Draft2

Từ GCED

Chương đầu tiên của GCED có tên "Khám phá Chủ đề trọng tâm qua 5 Lăng kính", kéo dài trong 21 tiết (bao gồm 1 tiết giới thiệu Chương trình). Chương này đóng vai trò “xây dựng nền tảng” cho HS không chỉ trong giai đoạn HỌC đầu tiên mà còn cho suốt 1 năm học môn GCED.

Đúng như tên gọi, chương này có 2 nội dung chính sau:

1. Chủ đề trọng tâm: là các vấn đề toàn cầu mà cả thế giới đang quan tâm. Những vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp tới sự sinh tồn & phát triển của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng trên thế giới theo những cách khác nhau. GCED được triển khai ở 12 khối lớp, và mỗi khối lớp sẽ được tiếp cận với một Chủ đề trọng tâm/vấn đề toàn cầu khác nhau.:

2. 5 Lăng kính: Hiểu một cách đơn giản thì 5 lăng kính chính là những góc nhìn khác nhau về 1 chủ đề/hiện tượng/sự việc để người học có được góc nhìn đa chiều, khách quan, từ đó, có những cách giải quyết bền vững cho chủ đề/hiện tượng/sự việc mình đang tìm hiểu. chủ đề/hiện tượng/sự việc.


Đây là chính là phương pháp Học qua Hiện tượng, trong đó học sinh tiếp cận các Chủ đề trọng tâm (vấn đề toàn cầu) một cách toàn diện dưới nhiều Lăng kính (có thể là góc nhìn, chuyên môn và cách tiếp cận khác nhau). Từ đó, HS sẽ dần hình thành được kiến thức, hiểu biết một cách toàn diện, sâu rộng hơn về vấn đề.

Những mục ở dưới sẽ phân tích kỹ hơn 2 nội dung học quan trọng này:

5 Lăng kính

Không phải lúc nào giải pháp cho vấn đề cũng đơn giản, và hiển nhiên

Vì sao phải nghiên cứu, khám phá vấn đề qua nhiều khía cạnh, lăng kính khác nhau? Vì sao cần 5 Lăng kính này

Đẩu tiên, phải khẳng định rằng: 5 Lăng kính (mà GCED muốn truyền tải cho HS) là công cụ để giúp ích cho việc giải quyết vấn đề.

Không chỉ đóng vai trò là các khía cạnh khác nhau để học sinh có cái nhìn đa chiều về Chủ đề trọng tâm, 5 Lăng kính này còn là tấm lá chắn, là hệ miễn dịch giúp học sinh (và cả thầy cô) bảo vệ bản thân khỏi những sai lầm thường gặp khi tiếp cận và giải quyết vấn đề toàn cầu, hay rộng hơn là các vấn đề trong cuộc sống. Việc giải quyết vấn đề (dù là vấn đề lớn hay nhỏ, vấn đề địa phương hay vấn đề toàn cầu) cũng nên trải qua một số bước nhất định, và cân nhắc một số yếu tố nhất định. Đó là lý do vì sao phải "khám phả Chủ đề trọng tâm qua 5 Lăng kính", chứ không phải chỉ đơn thuần là "Khám phá Chủ đề trọng tâm".

Thử nhìn vào một ví dụ tương đối quen thuộc khi vấn đề không được xem xét một cách nghiêm túc như sau: Cứ gắn đến lúc triển khai “dự án cộng đồng”, thầy cô và học sinh thường dễ nghĩ tớ inhững giải pháp quen thuộc nhất, dễ dàng nhất mà ai cũng có thể đề xuất: Cần làm gì đó để bảo vệ môi trường? Đi nhặt rác, phân loại rác. Cần làm gì đó để giúp đỡ người nghèo? Quyên góp tiền, quần áo.

