Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hướng dẫn giáo viên”
Không có tóm lược sửa đổi |
|||
Dòng 27: | Dòng 27: | ||
===Hiểu mục đích & cách tiếp cận của chương trình=== | ===Hiểu mục đích & cách tiếp cận của chương trình=== | ||
GCED là một Chương trình đặc thù, có nhiều nét khác biệt so với những Chương trình học khác. Trước khi bắt tay vào việc tìm hiểu & giảng dạy môn học, mỗi GV GCED cần trả lời được 2 câu hỏi lớn sau: | |||
* | * Môn học này để làm gì? | ||
* | * Môn học này sẽ tiếp cận như thế nào? Có gì khác với những môn học khác? | ||
Trả lời được những câu hỏi này không những giúp thầy cô có thể tiếp cận giảng dạy môn học, mà còn có thể giới thiệu và giải thích về môn GCED cho một người chưa biết gì về môn học (ví dụ như phụ huynh, HS, hoặc giáo viên khác) | |||
<span style="color:#000080">'''Các trang liên quan cần đọc:'''</span> | |||
*[[Tổng quan môn học]]: đọc để nắm được mục đích & giá trị của môn học | |||
*[[Nguyên tắc xây dựng chương trình]]: đọc để nắm được những cách tiếp cận đặc thù của môn học | |||
<span style="color:#ff0000">'''Lưu ý đối với GV cũ'''</span> | |||
Mục đích & cách tiếp cận của Chương trình GCED mới sẽ không có gì thay đổi so với trước đây. | |||
<span style="color:#009999">'''This is an example...'''</span> | <span style="color:#009999">'''This is an example...'''</span> | ||
===Hiểu các mục tiêu học tập cụ thể của khóa mình phụ trách=== | |||
"Mục tiêu học tập" là kỳ vọng của Chương trình về năng lực mà HS cần đạt được sau một quá trình học tập nhất định. GCED, cũng như những môn học khác sẽ có hệ thống mục tiêu học tập như sau: | |||
*Chuẩn đầu ra: là mục tiêu học tập của từng khóa, được trình bày dưới hình thức những câu khẳng định ngắn về năng lực cụ thể của học sinh sau một quá trình học nhất định,thường là một năm học | |||
*Mục tiêu chương: là những câu khẳng định về việc học sinh sẽ làm được gì sau khi học xong mỗi chương. Năng lực được nêu trong mục tiêu chương sẽ phản ánh Chuẩn đầu ra, và là một trong những (hoặc đôi lúc là tất cả) năng lực mà Chuẩn đầu ra yêu cầu. | |||
*Mục tiêu bài học: là những câu khẳng định về việc học sinh sẽ làm được gì sau khi học xong mỗi bài học. Cũng giống như mục tiêu chương, mục tiêu bài học sẽ phản ảnh một phần Chuẩn đầu ra, nhưng đồng thời cũng phản ánh mục tiêu chương (vì bài thuộc phạm vi của chương) | |||
Mỗi GV cần nắm rõ các mục tiêu học tập cụ thể của khóa mình đang phụ trách để có thể (1) giúp HS đạt được những năng lực này, (3) có cách đánh giá HS phù hợp, và (3) soạn giáo án đúng định hướng. | |||
<span style="color:#000080">'''Các trang liên quan cần đọc:'''</span> | |||
*[[Hệ thống mục tiêu học tập]]: đọc để nắm những thông tin tổng quan nhất về hệ thống mục tiêu học tập của GCED | |||
*[https://mapping.vinschool.edu.vn/subjects/1 Các khóa GCED trên phần mềm Curriculum Mapping]: xem khóa mình phụ trách để biết danh sách Chuẩn đầu ra/mục tiêu chương/mục tiêu bài cụ thể | |||
