GCED K8: Tiết 8.6
Mô tả nội dung bài học
Câu hỏi & Mục tiêu bài học
Câu hỏi tiết học | 8.6. Bất bình đẳng tự duy trì như thế nào? (cơ chế của sự bất bình đẳng) | |||||||||||||||||||||||||||||
Mục tiêu bài học | 8.6.1. HS hiểu được cơ chế của sự bất bình đẳng. | 8.6.2. Học sinh được tiếp cận 1 số cơ chế thường gặp của bất bình đẳng. | ||||||||||||||||||||||||||||
Tiêu chí đánh giá | 8.6.1.
- HS nêu được nguyên lí: bất bình đẳng không có một nguyên nhân hay hậu quả cụ thể: một vấn đề có thể là nguyên nhân lúc này, nhưng lại trở thành hậu quả lúc khác --> gọi chung là cơ chế của bất bình đẳng. - HS lấy được ít nhất 2 ví dụ về sự lồng ghép nguyên nhân và hậu quả của bất bình đẳng. - HS nêu được rằng vì intersectionality làm sự bất bình đẳng trầm trọng hơn. |
8.6.2. Học sinh nhớ được ít nhất 2 cơ chế thường gặp của sự bất bình đẳng. | ||||||||||||||||||||||||||||
Tài liệu gợi ý | Gợi ý trả lời về sự lồng ghép nguyên nhân-hậu quả:
Một người phụ nữ nghèo khó, sống tại một quốc gia kém phát triển ở Châu Phi (nguyên nhân) --> không được đi học (con gái không được đi học), không có tiền để đi học, hoặc không có trường để học --> mất đi nhiều cơ hội để cải thiện chất lượng cuộc sống của chính mình (hậu quả) |
Gợi ý trả lời về cơ chế thường gặp:
Khả năng tiếp cận với các cơ hội, địa vị xã hội, quyền lực & sự kiểm soát, bạo lực, v.v. | ||||||||||||||||||||||||||||
Mảnh ghép tham khảo |
Mảnh ghép a
(5’) Hoạt động: Nối ô GV chuẩn bị bảng nguyên nhân và kết quả để học sinh nối từ nguyên nhân này dẫn đến kết quả khác và ngược lại có thể tìm ra một kết quả trở thành nguyên nhân của hậu quả khác.
Các câu hỏi sau khi học sinh làm việc nhóm xong:
(3’)GV giảng bài : Bất bình đẳng không có một nguyên nhân hay kết quả cụ thể: một vấn đề có thể là nguyên nhân lúc này, nhưng lại trở thành hậu quả lúc khác --> gọi chung là cơ chế của bất bình đẳng. Khái niệm intersectionality chúng ta học ở bài học trước cho thấy sự giao thoa giữa nguyên nhân và kết quả. Điều này làm cho bất bình đẳng trở nên trầm trọng hơn khi kết quả của nguyên nhân này lại luôn luôn có thể trở thành nguyên nhân khác và sinh ra những kết quả tồi tệ hơn. [ví dụ: một người phụ nữ nghèo khó, sống tại một quốc gia kém phát triển ở Châu Phi (nguyên nhân) --> không được đi học (con gái không được đi học), không có tiền để đi học, hoặc không có trường để học --> mất đi nhiều cơ hội để cải thiện chất lượng cuộc sống của chính mình (kết quả)] (3’) Thảo luận nhóm:
(2’) GV nhận xét nhanh ví dụ của các nhóm. (2’) Suy ngẫm: HS ghi suy ngẫm của bản thân về cơ chế bất bình đẳng vào vở.