Để ý rằng những giải pháp này bỏ qua hoàn toàn các bước tìm hiểu, cân nhắc về hiện trạng, nguyên nhân hay kinh nghiệm rút ra từ giải pháp đã được thực hiện. Những giải pháp này không sai, nhưng chắc chắn không tối ưu, và cũng không giải quyết được triệt để vấn đề cho bất kỳ ai. Chúng ta không muốn hình thành cho học sinh lối suy nghĩ “mình có ý tốt, mình làm gì đó là được rồi.” Nếu đã quyết định thiết kế và triển khai một dự án, học sinh và thầy cô cần nghiêm túc về việc tạo ra những giá trị thực sự, chứ không phải chỉ đang chạy KPI hay làm cho có.

5 Lăng kính này hướng tới việc giải quyết 5 vấn đề gì?

Trở ngại, sai lầm thường gặp khi tìm giải pháp cho vấn đề là gì? Các lăng kính có thể giúp như thế nào?

Để hiểu rõ hơn về vì sao 5 Lăng kính này lại được lựa chọn để trở thành phương tiện giúp học sinh tìm hiểu vấn đề và đưa ra giải pháp hiệu quả, hãy cùng phân tích một số trở ngại và sai lầm mà chúng ta hay mắc phải dưới đây khi giải quyết vấn đề. Lưu ý rằng ứng dụng của 5 lối tư duy (5 Lăng kính) này không chỉ gói gọn trong phạm vi môn GCED hay các vấn đề toàn cầu; thực tế, chúng hoàn toàn có thể được áp dụng cho các vấn đề trong cuộc sống.

Vấn đề 1: Không hiểu rõ về tầm ảnh hưởng và mức độ nghiêm trọng của vấn đề

Khi một vấn đề được đưa ra, chúng ta có xu hướng mặc định rằng vấn đề tồn tại, vì nếu ai đó đã nói rằng đây là vấn đề, chắc hẳn họ đã có cơ sở tốt để khẳng định đây là vấn đề. Trên thực tế, xác định sai vấn đề hoặc đánh giá chưa chính xác mức độ quan trọng của vấn đề là một điều thường xuyên xảy ra. Vậy nên ta cần phải xây dựng được một phản xạ để tự đánh giá vấn đề và hình thành ý kiến riêng của mình về việc đây có thực sự là một vấn đề cần giải quyết hay không.

Nhất là đối với những vấn đề mà truyền thông đề cập đến rất nhiều (như đói nghèo và biến đổi khí hậu chẳng hạn), ta dễ trở nên “chai lì” với chúng và cảm giác không cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng nữa, nghĩ ra giải pháp mới là điều quan trọng. Tuy nhiên, việc nghiêm túc nghiên cứu tình trạng của vấn đề ở nhiều địa điểm khác, với những cộng đồng khác là cơ hội để xác nhận cho chính bản thân mình liệu đây có thực sự là một vấn đề đang ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người và thậm chí của chính bản thân mình hay không. Với học sinh Vinschool, điều này càng quan trọng vì phần lớn các em còn nhỏ tuổi, chưa được tiếp xúc trực tiếp với các vấn đề mang tính vĩ mô, đồng thời đang được sống một cuộc sống khá bình yên, không bị ảnh hưởng hoặc không nhận thức được việc mình đang bị ảnh hưởng bởi các vấn đề ấy. Việc cho các em thấy về hiện thực-tương lai không mấy tươi đẹp khi các vấn đề này chưa được giải quyết sẽ giúp các em quan tâm về vấn đề và nghiêm túc hơn trong việc đi tìm giải pháp.  

Lăng kính “Tư duy Toàn cầu” sẽ mở ra cái nhìn toàn cảnh về hiện trạng vấn đề, cho phép học sinh so sánh thực trạng của vấn đề ở nhiều nơi khác nhau, từ đó hiểu được tầm ảnh hưởng và mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Cũng vì đây là những vấn đề lớn, có khả năng tác động tiêu cực đến tất cả mọi người, học sinh hiểu rằng mình không phải là ngoại lệ - vấn đề này sớm hay muộn cũng sẽ ảnh hưởng đến bản thân em và những người thân/ xung quanh em, vì thế em cần dành sự quan tâm xứng đáng cho vấn đề ấy.

