Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nội dung học tập”

Từ GCED
Dòng 116: Dòng 116:
==Phân phối nộ dung học tập trong một năm (Timeline)==
==Phân phối nộ dung học tập trong một năm (Timeline)==
<p style="margin-left:2%; margin-right:10%;">  </p>
<p style="margin-left:2%; margin-right:10%;">  </p>
[[Tập tin:Phân phối Chương trình.png|thế=|giữa|không_khung|865x865px|Timeline]]
[[Tập tin:Phân phối Chương trình.png|thế=|giữa|không_khung|850x850px|Timeline]]
Thầy cô có thể tham khảo timeline bên trên để biết các trình tự của các chương học lớn trên. Đầu tiên, [[Học kỳ 1: Nghiên cứu|học kỳ 1]] sẽ tập trung vào xây dựng nền tảng kiến thức cho HS thông qua nội dung về [[Các Chủ đề trọng tâm|Chủ đề trọng tâm]] và cho HS cơ hội đào sâu, trả lời thắc mắc của bản thân thông qua một bài nghiên cứu Truy vấn Cá nhân. Các nội dung học trong [[Học kỳ 1: Nghiên cứu|học kỳ 1]] chủ yếu yêu cầu HS làm việc cá nhân, nhưng nội dung học trong [[Học kỳ 2: Hành động|học kỳ 2]] lại yêu cầu HS cộng tác cùng nhau nhiều hơn. Do đó, sẽ có một nội dung mang tính chuyển tiếp có tên Định hướng Dự án Hành động, cho phép các em biến kiến thức cá nhân thành sản phẩm hành động của nhóm. Chuyển sang [[Học kỳ 2: Hành động|học kỳ 2]], HS sẽ Lập kế hoạch và chuẩn bị Triển khai Dự án Hành động để hướng tới việc phục vụ cộng đồng, và kết thúc năm học bằng nội dung Suy ngẫm về Dự án để báo cáo thành quả dự án, đồng thời nhìn lại chặng đường năm học vừa rồi trong Báo cáo & Suy ngẫm Cuối năm.
Thầy cô có thể tham khảo timeline bên trên để biết các trình tự của các chương học lớn trên. Đầu tiên, [[Học kỳ 1: Nghiên cứu|học kỳ 1]] sẽ tập trung vào xây dựng nền tảng kiến thức cho HS thông qua nội dung về [[Các Chủ đề trọng tâm|Chủ đề trọng tâm]] và cho HS cơ hội đào sâu, trả lời thắc mắc của bản thân thông qua một bài nghiên cứu Truy vấn Cá nhân. Các nội dung học trong [[Học kỳ 1: Nghiên cứu|học kỳ 1]] chủ yếu yêu cầu HS làm việc cá nhân, nhưng nội dung học trong [[Học kỳ 2: Hành động|học kỳ 2]] lại yêu cầu HS cộng tác cùng nhau nhiều hơn. Do đó, sẽ có một nội dung mang tính chuyển tiếp có tên Định hướng Dự án Hành động, cho phép các em biến kiến thức cá nhân thành sản phẩm hành động của nhóm. Chuyển sang [[Học kỳ 2: Hành động|học kỳ 2]], HS sẽ Lập kế hoạch và chuẩn bị Triển khai Dự án Hành động để hướng tới việc phục vụ cộng đồng, và kết thúc năm học bằng nội dung Suy ngẫm về Dự án để báo cáo thành quả dự án, đồng thời nhìn lại chặng đường năm học vừa rồi trong Báo cáo & Suy ngẫm Cuối năm.



Phiên bản lúc 03:34, ngày 24 tháng 12 năm 2020

Môn GCED bao gồm 2 cấu phần chính tương ứng với 3 giai đoạn HỌC - LÀM - HỌC: Học kỳ 1 sẽ xây dựng nền tảng nghiên cứu cho hành động thực tiễn trong học kỳ 2, bao gồm gian đoạn Học đầu tiên; và ngược lại, quá trình hành động trong học kỳ 2 sẽ củng cố, cập nhật, và làm sâu hơn nghiên cứu của học kỳ 1, bao gồm giai đoạn Làm và Học tiếp theo.