*[https://docs.google.com/spreadsheets/d/1Fflh1r7npk90o9ggLHHiVkHEMiSCljWsfXJ4zrR02pU/edit?pli=1#gid=702143521 Danh sách chuẩn Chuyên môn của GCED:] đọc để xem tiến trình của Chuẩn chuyên môn GCED giữa các khối lớp khác nhau, và diễn giải của các Chuẩn chuyên môn này. | |||
<span style="color:#ff0000">'''Lưu ý đối với GV cũ'''</span> | |||
* Hệ thống mục tiêu học tập của Chương trình GCED mới đã có thay đổi đáng kể so với Chương trình cũ. Vui lòng xem chi tiết trong khóa mình phụ trách để nắm rõ hơn. | |||
* Các nội dung học tập sẽ đi kèm tên (là yêu cầu về năng lực), và đôi lúc sẽ đi kèm theo mô tả/diễn giải cho mục tiêu học tập này (hướng dẫn cách hiểu, hoặc gợi ý cách đạt được Chuẩn đầu ra này). Luôn đọc nội dung của mục tiêu học tập, cũng như mô tả/diễn giải để hiểu chính xác năng lực được yêu cầu ở đây là gì. | |||
* Mục tiêu bài học của GCED sẽ không còn tiêu chí đánh giá đi kèm nữa (vì đã có các mô tả mục tiêu bài học để thay thế). Thầy cô sẽ phải tự viết tiêu chí đánh giá để đưa vào giáo án (nếu cần) | |||
=== Hiểu nội dung học tập của khóa mình phụ trách === | |||
Nội dung học tập của mỗi khóa GCED bao gồm các chương/bài khác nhau, được chia thành các giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn sẽ có một đặc điểm riêng, và tất cả đều xoay quanh một Chủ đề trọng tâm (vấn đề toàn cầu) nhất định. GV cần nắm rõ nội dung học tập của khóa mình phụ trách để có thể soạn giáo án, và giảng dạy một cách hiệu quả.<span style="color:#000080">'''Các trang liên quan cần đọc:'''</span> | |||
*[[Nội dung học tập]]: đọc để biết các nội dung học tập lớn của GCED, áp dụng tất cả các khóa | |||
*[[Các Chủ đề trọng tâm]]: đọc để biết vấn đề lớn mà mỗi khối lớp sẽ tập trung vào tìm hiểu, nghiên cứu. | |||
*[https://mapping.vinschool.edu.vn/subjects/1 Các khóa GCED trên phần mềm Curriculum Mapping]: xem khóa mình phụ trách để biết nội dung cụ thể của mỗi chương/bà | |||
*Hướng dẫn triển khai từng giai đoạn: sẽ cập nhật sau | |||
<span style="color:# | <span style="color:#ff0000">'''Lưu ý đối với GV cũ'''</span> | ||
* GCED vẫn có những chương như cũ, tuy nhiên số tiết của mỗi chương có thể đã thay đổi. Vui lòng đọc trang [[Nội dung học tập]], và xem mô tả chương/bài trên phần mềm Curriculum Mapping để biết chi tiết hơn. | |||
* Nội dung cụ thể của từng bài đã có sự thay đổi so với Chương trình GCED cũ. Vui lòng không sử dụng các tài liệu/tài nguyên cũ để giảng dạy; chỉ sử dụng những tài liệu/tài nguyên mới nhất trên phần mềm Curriculum Mapping | |||
* Không sử dụng thư viện tài nguyên với các mảnh ghép giáo án cũ nữa. Các bài của GCED đã thay đổi về nội dung/yêu cầu, do đó chắc chắn những mảnh ghép giáo án này sẽ không còn phù hợp. Vui lòng tham khảo những nội dung có sẵn trong mỗi Bài để xây dựng giáo án | |||
=== Soạn giáo án giảng dạy=== | === Soạn giáo án giảng dạy=== |
Phiên bản lúc 09:15, ngày 4 tháng 8 năm 2023
Giáo viên là phần thiết yếu trong thành công của mọi chương trình. Vì vậy, việc GV nắm rõ vai trò, trách nhiệm và yêu cầu nên được đặt hàng đầu. Tuy nhiên, GV nên hiểu đây là quá trình học hỏi, luôn cần nỗ lực của mọi bên để phát triển khả năng chuyên môn của mình.