Vấn đề 2: Không nhận thức được hoặc không công nhận tính phức tạp của vấn đề

Nghĩ về trường hợp sau: con làm vỡ một bình cắm hoa của mẹ, và mẹ mắng con nhiều hơn rất nhiều so với mọi lần con làm đổ vỡ vật gì đó khác, dù con đã từng làm vỡ vật có giá trị hơn rất nhiều. Thế thì lý do ở đây là gì? Chiếc bình đó có ý nghĩa đặc biệt gì với mẹ? Mẹ đang căng thẳng ở công ty nên tâm trạng không tốt, dễ nổi nóng và không kiểm soát được bản thân? Dạo này con thường xuyên không nghe lời mẹ, và chiếc bình là giọt nước tràn ly? Hay là một sự kết hợp của nhiều lý do trên? Một vấn đề tưởng chừng nhỏ nhặt cũng có thể có nhiều lớp lang, do đó việc hiểu rằng một vấn đề có thể có nhiều nguyên nhân và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau chính là chìa khóa để giải quyết vấn đề ấy một cách hiệu quả.

Đối với một vấn đề phức tạp và/hoặc đã tồn tại lâu dài (như vấn đề toàn cầu chẳng hạn), thông thường sẽ có rất nhiều nguyên nhân đang góp phần duy trì vấn đề này. Một giải pháp tốt cho những vấn đề như vậy đòi hỏi phải cân nhắc kỹ lưỡng không những một loạt những nguyên nhân nổi bật mà còn cả sự tương tác, ảnh hưởng lẫn nhau của những nguyên nhân này. Thử phân tích nhanh vấn đề nghèo đói: một số nguyên nhân thường thấy có thể là thiếu cơ hội việc làm, thiếu cơ hội học tập, hay điều kiện tự nhiên không thuận lợi. Để ý rằng, thiếu cơ hội việc làm và thiếu cơ hội học tập có mối liên kết chặt chẽ với nhau: nghèo đói làm giảm khả năng tiếp cận với giáo dục chất lượng, hay thậm chí là không thể học tập liên tục, dẫn đến ít cơ hội việc làm tốt hơn, khiến người nghèo không thoát được khỏi mức thu nhập thấp để cải thiện cuộc sống. Một yếu tố khác ít được nhắc tới hơn khi nói về đói nghèo là sức khỏe: người nghèo thường có điều kiện sống thấp, không được chăm sóc sức khỏe một cách hiệu quả, dẫn đến việc dễ đau ốm, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng lao động và tạo ra thu nhập, không những vậy còn tốn nhiều khoản chi phí cho việc chữa bệnh, khiến nghèo lại càng nghèo. Và vòng lặp cứ thế tiếp diễn cho đến khi có một giải pháp có thể phá vỡ, hay làm gián đoạn vòng lặp ấy.

Lăng kính “Tư duy Hệ thống” tập trung vào mổ xẻ vấn đề một cách kỹ lưỡng trước khi đưa ra giải pháp: bằng cách cho học sinh phân tích nguyên nhân cũng như sự tương tác, duy trì lẫn nhau của các nguyên nhân, lăng kính giúp định hướng học sinh tới một giải pháp mang tính hệ thống, có thể giải quyết hay làm giảm nhẹ vấn đề một cách hiệu quả thay vì chấp nhận bất kỳ giải pháp nào.