Hai phần của GCED không chỉ được kết nối về mặt khái niệm, mà còn gắn kết một cách liền mạch, dần dần xây dựng kiến ​​thức, kỹ năng và thái độ cần thiết của một Công dân Toàn cầu để đóng góp cho xã hội, đồng thời học tập qua quá trình đó.

Nội dung học tập

GCED sử dụng các phương pháp tiếp cận GD tiên tiến như Học qua hiện tượng, học qua phục vụ để đảm bảo HS có được trải nghiệm học tốt nhất. Những phương pháp tiếp cận này sẽ được thể hiện rõ nét nhất qua mô hình "Học-Làm-Học".

Học - Làm - Học cũng là tên gọi của 3 giai đoạn học tập chính của GCED, kéo dài xuyên suốt HK1 và HK2. Mỗi giai đoạn sẽ có những phương pháp tiếp cận đặc thù riêng, với nội dung học được chia thành 7 chương tất cả. Dù là chương nào đi nữa, trải nghiệm học của HS vẫn xoay quanh hệ thống Chủ đề trọng tâm. HS sẽ "học" về các CĐTT để xây dựng nền tảng kiến thức, sau đó "làm" để giúp đỡ, phục vụ cộng đồng. Cuối cùng, HS sẽ "học" lại, suy ngẫm về trải nghiệm của mình, từ đó rút ra bài học ý nghĩa cho bản thân.

Phân phối chủ đề trọng tâm

Các Chủ đề trọng tâm trong GCED được xây dựng từ các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc [1]. Thông qua việc học và nghiên cứu các Chủ đề trọng tâm, học sinh sẽ có cơ hội tiếp xúc với những vấn đề dài hạn được cả thế giới quan tâm, từ đó áp dụng những kiến thức học được để giúp đỡ cho cộng đồng của mình.

Môn GCED sử dụng mô hình các vấn đề toàn cầu của World Bank (Ngân hàng Thế giới) để phân loại các Chủ đề trọng tâm. Việc phân loại nhằm mục đích hệ thống hóa các Chủ đề trọng tâm, đồng thời thể hiện được tính chu trình giữa các chủ đề.

Theo mô hình này, có thể phân chia các Chủ đề trọng tâm thành 4 nhóm chủ đề chính sau:

  1. Con người;
  2. Hành tinh;
  3. Công bằng xã hội;
  4. Lao động & Tiêu thụ.

12 Chủ đề trọng tâm (dựa trên 17 SDGs) sẽ được sắp xếp vào từng nhóm chủ đề, theo từng khối lớp. Cả 4 lĩnh vực sẽ được dạy xen kẽ với nhau để học sinh ở mỗi khối lớp được tiếp xúc với càng nhiều lĩnh vực càng tốt. Các Chủ đề trọng tâm trong cùng một lĩnh vực sẽ được sắp xếp theo thứ tự khối được học, độ phức tạp & yêu cầu kiến thức đã học tăng dần.

🔎 Xem thêm: Các Chủ đề trọng tâm về định nghĩa và chuẩn đầu ra của từng Lĩnh vực và Chủ đề trọng tâm

Do bản chất đa chiều của các vấn đề toàn cầu, sẽ có một vài Chủ đề trọng tâm thuộc về hai lĩnh vực hoặc nhiều hơn. Ví dụ:

Chủ đề Giảm nghèo & đói vừa có yếu tố Con người, vừa có yếu tố Kinh tế. Để phục vụ mục đích hệ thống hóa, lĩnh vực Con người, đồng thời tập trung vào đặc điểm & tác động của việc nghèo đói tới con người. Yếu tố kinh tế của nghèo & đói sẽ được bàn tới, nhưng sẽ không phải trọng tâm của chủ đề này.