CBQL tại cơ sở sẽ kiểm soát & hỗ trợ để đảm bảo mỗi cá nhân GV có thể hoàn thành các công việc trọng tâm sau đây:
Hình mẫu giáo viên GCED
GCED là một phần trong nỗ lực nâng chuẩn của Vinschool, vì vậy mong đợi cho vai trò và công việc của một GV rất đặc thù, có thể khá khác với những gì truyền thống ở lớp học Việt Nam. Họ là những giáo viên nắm rõ được sự thay đổi trong mục tiêu giáo dục rằng học sinh không chỉ cần học tốt, học thuộc kiến thức mà còn cần được trang bị những kĩ năng và phẩm chất của thế kỉ 21.
Giáo viên GCED cần nắm chắc lý thuyết để chủ động tự tìm hiểu, truy vấn các vấn đề trong trường hợp chưa được làm rõ trong chương trình. Nguồn tài liệu cung cấp có hạn và chắc chắn không thể phục vụ được nhu cầu của tất cả GV, vậy nên GV cần tự xác định được lỗ hổng kiến thức của mình ở đâu và chủ động lên phương án bù đắp các lỗ hổng đó
- Đóng vai trò điều phối trong lớp học: học sinh là trọng tâm của lớp học; GV không phải người truyền đạt kiến thức đơn thuần;
- Tôn trọng ý kiến của HS: tạo điều kiện cho HS thể hiện ý kiến cá nhân và cởi mở với những ý kiến đó;
- Tin tưởng vào khả năng của HS: cho phép HS học qua “trải nghiệm và sai sót" (trials and errors) & phát triển theo khả năng của mình.
- Làm chủ những gì mình đang dạy: chủ động tìm hiểu và có kiến thức nền về những nội dung học của HS.
- Đặt lợi ích của HS lên trên hết: GCED yêu cầu HS vượt qua những thử thách của bản thân, vì vậy Chương trình không chấp nhận những biểu hiện giúp GV quản lý dễ hơn nhưng bất lợi cho HS về mặt lâu dài, ví dụ như làm hộ, làm giúp, lên kế hoạch giúp, v.v.
- Coi trọng thử thách: xem những thử thách là cơ hội để phát triển chuyên môn cho cá nhân để vươn tầm quốc tế.
- Có tư duy hướng tới giải pháp: khi gặp khó khăn, tập trung tìm ra cách giải quyết thông minh, hiệu quả.
- Có tinh thần tập thể: giúp đỡ đồng nghiệp, cùng nhau giải quyết những vấn đề bằng sức mạnh tập thể, luôn coi kinh nghiệm của mình là tài sản cần được chia sẻ.
- GV phải nắm đúng cách hiểu, tiếp cận và truyền thông về Chương trình GCED:
- Giáo viên GCED phải có khả năng giới thiệu và giải thích về môn GCED cho một người chưa biết gì về môn học (ví dụ như phụ huynh, HS, hoặc giáo viên khác)
- Giáo viên GCED có sự tự do trong việc giảng dạy và cần sử dụng sự tự do đó một cách hiệu quả. GV GCED có toàn quyền chỉnh sửa hoạt động dựa trên khung chương trình nếu điều đó phục vụ HS tốt hơn. BGH và PCT sẽ không chấp nhận những trường hợp GV không hiểu kỹ chương trình, mục tiêu, hay tiêu chí nên sử dụng giáo án được thống nhất/có sẵn để lên lớp dạy cho HS. Hiệu quả của hoạt động với học sinh mới là quan trọng nhất, không phải nội dung được viết sẵn.
- Giáo viên GCED cần nắm chắc lý thuyết để chủ động tự tìm hiểu, truy vấn các vấn đề trong trường hợp chưa được làm rõ trong chương trình. Nguồn tài liệu cung cấp có hạn và chắc chắn không thể phục vụ được nhu cầu của tất cả GV, vậy nên GV cần tự xác định được lỗ hổng kiến thức của mình ở đâu và chủ động lên phương án bù đắp các lỗ hổng đó
Nhiệm vụ của Giáo viên
Hiểu mục đích & cách tiếp cận của chương trình
GCED là một Chương trình đặc thù, có nhiều nét khác biệt so với những Chương trình học khác. Trước khi bắt tay vào việc tìm hiểu & giảng dạy môn học, mỗi GV GCED cần trả lời được 2 câu hỏi lớn sau:
- Môn học này để làm gì?
- Môn học này sẽ tiếp cận như thế nào? Có gì khác với những môn học khác?