Vấn đề 3: Tiếp nhận thông tin (về vấn đề) mà không có chọn lọc

Để giải quyết vấn đề hiệu quả, chúng ta cần có đủ những thông tin, dữ kiện đáng tin cậy và khách quan. Mặc dù vậy, ngày nay việc phát tán quá dễ dàng khiến cho thông tin tràn ngập mọi nơi; ai cũng có thể dễ dàng tiếp cận với đủ mọi loại thông tin chỉ sau một vài giây tìm kiếm. Đây là con dao hai lưỡi - con người có thể nâng cao hiểu biết của mình nhanh chóng, dễ dàng hơn, nhưng đồng thời nếu không cẩn thận sẽ dễ rơi vào mê cung thông tin và đặt niềm tin sai chỗ vào những “sự thật” sai lệch, chưa được kiểm chứng, hoặc thậm chí dùng để điều hướng dư luận. Đánh giá được độ chính xác của thông tin, biết được ai là người tạo ra/lan truyền thông tin đó cũng như mục đích/động cơ của họ sẽ giúp chúng ta đưa ra được những quyết định, quan điểm đúng đắn nhất.

Một ví dụ điển hình là câu chuyện ngụy tạo “bác sĩ Khoa rút máy thở của mẹ mắc COVID cứu sản phụ sinh đôi” vào năm 2021. Đánh trúng vào tâm lý hoang mang, đau thương của người dân giữa thời điểm dịch bệnh đang bùng phát mạnh mẽ, câu chuyện được chia sẻ với tốc độ chóng mặt và gây chấn động mạng xã hội. Rất nhiều người đã để cảm xúc lấn át, không xác thực chi tiết của câu chuyện kỹ càng mà ngay lập tức tin tưởng, lan truyền, thậm chí gửi tiền ủng hộ cho nhóm thiện nguyện “Nhóm 82” - được cho là tổ chức “bác sĩ Khoa” tham gia để giúp đỡ bệnh nhân COVID-19. Tất cả đều ngã ngửa khi câu chuyện của bác sĩ Khoa hoàn toàn chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng, được nhào nặn ra với mục đích kêu gọi từ thiện. Tạm thời chưa nói đến việc nhóm đó có thực sự sử dụng tiền quyên góp vào việc hỗ trợ những người cần được giúp đỡ hay không, nhưng sự thật là rất nhiều người đã mù quáng tin vào những thông tin trôi nổi, không được kiểm chứng để hành động.

Lăng kính “Tư duy phản biện” nhắc nhở về sự tồn tại của thông tin, quan điểm sai lệch, thiếu khách quan, đồng thời xây dựng cho học sinh một “hệ miễn dịch” trước lượng thông tin khổng lồ về vấn đề mà học sinh có thể tiếp cận được, tạo cơ hội tốt nhất để học sinh có thể đưa ra được quyết định hợp lý dựa trên nền tảng đầy đủ thông tin đáng tin cậy.  

Vấn đề 4a: Giải pháp cho vấn đề là phải sáng tạo, và phải là một giải pháp chưa ai nghĩ tới, chưa ai từng làm

Sáng tạo không nhất thiết có nghĩa là tạo ra các khái niệm và ý tưởng nguyên bản từ con số không; thực chất loại sáng tạo này hiếm khi xảy ra. Trên thực tế, sáng tạo có thể đơn giản là cải tiến, thay đổi một (vài) ý tưởng có sẵn để tạo ra một ý tưởng hay sản phẩm khác. Thầy cô đã bao giờ nghe về sản phẩm tên là Slanket (hiểu nôm na là Chăn có Ống tay) chưa? Nếu chưa, thì nó trông như thế này:

Slanket (Chăn có Ống tay)

Chăn và ống tay thì chẳng còn xa lạ với bất kỳ ai, nhưng ai đó đã nhận ra nhu cầu (hay vấn đề cần giải quyết) của người tiêu dùng về việc vừa muốn đắp chăn cho ấm, lại vừa muốn cánh tay có thể thoải mái di chuyển nhằm thực hiện các việc khác, như là làm việc trên laptop, uống nước, hoặc ăn vặt. Nhu cầu, hay vấn đề này đã dẫn đến sự kết hợp giữa chăn và ống tay, mà cha đẻ của sản phẩm này không hề phải phát minh ra tấm chăn hay ống tay trước để ghép lại thành sản phẩm của mình.