HS lớp 1 sẽ được học về Bản sắc & Sự đa dạng, và bắt đầu nhận ra rằng con người trên thế giới, mặc dù có rất nhiều điểm chung, vẫn tồn tại rất nhiều điểm khác biệt, và đó là nguyên nhân dẫn tới nhiều xung đột, vấn đề trên thế giới. Tới lớp 2 và lớp 3, HS sẽ học về những nhu cầu sống còn của con người (nước sạch, sức khỏe tốt), cũng như sự chênh lệch về khả năng tiếp cận những nguồn tài nguyên này  giữa những nhóm người khác nhau. Chủ đề học lớp 4 (Sự sống trên Trái Đất) có thể coi như một phần mở rộng của Chủ đề học lớp 2 (Nước sạch cho mọi người), khi HS đều nhận ra rằng con người chính là nguyên nhân chính đang đe dọa tới well-being của Trái Đất.

Chủ đề lớp 5 (Công lý) mở đầu nhóm Chủ đề Công bằng xã hội, và cũng là dịp để HS nhận thấy xã hội có thể đối xử giữa người này với người kia khá khác biệt. Để học được Chủ đề này, HS đã được xây dựng nền tảng kiến thức từ lớp 1 rằng con người trên thế giới sẽ rất khác nhau, và sự khác biệt có thể dẫn tới nhiều vấn đề. Lên lớp 6, HS sẽ được tìm hiểu về một vấn đề như vậy, chính là nghèo & đói.

Chủ đề lớp 7 (Biến đổi khí hậu) một lần nữa khẳng định vai trò & trách nhiệm của con người đối với những vấn đề trên Trái Đất, tiếp nối những Chủ đề khác trong cùng nhóm Chủ đề. Tới lớp 8, HS sẽ nhận thức được rằng không phải ai trong cùng một xã hội cũng được đối xử bình đẳng với nhau, và sự bất bình đẳng này thường mang tính hệ thống. Ở cuối bậc THCS, HS được học về “văn hóa tiêu dùng đại trà”, nhận thức được rằng sự tiêu dùng & sản xuất thiếu trách nhiệm đã dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng cho chính con người & Trái Đất.

Chủ đề lớp 10 (Phổ cập giáo dục chất lượng) giúp HS nhận ra rằng giáo dục chất lượng là điều kiện cần thiết để đảm bảo sự phát triển bền vững của thế giới, và sự thiếu hụt nền giáo dục chất lượng có thể dẫn tới sự bất bình đẳng mang tính hệ thống trong xã hội. Tới lớp 11, HS được học về những vấn đề về năng lượng, và hiểu rằng một nguyên nhân lớn dẫn tới sự thiếu hụt này là do con người tiêu thụ & sản xuất thiếu trách nhiệm. Chủ đề lớp 12 sẽ kết thúc môn học GCED, và HS sẽ hiểu rằng trong một xã hội thường có nhiều tầng lớp khác nhau, và những người ở các tầng lớp khác nhau sẽ có vị thế khác nhau và được đối xử khác nhau. Những người thuộc tầng lớp thấp hơn thì thường ở tình thế bất lợi hơn vì có thu nhập & chất lượng cuộc sống thấp hơn.

Phân phối nộ dung học tập trong một năm (Timeline)

Thầy cô có thể tham khảo timeline bên trên để biết các trình tự của các chương học lớn trên. Đầu tiên, học kỳ 1 sẽ tập trung vào xây dựng nền tảng kiến thức cho HS thông qua nội dung về Chủ đề trọng tâm và cho HS cơ hội đào sâu, trả lời thắc mắc của bản thân thông qua một bài nghiên cứu Truy vấn Cá nhân. Các nội dung học trong học kỳ 1 chủ yếu yêu cầu HS làm việc cá nhân, nhưng nội dung học trong học kỳ 2 lại yêu cầu HS cộng tác cùng nhau nhiều hơn. Do đó, sẽ có một nội dung mang tính chuyển tiếp có tên Định hướng Dự án Hành động, cho phép các em biến kiến thức cá nhân thành sản phẩm hành động của nhóm. Chuyển sang học kỳ 2, HS sẽ Lập kế hoạch và chuẩn bị Triển khai Dự án Hành động để hướng tới việc phục vụ cộng đồng, và kết thúc năm học bằng nội dung Suy ngẫm về Dự án để báo cáo thành quả dự án, đồng thời nhìn lại chặng đường năm học vừa rồi trong Báo cáo & Suy ngẫm Cuối năm.