Mảnh ghép b
(5’) Hoạt động: Nguyên nhân hay hậu quả Link tài liệu bài báo: http://kenh14.vn/cuoc-song-dia-nguc-cua-hon-40000-tre-em-tai-cac-khu-mo-chau-phi-20170806100859761.chn
Các câu hỏi sau khi học sinh làm việc nhóm xong:
(3’)GV giảng bài : Bất bình đẳng không có một nguyên nhân hay kết quả cụ thể: một vấn đề có thể là nguyên nhân lúc này, nhưng lại trở thành hậu quả lúc khác --> gọi chung là cơ chế của bất bình đẳng. Khái niệm intersectionality chúng ta học ở bài học trước cho thấy sự giao thoa giữa nguyên nhân và kết quả. Điều này làm cho bất bình đẳng trở nên trầm trọng hơn khi kết quả của nguyên nhân này lại luôn luôn có thể trở thành nguyên nhân khác và sinh ra những kết quả tồi tệ hơn. [ví dụ: một người phụ nữ nghèo khó, sống tại một quốc gia kém phát triển ở Châu Phi (nguyên nhân) --> không được đi học (con gái không được đi học), không có tiền để đi học, hoặc không có trường để học --> mất đi nhiều cơ hội để cải thiện chất lượng cuộc sống của chính mình (kết quả)] (3’) Thảo luận nhóm:
(2’) GV nhận xét nhanh ví dụ của các nhóm. (2’) Suy ngẫm: HS ghi suy ngẫm của bản thân về cơ chế bất bình đẳng vào vở.
|
Mảnh ghép a
(1’) GV nhắc lại cơ chế của bất bình đẳng: Bất bình đẳng không có một nguyên nhân hay kết quả cụ thể: một vấn đề có thể là nguyên nhân lúc này nhưng có thể là kết quả lúc khác. (2’) GV đưa ra bức tranh về những người nô lệ da đen và yêu cầu học sinh động não nhanh và đưa ra các nguyên nhân khiến người da đen phải làm nô lệ trong một thời gian dài. (3’) GV cùng HS phân tích tìm ra nguyên nhân sâu xa của vấn đề khiến người da đen phải làm nô lệ. (2’) GV giảng bài: Xác định nguyên nhân và kết quả đôi khi khó khăn vì nguyên nhân và kết quả thường làm việc hai chiều – A ảnh hưởng B rồi B lại ảnh hưởng A – như một vòng tròn, chẳng biết điều nào là nguyên nhân điều nào là kết quả. Vì vậy, chúng ta cũng nên suy nghĩ để tìm xem điều gì là nguyên nhân sâu xa của vấn đề. “Gốc chính” là nguyên nhân đầu tiên, hoặc là nguyên nhân quan trọng nhất, từ đó mà sinh ra vòng tròn liên kết (tính hệ thống) giữa nguyên nhân và kết quả. (5’) Thảo luận nhóm:
(2’) GV tổng kết lại những cơ chế thường gặp của bất bình đẳng như khả năng tiếp cận với các cơ hội, địa vị xã hội, quyền lực & sự kiểm soát, bạo lực, v.v. (3’) HS viết suy ngẫm
Mảnh ghép b
Hoạt động: Nguyên nhân hay kết quả (2’) GV yêu cầu học sinh xác định vế nào đúng trong câu nói sau: “ Vì đất nước nghèo đói nên trình độ dân trí thấp hay vì trình độ dân trí thấp nên đất nước nghèo”. (2’) GV yêu cầu học sinh suy ngẫm câu trả lời của các bạn trong lớp và tự trả lời câu hỏi: Vì sao lại có việc chuyển đổi linh hoạt giữa nguyên nhân và kết quả ( lúc có thể là nguyên nhân nhưng cũng có thể là kết quả và ngược lại) (2’) GV giảng: Xác định nguyên nhân và kết quả đôi khi khó khăn vì nguyên nhân và kết quả thường làm việc hai chiều – A ảnh hưởng B rồi B lại ảnh hưởng A – như một vòng tròn, chẳng biết điều nào là nguyên nhân điều nào là kết quả. Vì vậy, chúng ta cũng nên suy nghĩ để tìm xem điều gì là nguyên nhân sâu xa của vấn đề. “Gốc chính” là nguyên nhân đầu tiên, hoặc là nguyên nhân quan trọng nhất, từ đó mà sinh ra vòng tròn liên kết ( tính hệ thống) giữa nguyên nhân và kết quả. (5’) Thảo luận nhóm:
(2’) GV tổng kết lại những cơ chế thường gặp của bất bình đẳng như khả năng tiếp cận với các cơ hội, địa vị xã hội, quyền lực & sự kiểm soát, bạo lực, v.v. (3’) HS viết suy ngẫm vào vở về hai cơ chế thường gặp của bất bình đẳng.
|