Trả lời được những câu hỏi này không những giúp thầy cô có thể tiếp cận giảng dạy môn học, mà còn có thể giới thiệu và giải thích về môn GCED cho một người chưa biết gì về môn học (ví dụ như phụ huynh, HS, hoặc giáo viên khác)
Các trang liên quan cần đọc:
- Tổng quan môn học: đọc để nắm được mục đích & giá trị của môn học
- Nguyên tắc xây dựng chương trình: đọc để nắm được những cách tiếp cận đặc thù của môn học
Lưu ý đối với GV cũ
Mục đích & cách tiếp cận của Chương trình GCED mới sẽ không có gì thay đổi so với trước đây.
This is an example...
Hiểu các mục tiêu học tập cụ thể của khóa mình phụ trách
"Mục tiêu học tập" là kỳ vọng của Chương trình về năng lực mà HS cần đạt được sau một quá trình học tập nhất định. GCED, cũng như những môn học khác sẽ có hệ thống mục tiêu học tập như sau:
- Chuẩn đầu ra: là mục tiêu học tập của từng khóa, được trình bày dưới hình thức những câu khẳng định ngắn về năng lực cụ thể của học sinh sau một quá trình học nhất định,thường là một năm học
- Mục tiêu chương: là những câu khẳng định về việc học sinh sẽ làm được gì sau khi học xong mỗi chương. Năng lực được nêu trong mục tiêu chương sẽ phản ánh Chuẩn đầu ra, và là một trong những (hoặc đôi lúc là tất cả) năng lực mà Chuẩn đầu ra yêu cầu.
- Mục tiêu bài học: là những câu khẳng định về việc học sinh sẽ làm được gì sau khi học xong mỗi bài học. Cũng giống như mục tiêu chương, mục tiêu bài học sẽ phản ảnh một phần Chuẩn đầu ra, nhưng đồng thời cũng phản ánh mục tiêu chương (vì bài thuộc phạm vi của chương)
Mỗi GV cần nắm rõ các mục tiêu học tập cụ thể của khóa mình đang phụ trách để có thể (1) giúp HS đạt được những năng lực này, (3) có cách đánh giá HS phù hợp, và (3) soạn giáo án đúng định hướng.
Các trang liên quan cần đọc:
- Hệ thống mục tiêu học tập: đọc để nắm những thông tin tổng quan nhất về hệ thống mục tiêu học tập của GCED
- Các khóa GCED trên phần mềm Curriculum Mapping: xem khóa mình phụ trách để biết danh sách Chuẩn đầu ra/mục tiêu chương/mục tiêu bài cụ thể
- Danh sách chuẩn Chuyên môn của GCED: đọc để xem tiến trình của Chuẩn chuyên môn GCED giữa các khối lớp khác nhau, và diễn giải của các Chuẩn chuyên môn này.
Lưu ý đối với GV cũ
- Hệ thống mục tiêu học tập của Chương trình GCED mới đã có thay đổi đáng kể so với Chương trình cũ. Vui lòng xem chi tiết trong khóa mình phụ trách để nắm rõ hơn.
- Các nội dung học tập sẽ đi kèm tên (là yêu cầu về năng lực), và đôi lúc sẽ đi kèm theo mô tả/diễn giải cho mục tiêu học tập này (hướng dẫn cách hiểu, hoặc gợi ý cách đạt được Chuẩn đầu ra này). Luôn đọc nội dung của mục tiêu học tập, cũng như mô tả/diễn giải để hiểu chính xác năng lực được yêu cầu ở đây là gì.
- Mục tiêu bài học của GCED sẽ không còn tiêu chí đánh giá đi kèm nữa (vì đã có các mô tả mục tiêu bài học để thay thế). Thầy cô sẽ phải tự viết tiêu chí đánh giá để đưa vào giáo án (nếu cần)
Hiểu nội dung học tập của khóa mình phụ trách
Nội dung học tập của mỗi khóa GCED bao gồm các chương/bài khác nhau, được chia thành các giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn sẽ có một đặc điểm riêng, và tất cả đều xoay quanh một Chủ đề trọng tâm (vấn đề toàn cầu) nhất định. GV cần nắm rõ nội dung học tập của khóa mình phụ trách để có thể soạn giáo án, và giảng dạy một cách hiệu quả.Các trang liên quan cần đọc:
- Nội dung học tập: đọc để biết các nội dung học tập lớn của GCED, áp dụng tất cả các khóa
- Các Chủ đề trọng tâm: đọc để biết vấn đề lớn mà mỗi khối lớp sẽ tập trung vào tìm hiểu, nghiên cứu.