Các giai đoạn lớn & Hướng dẫn triển khai

🔎 Xem thêm: Học kỳ I, Học kỳ II

Một khóa GCED kéo dài 72 tiết, tính chất của mỗi tiết sẽ phụ thuộc vào việc tiết đó rơi vào phần nào trên Timeline. Có tất cả:

  • 38 tiết trong Giai đoạn Học (Học kỳ 1). Trong đó có:
    • Chương 0: Giới thiệu tổng quan môn GCED.
    • Chương 1: Khám phá Chủ đề trọng tâm qua 5 Lăng kính: Trong tiết này, thầy cô sẽ truyền đạt mong đợi và tinh thần của Chương trình cho học sinh. HS sẽ xác định được năm học này mình được học về chủ đề gì, và mình sẽ trải qua quá trình học tập GCED như thế nào.
    • Chương 2: Hoàn thiện & Truy vấn cá nhân: Giai đoạn này là cơ hội để HS thật sự làm chủ việc học của mình. Mỗi em sẽ tự đặt ra câu hỏi của chính mình, sau đó thực hiện việc nghiên cứu cá nhân để trả lời câu hỏi mà mình còn thắc mắc.
    • Chương 3: Định hướng Dự án Hành động: HS sẽ chuyển tiếp từ làm việc cá nhân sang làm việc nhóm, bằng cách tìm kiếm những HS khác có cùng mối quan tâm, hay muốn phục vụ cộng đồng tương tự mình. Nói cách khác, đây là lúc để HS tìm ra "đồng đội" có thể giúp mình mang lại thay đổi có ý nghĩa cho xã hội.
  • 34 tiết trong Giai đoạn Làm - Học (Học kỳ 2). Trong đó có:
    • Chương 4: Lập kế hoạch & Chuẩn bị: HS trải qua những bước cần thiết trước khi thực sự đi giúp đỡ, hay phục vụ bất cứ cộng đồng nào.
    • Chương 5: Triển khai: HS tiến hành triển khai Dự án.
    • Chương 6: Suy ngẫm về Dự án: nhóm HS sẽ thực hiện việc suy ngẫm sau quá trình triển khai dự án, cùng nhau kết luận về mức độ hiệu quả của dự án, về những điểm nhóm đã làm tốt/chưa tốt, kèm theo phương án cải thiện.
    • Chương 7: Báo cáo & Suy ngẫm cuối năm: Sau khi đã suy ngẫm xong về dự án, từng nhóm HS sẽ lần lượt báo cáo về kết quả & quá trình triển khai cho mọi người. Đây là cơ hội để HS truyền thông về dự án của mình, từ đó nhận được phản hồi từ người khác
Cấu phần HỌC KỲ I HỌC KỲ 2 Tổng
Giai đoạn HỌC LÀM HỌC
Chương/ Nội dung dạy Giới thiệu tổng quan môn GCED Khám phá Chủ đề trọng tâm qua 5 Lăng kính Hoàn thiện & Trình bày Truy vấn Định hướng Dự án Hành động Lập kế hoạch & Chuẩn bị Triển khai Suy ngẫm về Dự án Báo cáo & Suy ngẫm cuối năm
Số tiết 1 20 10 7 12 7 7 8 72

Đánh giá học tập

📙 Bài chi tiết: Đánh giá học tập

🔎 Xem thêm: Hướng dẫn đánh giá Quá trình

Đánh giá học tập nhằm mục đích giúp học sinh đạt được chuẩn đầu ra và giúp giáo viên có nhiều linh hoạt hơn trong việc trợ giúp HS thể hiện được năng lực của mình. Đánh giá học tập bao gồm Đánh giá quá trìnhĐánh giá tổng thể thông qua Ma trận GCED bao gồm những mong đợi, chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng, thái độ đối với HS sau khi hoàn thành chương trình học GCED của mỗi khối lớp và 5 rubric .

