GCED K8: Tiết 8.5

Từ GCED
Phiên bản vào lúc 07:19, ngày 19 tháng 2 năm 2020 của Vinschool admin (thảo luận | đóng góp)
(khác) ← Phiên bản cũ | Phiên bản mới nhất (khác) | Phiên bản mới → (khác)

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi & Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 8.5 Em hiểu như thế nào về thuật ngữ "sự giao thoa" (intersectionality)? Sau quá trình khám phá, em trả lời câu hỏi dẫn dắt như thế nào?
Mục tiêu bài học 8.5.1 Học sinh hiểu về khái niệm "sự giao thoa" 8.5.2. HS tự trả lời câu hỏi dẫn dắt của chương.
Tiêu chí đánh giá 8.5.1

- Học sinh trình bày được cách hiểu của mình về khái niệm "intersectionality" - HS đưa ra được 1 ví dụ về "intersectionality"

8.5.2. Câu trả lời của HS phản ánh được 1 phần lớn hoặc tất cả những nội dung em đã học xuyên suốt lăng kính.
Tài liệu gợi ý - Gợi ý cách tiếp cận: Khi giới thiệu thuật ngữ, giới thiệu cả từ nguyên gốc tiếng Anh để HS có thể tìm hiểu thêm nếu cần (nếu con chỉ đơn thuẩn tìm kiếm từ khoá "sự giao thoa" sẽ không thấy được tài liệu nói đến vấn đề mà chương trình đang đề cập)
- Định nghĩa tham khảo: "Intersectionality" là thuật ngữ chỉ sự giao thoa, kết hợp. Trong trường hợp này có thể hiểu rằng: thực tế, có những người cùng một lúc phải chịu nhiều sự bất bình đằng khác nhau.

Ví dụ như: họ bị kì thị vì họ vừa là người da đen, lại vừa là người thuộc giới tính thứ 3; hoặc một người mất đi nhiều cơ hội phát triển bản thân khi họ vừa là phụ nữ, họ lại vừa sinh sống tại một quốc gia kém phát triển.

Mảnh ghép hoạt động tham khảo
   Mảnh ghép a

(5’) Hoạt động: Tìm hiểu tranh

  • Học sinh được chia thành các nhóm 4 - 5 người.
  • Mỗi nhóm sẽ trao đổi và ghi ý tưởng lên giấy A3
  • Câu hỏi sẽ bao gồm:
    • Xác định (Bloom 1) nội dung chủ đề mà bức tranh hướng đến
    • Giải thích (Bloom 2) ý nghĩa của bức tranh

link tài liệu lấy tranh: GV đọc thêm nội dung để hiểu ý nghĩa của tranh https://www.whiteheathervn.com/tigravem-hi7875u1/su-giao-thoa-intersectionality-mot-yeu-to-quan-trong-trong-viec-au-tranh-chong-bao-hanh

(2’) GV giảng bài: Trong cuộc sống, chúng ta thường đặt cho mỗi người một “ nhãn dán” về bản thân họ như người chuyển giới, người khuyết tật, người da màu...Từ những nhãn dán về đặc điểm và danh tính đó, chúng ta có thói quen đánh giá một người thông qua một đặc điểm mà quên mất đó chỉ là một khía cạnh tạo nên con người họ.

(5’) GV giới thiệu cho học sinh về khái niệm "intersectionality" - Sự giao thoa

  • Học sinh được chia thành các nhóm 4 - 5 người.
  • Mỗi nhóm dựa trên kiên thức về bất bình đẳng để phân tích về ý nghĩa cụ thể của khái niệm "intersectionality" - Sự giao thoa
  • Câu hỏi sẽ bao gồm:
    • Xác định (Bloom 1) và Giải thích (Bloom 2) khái niệm "intersectionality" - Sự giao thoa
    • Kể tên (Bloom 2) một ví dụ về "intersectionality" - Sự giao thoa

Khái niệm định hướng: “ Intersectionality” là thuật ngữ chỉ sự giao thoa kết hợp. Trong trường hợp này có thể hiểu rằng: thực tế có những người cùng một lúc phải chịu nhiều sự bất bình đẳng khác nhau. VD: Họ bị kỳ thị là người da đen và thuộc giới tính thứ ba hoặc họ mất nhiều cơ hội khi sinh ra là phụ nữ và sinh sống ở một đất nước kém phát triển.