- Các khóa GCED trên phần mềm Curriculum Mapping: xem khóa mình phụ trách để biết nội dung cụ thể của mỗi chương/bà
- Hướng dẫn triển khai từng giai đoạn: sẽ cập nhật sau
Lưu ý đối với GV cũ
- GCED vẫn có những chương như cũ, tuy nhiên số tiết của mỗi chương có thể đã thay đổi. Vui lòng đọc trang Nội dung học tập, và xem mô tả chương/bài trên phần mềm Curriculum Mapping để biết chi tiết hơn.
- Nội dung cụ thể của từng bài đã có sự thay đổi so với Chương trình GCED cũ. Vui lòng không sử dụng các tài liệu/tài nguyên cũ để giảng dạy; chỉ sử dụng những tài liệu/tài nguyên mới nhất trên phần mềm Curriculum Mapping
- Không sử dụng thư viện tài nguyên với các mảnh ghép giáo án cũ nữa. Các bài của GCED đã thay đổi về nội dung/yêu cầu, do đó chắc chắn những mảnh ghép giáo án này sẽ không còn phù hợp. Vui lòng tham khảo những nội dung có sẵn trong mỗi Bài để xây dựng giáo án
Soạn giáo án giảng dạy
📙 Bài chi tiết: Hướng dẫn Soạn giáo án
Sản phẩm bàn giao của GCED không bao gồm giáo án hoàn thiện như những môn học mới khác vì Nhà trường đã trải qua một năm kinh nghiệm, không nên phụ thuộc vào việc có sẵn giáo án. Thay vào đó, giáo viên sẽ tự mình “lắp ghép" thành giáo án hoàn thiện từ hiểu biết của chính mình về định hướng của Khung Chương trình cũng như những thông tin cho sẵn.
Thư viện Tài nguyên chỉ mang tính chất tham khảo. Giáo viên vẫn phải có khả năng tự xây dựng giáo án dựa trên Khung Chương trình.
Mục tiêu của cách tiếp cận này là để giáo viên làm chủ giáo án của mình, thấu hiểu rằng giảng dạy nên bắt đầu từ mục tiêu và nắm rõ cách đạt mục tiêu đó, thay vì bị chi phối bởi giáo án làm sẵn. Như vậy HS mới có được trải nghiệm học tập tốt nhất, thầy cô chắc chắn cũng sẽ thấy được sự phát triển trong khả năng giảng dạy của bản thân.
Kế hoạch hóa Đánh giá quá trình
🔎 Xem thêm: Đánh giá nhằm phục vụ học tập và Đánh giá học tập trong GCED để hiểu thêm ý nghĩa của công việc này
🔎 Xem thêm: Đánh giá Quá trình, Hướng dẫn Đánh giá Quá trình và Nhật ký Học tập (LJJ) để có hướng dẫn cụ thể cách thực hiện quá trình này
Để thực hiện GCED một cách hiệu quả, GV cần có phương án theo dõi quá trình và mức độ tiếp thu học tập của HS mỗi tiết, tuần, tháng v.v. (còn được gọi là Đánh giá Quá trình). Việc có phương án đồng hành với HS một cách bài bản, mang tính kế hoạch giúp GV phản hồi kịp thời đưa ra phản hồi và giúp HS cải thiện kết quả học tập.
Kế hoạch Đánh giá Quá trình nên xoay quanh việc sản xuất và sử dụng bằng chứng học tập để cải thiện chất lượng dạy & học.
Nhật ký Hành trình Học tập (Learning Journey Journal - “LJJ”) của học sinh và Nhật ký Giảng dạy của giáo viên là những nơi lưu trữ chính của những bằng chứng học tập xuyên suốt năm học.
