.com/watch?v=oDOuMPS155w (0:00 - 3:00)

(8’) Học sinh trả lời các câu hỏi dưới đây. GV gọi HS phát biểu trước lớp.

  1. Để giảm đói nghèo, Việt Nam đã trở thành đối tác chiến lược của tổ chức/quốc gia nào được nói tới trong clip? (Nhớ - Bloom 1)
  2. Việt Nam đã nhận được những hỗ trợ gì từ các tổ chức/quốc gia này? (Tóm tắt - Bloom 2)
  3. Những hỗ trợ đó có ý nghĩa gì đối với Việt Nam? (Phân tích - Bloom 4)

(2’) Quiz: Em hãy kể tên và giới thiệu (Bloom 1) mục tiêu hoạt động cua rmột số tổ chức quốc tế khác đã tiến hành nhiều chương trình hỗ trợ giảm đói nghèo trên thế giới.

GV tổng kết:

  • Liên hợp quốc đề xuất 17 mục tiêu phát triển bền vững, rất nhiều quốc gia đã tham gia ký kết đạt 17 mục tiêu này.
  • Cộng tác giữa các tổ chức phi chính phủ trong giảm đói nghèo:
  • Liên hợp quốc: là một tổ chức quốc tế có mục đích duy trì hòa bình và an ninh trên thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc. LHQ: đặt ra 17 mục tiêu phát triển bền vững.
  • Worldbank: Ngân hàng thế giới, triển khai các dự án giảm đói nghèo

Oxfarm: Oxfam là một liên minh quốc tế gồm 19 tổ chức cùng phối hợp hoạt động tại trên 90 quốc gia trên thế giới, nhằm đem lại tác động lớn hơn trong nỗ lực xóa đói giảm nghèo và đấu tranh cho bình đẳng.

   Mảnh ghép b


(5’) Chơi trò chơi “Đoán hình”:

  • GV chiếu hình ảnh logo của một số tổ chức quốc tế có nhiều chính sách tốt giúp giảm đói nghèo.
  • GV gọi HS xác định (Bloom 1) tên tổ chức theo mỗi logo.
  • GV gọi HS giới thiệu (Bloom 1) chức năng, mục tiêu hoạt động của các tổ chức này.

(5’) Đọc và chia sẻ tư liệu:

  • GV phát cho mỗi cặp HS 1 phiếu tư liệu, yêu cầu HS đọc. Lưu ý, GV nên chọn đoạn thông tin tiêu biểu trong mỗi link tài liệu và in theo số lượng cần phát, tránh in cả bài tư liệu dài, HS khó tóm tắt.
  • GV gọi HS tóm tắt (Bloom 2) mô hình/ hoạt động cộng tác giảm đói nghèo được nói đến trong tài liệu (giữa các quốc gia/ tổ chức nào, hoạt động/chính sách hợp tác là gì?)
  • GV tổng kết
   Mảnh ghép a

Dẫn dắt: Tại sao xóa đói nghèo lại cần có sự tham gia của các bên? Lý do nào dẫn đến nhiều tổ chức quốc tế được thành lập để tập trung hỗ trợ giảm đói nghèo các nước? Sự cộng tác giữa các quốc gia có ý nghĩa gì đối với quá trình giảm nghèo trên toàn thế giới?

(12’) GV tổ chức thảo luận nhóm

  • GV chia lớp thành 4 nhóm. Lưu ý, lớp đông có thể chia thành 6 nhóm, 3 nhóm 1 vấn đề thảo luận.
  • GV phổ biến nhiệm vụ thảo luận:
  • Nhóm 1, 2: Giải thích (Bloom 4) tại sao để giảm nghèo đói, cần sự cộng tác của các bên liên quan (chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức tư nhân, bản thân người nghèo)?
  • Nhóm 3,4: Giải thích (Bloom 4) tại sao cần có sự cộng tác xuyên quốc gia trong vấn đề giảm nghèo đói?
  • GV mợi đại diện 2 nhóm trình bày ý kiến (về 2 vấn đề đã nêu), mời đại diện các nhóm khác bổ sung ý kiến.

(1’) GV tổng kết những lợi ích của việc cộng tác các bên và xuyên quốc gia:

- Mỗi bên có những thế mạnh/điểm yếu riêng và có thể bổ trợ lẫn nhau:

+ Chính phủ: có quyền

+ Khối tư nhân: có tiền

+ Khối phi chính phủ: năng lực

+ Cá nhân: nhận thức, ý chí thay đổi

- Sự cộng tác xuyên quốc gia giúp quá trình giảm nghèo hiệu quả hơn vì:

+ Có sự chia sẻ nguồn lực

+ Có sự chia sẻ về tri thức/nghiên cứu về phương pháp hiệu quả

+ Có sức ép để thúc đẩy thay đổi

   Mảnh ghép b
GV Dẫn dắt: Giả định rằng người nghèo không nhận được bất kỳ hỗ trợ nào từ chính phủ, các tổ chức quốc tế và tư nhân thì họ sẽ ra sao? Nếu như mỗi quốc gia tự giải quyết vấn đề đói nghèo của mình mà không có bất kỳ sự cộng tác nào với các quốc gia khác trên thế giới thì điều gì sẽ xảy ra?

(5’) Brainstorming: HS nêu ý kiến suy luận (Bloom 4):

  • Điều gì xảy ra nếu người nghèo không được hỗ trợ?
  • Điều gì xảy ra nếu các quốc gia không cộng tác giảm đói nghèo?
  • GV ghi các câu trả lời của HS lên bảng (ghi tóm tắt)
  • GV yêu cầu: HS tổng kết tầm quan trọng của việc các bên liên quan, các quốc gia cùng chung tay giảm đói nghèo.

(10’) Thiết kế khẩu hiệu:

  • GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 3-4 HS: thiết kế khẩu hiệu về sự cộng tác của các bên, các quốc gia trong việc giảm đói nghèo.
  • GV hướng dẫn HS về thiết kế khẩu hiệu: khẩu hiệu là câu nói ngắn gọn (có thể có vần điệu), chứa đựng một thông điệp rõ ràng (định hướng hành động, thái độ), hướng đến một đối tượng cụ thể (trẻ em, người nghèo…). VD: “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, “Đã uống rượu bia, không lái xe”, “Dù gái hay trai, chỉ hai là đủ”...
  • HS xác định (Bloom 5) thông điệp mình muốn truyền tải về vai trò sự cộng tác giảm đói nghèo, có thể tùy chọn bên liên quan, quốc gia hay tổ chức quốc tế, tổ chức cá nhân mà mình muốn nói tới.
  • GV gọi đại diện 1 số nhóm phát biểu câu khẩu hiệu của nhóm mình, khuyến khích giải thích ý nghĩa câu khẩu hiệu đó.
  • GV tổng kết:

- Mỗi bên có những thế mạnh/điểm yếu riêng và có thể bổ trợ lẫn nhau:

+ Chính phủ: có quyền

+ Khối tư nhân: có tiền

+ Khối phi chính phủ: năng lực

+ Cá nhân: nhận thức, ý chí thay đổi

- Sự cộng tác xuyên quốc gia giúp quá trình giảm nghèo hiệu quả hơn vì:

+ Có sự chia sẻ nguồn lực

+ Có sự chia sẻ về tri thức/nghiên cứu về phương pháp hiệu quả

+ Có sức ép để thúc đẩy thay đổi