Link tài liệu: https://futureofgood.co/intersectionality-why-it-matters/

(3’) HS viết suy ngẫm về khái niệm "intersectionality" - Sự giao thoa và một ví dụ

   Mảnh ghép b


(5’)Hoạt động: Tự truyện Oprah Winfrey:  (0:00 - 3:37)

  • Học sinh lắng nghe tự truyện về cuộc đời của nữ hoàng truyền thông Oprah Winfrey
  • Học sinh lắng nghe, ghi chép và chia sẻ về những khó khăn của Oprah Winfrey
  • Câu hỏi sẽ bao gồm:.
    • Kể tên (Bloom 1) những khó khăn mà Oprah Winfrey gặp phải
    • Giải thích (Bloom 2) những khó khăn của Oprah Winfrey chính là những bất bình đẳng trong xã hội.

(1’) GV giảng bài: Trong cuộc sống, mỗi người gặp phải nhiều khó khăn. Có những người cùng một lúc phải đối diện với nhiều sự bất bình đẳng trong xã hội.

http://nguoilanhdao.vn/tu-truyen-oprah-winfrey-cau-chuyen-cuoc-doi-day-nuoc-mat.html

(6’) GV giới thiệu cho học sinh về khái niệm "intersectionality" - Sự giao thoa

  • Học sinh được chia thành các nhóm 4 - 5 người.
  • Mỗi nhóm dựa trên kiên thức về bất bình đẳng để phân tích về ý nghĩa cụ thể của khái niệm "intersectionality" - Sự giao thoa
  • Câu hỏi sẽ bao gồm:
    • Xác định (Bloom 1) và Giải thích (Bloom 2)khái niệm "intersectionality" - Sự giao thoa
    • Kể tên (Bloom 2) một ví dụ về "intersectionality" - Sự giao thoa

Khái niệm định hướng: “Intersectionality” là thuật ngữ chỉ sự giao thoa kết hợp. Trong trường hợp này có thể hiểu rằng: thực tế có những người cùng một lúc phải chịu nhiều sự bất bình đẳng khác nhau. VD: Họ bị kỳ thị là người da đen và thuộc giới tính thứ ba hoặc họ mất nhiều cơ hội khi sinh ra là phụ nữ và sinh sống ở một đất nước kém phát triển.

Link tài liệu: https://futureofgood.co/intersectionality-why-it-matters/

(3’) HS viết suy ngẫm

  • Khái niệm "intersectionality" - Sự giao thoa
  • 1 ví dụ về khái niệm "intersectionality" - Sự giao thoa
   Mảnh ghép a

(5’) Hoạt động: Bức tường động não

  • Học sinh được phát giấy Note và viết suy ngẫm của bản thân sau đó dán ỏ khu vực bảng của lớp
  • Học sinh tham khảo ý tưởng của các bạn trong lớp
  • Câu hỏi:
    • Giải thích (Bloom 2) vì sao bình đẳng và bất bình đẳng là vấn đề toàn cầu

(2’) GV đọc to phần suy ngẫm của một số bạn trong lớp

(8’) HS dựa trên kiến thức được học và ý tưởng của các bạn và hoàn thành phần trả lời cho câu hỏi suy ngẫm của chương: Tại sao bình đẳng và bất bình đẳng lại là vấn đề toàn cầu? Vào vở ghi theo nhiều hình thức ( sơ đồ tư duy, hình ảnh phải có chú thích; một đoạn văn nghị luận…)

   Mảnh ghép b

(5’) Hoạt động: Thế giới song song

Đường link tài liệu: https://www.facebook.com/eunoiacertified/photos/a.591651037899368/782767682121035/?type=3&theater

  • Học sinh được chia thành 4- 5 người nhóm
  • Học sinh được phát 5 bức ảnh về thế giới song song đã được cắt theo đường thế hiện hai thế giới song song trong bức ảnh. (Tổng 10 miếng ảnh)
  • Học sinh ghép các miếng ảnh vào với nhau
  • Mỗi HS trong nhóm sẽ ghi lại cảm xúc, suy nghĩ của mình vào miếng giấy note và chuyền tay nhau các tờ note
  • Câu hỏi sẽ bao gồm:
    • Xác định (bloom 1) những bất bình đẳng trong các bức ảnh
    • Giải thích (Bloom 2) vì sao bình đẳng và bất bình đẳng là vấn đề toàn cầu

(2’) GV đọc to phần suy ngẫm của một số bạn trong lớp

(8’) HS dựa trên kiến thức được học và ý tưởng của các bạn và hoàn thành phần trả lời cho câu hỏi suy ngẫm của chương: Tại sao bình đẳng và bất bình đẳng lại là vấn đề toàn cầu? Vào vở ghi theo nhiều hình thức ( sơ đồ tư duy, hình ảnh phải có chú thích; một đoạn văn nghị luận…)