Làm việc cá nhân hoặc cùng với tổ chuyên môn, GV cần lên được kế hoạch để trả lời được những câu hỏi sau:
- Làm sao để đánh giá quá trình xảy ra ở từng tiết học?
- Có những cách nào để đánh giá quá trình? (tham khảo 1 số cách tại đây [1])
- Tần suất kiểm tra LJJ ra sao?
- Làm sao để lưu trữ và sắp xếp khoa học kết quả đánh giá quá trình của từng học sinh?
Để dễ dàng cho việc kiểm soát chất lượng LJJ sau này, GV nên giữ một danh sách bao gồm những nội dung HS được yêu cầu viết vào LJJ của từng bài, cũng như tài liệu, phiếu bài tập đã được phát. Đây có thể trở thành 1 checklist phát cho HS để con tự đối chiếu và bổ sung những phần con còn thiếu trong LJJ.
Giúp học sinh luôn trong tư thế sẵn sàng
Để HS có thể chuẩn bị cho những thử thách của Chương trình, các em sẽ cần được biết yêu cầu và nhiệm vụ của mình xuyên suốt năm học.
Vì vậy, trách nhiệm của GV là lên kế hoạch truyền đạt yêu cầu và chuẩn bị cho HS của mình từ đầu. Lưu ý rằng hiện tại, Khung chương trình chỉ đang bao gồm nội dung chính của môn học - chưa có những phần phụ nhưng không thể thiếu khác. GV nên linh hoạt tìm thời gian để thực hiện các công việc này với lớp. Các phần phụ này bao gồm:
- Giới thiệu chương/bài cho HS
- Nhắc nhở cho học sinh về những kỳ đánh giá/những công việc sắp tới;
- Ôn tập (nếu cần thiết);
- Giới thiệu các loại rubric (nếu có)
Phát triển kỹ năng của học sinh
🔎 Xem thêm: Hệ thống mục tiêu học tập để hiểu rõ hơn về việc các kỹ năng trong GCED được hệ thống hoá như thế nào, trình tự học giữa các khối ra sao
🔎 Xem thêm: Đánh giá Quá trình để có hướng dẫn cụ thể cách thực hiện Đánh giá Quá trình. Tuy nhiên đây chỉ là hướng dẫn chung; GV vẫn phải tìm cách áp dụng những nguyên lý đó vào kỹ năng & thái độ
Lớp học GCED không phải là một lớp học truyền thống, nơi giáo viên đơn giản chỉ chuyển giao lại các kiến thức thô cho HS thông qua bài giảng hoặc sách vở.
- Nắm rõ yêu cầu về kỹ năng & phẩm chất của khối mình dạy. Yêu cầu có gì khác với khối trên và khối dưới? Nếu có trùng lặp thì giáo viên sẽ cùng làm việc với các đồng nghiệp dạy khác khối để có phương án phân hoá.
- Từ các Mục tiêu & Tiêu chí (Khung Chương trình) mỗi tiết học và chuẩn đầu ra của kỹ năng & phẩm chất (Ma trận) của khối, GV xác định và lên kế hoạch những bài học có thể lồng ghép kỹ năng và phẩm chất.
- “Lồng ghép” ở đây được hiểu đơn giản là “Liệu khi HS thực hiện các hoạt động, bài tập, hay tiếp thu các tài liệu, các con có đang sử dụng và phát triển các kỹ năng mong đợi hay không?
Lưu ý :
|
- Kết hợp với Đánh giá Quá trình: Nếu có nghiêm túc làm gì thì cũng phải có cách xác định mức độ hiệu quả. Vì thế, cho nhiệm vụ phát triển kỹ năng, GV sẽ phải thiết kế những phương pháp đo đạc mức độ đạt mục tiêu đối với kỹ năng và thái độ (đó có nghĩa là thu thập bằng chứng học tập). Đương nhiên, công việc này phụ thuộc vào cách hiểu các kỹ năng & thái độ của từng người, cũng như sở trường của từng GV và đặc thù của lớp họ dạy.
Lưu ý :
|
Các nội dung được dạy trong Chương trình GCED chỉ thực sự hiệu quả nếu như học sinh đồng thời phát triển song song các kỹ năng và phẩm chất của một Công dân Toàn cầu (được yêu cầu trong Ma trận GCED).