Cơ sở lý thuyết chính cho cấu trúc đánh giá của bộ môn GCED là Đánh giá nhằm phục vụ học tập.

Học sinh được đánh giá dựa trên năng lực học thuật và phát triển cá nhân, không phải tầm vóc hay độ hào nhoáng của Dự án Hành động. Trong GCED, tư duy về đánh giá phải hướng về chuẩn đầu ra, tức có nghĩa thành công của học sinh là mức độ các con đã đạt được mong đợi được đặt ra cho khối.

Suy ngẫm trong GCED

Suy ngẫm trong GCED nhằm mục đích giúp cho HS trở thành người học trọn đời (life-long learners) tự học, tự làm chủ kiến thức của mình. Với quá trình đặc thù (signature) Học - Làm - Học, từ “Học” thứ 2 chính là Suy ngẫm - cơ hội để HS tự biến trải nghiệm thành kiến thức của riêng mình, khắc sâu những điều đã được học và tự đánh giá về chặng đường em đã đi qua.

Mặc dù từ “Học” này nằm ở vị trí sau cùng, việc suy ngẫm không chỉ diễn ra vào cuối năm học. Thay vào đó, đây là một quá trình diễn ra liên tục, xuyên suốt hành trình học tập của HS, giúp các em hình thành thói quen và kỹ năng suy ngẫm hiệu quả, từ đó dễ dàng áp dụng vào nhiều trường hợp, bối cảnh khác nhau trong học tập cũng như trong đời sống.

Là một môn học tập trung vào xây dựng cho HS kiến thức, kỹ năng, thái độ của một Công dân Toàn cầu, GCED mong đợi suy ngẫm sẽ là sợi dây kết nối và giúp HS phát triển một cách toàn diện hơn thông qua việc nhận thức rõ về những gì mình đang học, đang làm, và đang cảm thấy.

Phân chia nhóm khối lớp

Chương trình GCED phân hóa các mảng mong đợi này theo 5 nhóm khối lớp nhằm đảm bảo nội dung phù hợp với nhóm lứa tuổi đó và dựa trên mức độ phân chia cấp bậc nhà trường và giáo viên (cấp tiểu học, trung học và trung học phổ thông).

Đầu ra học tập giữa các khối trong cùng 1 nhóm khối lớp sẽ giống nhau; nội dung giữa các nhóm khối lớp sẽ khác nhau. Sự phân hóa giữa các lớp cùng 1 nhóm khối lớp là tùy thuộc vào quyết định của Nhà trường và khả năng của học sinh.

Có 5 nhóm khối lớp, mỗi nhóm chi tiết như sau:
Nhóm P1 Khối 1 + 2 + 3
Nhóm P2 Khối 4 + 5
Nhóm M1 Khối 6 + 7
Nhóm M2 Khối 8 + 9
Nhóm H Khối 10 + 11 + 12

Sau đây là danh sách những nội dung/cấu phần của GCED được phân hoá theo nhóm khối lớp:

  1. Chuẩn đầu ra Cấu phần Hành động;
  2. Chuẩn đầu ra kỹ năng và thái độ;
  3. Rubric đánh giá;
  4. Nội dung của Vòng tròn Thiết kế được thể hiện trong:
    • Lăng kính 4: Đổi mới Sáng tạo;
    • Chuẩn bị Truy vấn Cá nhân;
    • Định hướng Hành động;
    • Cấu phần Hành động.

Nguồn tham khảo