Kết hợp với Đánh giá Quá trình: Nếu có nghiêm túc làm gì thì cũng phải có cách xác định mức độ hiệu quả. Vì thế, cho nhiệm vụ phát triển kỹ năng, GV sẽ phải thiết kế những phương pháp đo đạc mức độ đạt mục tiêu đối với kỹ năng và thái độ (đó có nghĩa là thu thập bằng chứng học tập). Đương nhiên, công việc này phụ thuộc vào cách hiểu các kỹ năng & thái độ của từng người, cũng như sở trường của từng GV và đặc thù của lớp họ dạy.
Viết nhật ký giảng dạy
Một trong những mục tiêu lớn nhất của môn GCED là giúp GV phát triển chuyên môn, từng bước đạt được chuẩn mực quốc tế trong dạy và học. Để quá trình đó diễn ra một cách hiệu quả, GV được khuyến khích nên sở hữu cho mình một Nhật ký giảng dạy GCED, tương tự như Nhật ký Học tập (LJJ) của học sinh. Đây là cơ sở để đánh giá phát triển cá nhân; GV có thể nhận xét quá trình học tập của chính mình hoặc của GV khác.
- Các nghiên cứu về môn học (kiến thức/ tài liệu về các chủ đề, các phương pháp giảng dạy, v.v);
- Ý tưởng triển khai các phương pháp dạy học mới;
- Kế hoạch cá nhân để cải thiện công tác giảng dạy;
- Kế hoạch phát triển kỹ năng và phẩm chất cho HS (nêu rõ mục tiêu, tiêu chí đánh giá, kết quả, và suy ngẫm)
- Bất kỳ tài liệu, ghi chép, suy ngẫm nào liên quan đến quá trình giảng dạy GCED;
- Phiếu đánh giá demo (nếu thực hiện demo), phiếu/ thư phản hồi từ các tiết dự giờ góp ý.
- COT các tiết được dự giờ đánh giá.
- Có tính hệ thống, kế hoạch, dựa vào dữ liệu và bằng chứng.
- Dùng thường xuyên, lưu trữ tài liệu feedback từ đồng nghiệp và CBQL đầy đủ;
- Có suy ngẫm, đúc kết, rút kinh nghiệm;
- Nêu ra được lộ trình phát triển cá nhân dựa trên feedback và suy ngẫm;
- GV có khả năng chỉ vào Nhật ký Giảng dạy của mình và trình bày cho đồng nghiệp, BGH, PCT về quá trình học tập của họ.
Đây sẽ là cơ sở để CBQL và PCT hiểu hơn về GV ngoài các buổi dự giờ, có khả năng đánh giá quá trình (để feedback, hướng dẫn, đào tạo) cũng như đánh giá tổng thể vào cuối kỳ, cuối năm. Nhật ký Giảng dạy sẽ giảm bớt công việc cho cả GV lẫn CBQL trong quá trình quản lý, đánh giá, và định hướng, đồng thời cũng phù hợp với tinh thần đổi mới sư phạm của bộ môn GCED.
Sử dụng COT
🔎 Xem thêm: GCED COT (Classroom Observation Tool)
COT (Classroom Observation Tool) là công cụ phục vụ cho việc quan sát và đánh giá tiết học dựa trên hệ thống các tiêu chí (có/không) và đánh giá cuối cùng của một tiết COT là điểm tổng của tất cả các tiêu chí được đưa ra.
Sau mỗi tiết được dự giờ bời BGH hay PCT hay các GV khác, GV khi đọc lại COT sẽ biết rõ năng lực của mình được đánh giá như thế nào từ đó rút ra được những phần mình đã làm được/chưa làm được để có cách khắc phục hoặc thay đổi để cải thiện chất lượng tiết học hơn nữa.
Ngoài ra GV dùng COT để tham gia dự giờ và đánh giá những GV khác từ đó có sự đối chiếu, rút kinh nghiệm cho bản thân và học hỏi lẫn nhau giữa các GV
Nguồn tham khảo
- ↑ Nguyễn Hữu Long (2019), 5 Chiến Lược Đánh Giá Quá Trình Tuyệt Vời Không Nên Bỏ Qua.