Ở môn GCED nói riêng, học sinh phải đưa ra những câu hỏi, giải pháp của riêng mình, và chúng ta nên “thả lỏng” mong đợi một chút: các con không cần phải nghĩ ra cái gì đó hoàn toàn mới hay thực sự khác biệt. Ngược lại, học sinh nên được khuyến khích xây dựng ý tưởng của mình dựa trên những gì mà người khác đã làm rồi: cái gì hiệu quả thì mình học hỏi, cái gì không hiệu quả thì xem xét để không đi vào vết xe đổ. Giống như vĩ nhân thế giới Isaac Newton từng nói: “Nếu tôi có thể nhìn xa hơn, đó là bởi vì tôi được đứng trên vai của những người khổng lồ” — việc công nhận và cân nhắc về thành quả hay thất bại của những người đi trước sẽ giúp học sinh tiến nhanh hơn tới mục tiêu của mình nhờ tránh được lãng phí thời gian, công sức cố sáng chế ra thứ mà thực chất đã được người khác hoàn thiện.

Lăng kính Tư duy Hệ thống tạo điều kiện để học sinh khám phá, tiếp cận với những giải pháp đã được thực hiện bởi các cá nhân, tổ chức khác nhau trong nỗ lực giải quyết vấn đề. Những giải pháp có sẵn này sẽ đóng vai trò nền tảng trong quá trình học sinh xây dựng và phát triển giải pháp của bản thân mình trong lăng kính “Đổi mới sáng tạo.”

Vấn đề 4b: Giải pháp cho vấn đề là phải sáng tạo, và do đó không cần bám theo khuôn khổ nào

Nhắc đến sáng tạo, người ta thường dễ mường tượng ra một môi trường làm việc phóng khoáng, bỏ qua mọi rào cản. Đây là một hiểu lầm khá phổ biến - kể cả những công việc mang tính nghệ thuật rất cao như hội họa, người họa sĩ cũng không bao giờ có được sự tự do tuyệt đối: họ cần đi qua các bước với thứ tự nhất định (ví dụ phải có ý tưởng trước, sau đó lên kế hoạch cho bố cục, cuối cùng mới là thực hiện chi tiết), đồng thời phải điều chỉnh tác phẩm của mình theo những giới hạn nhất định (chẳng hạn như tính chất của chất liệu đang được sử dụng hay kích thước của sản phẩm). Nếu không có trình tự công việc cụ thể và làm ngơ những giới hạn, quá trình sáng tạo sẽ dễ trở nên hỗn loạn, có khi chẳng dẫn đến được một sản phẩm nào cả.

Điều này đặc biệt đúng khi chúng ta cố gắng tìm ra một giải pháp cho vấn đề. Không phải cứ nhìn đủ lâu vào vấn đề và để trí tưởng tượng thả sức bay bổng, “bắt” lấy bất kỳ giải pháp nào xuất hiện trong đầu thì sẽ cho ra đời giải pháp tốt nhất. Để giải pháp được đưa ra là tối ưu, một số công việc thiết yếu sẽ cần được thực hiện trước như: (a) xác định vấn đề, (b) nghiên cứu và phân tích nhu cầu, thực trạng, nguyên nhân, (c) nghĩ về nhiều phương án/ý tưởng khác nhau cho giải pháp, và (d) cân nhắc về những giới hạn, rủi ro tiềm ẩn khi đang hình thành giải pháp. Với một danh sách những việc cần làm như vậy, chúng ta sẽ không bỏ sót các yếu tố quyết định sự thành bại của một giải pháp, đồng thời tối đa hóa lợi ích, tối thiểu hóa ảnh hưởng tiêu cực đến từ giải pháp mà mình lựa chọn.

Lăng kính “Đổi mới sáng tạo” giới thiệu cho học sinh một quy trình thiết kế giải pháp với đầu công việc cần làm thiết yếu, đóng vai trò là một khung sườn dẫn dắt học sinh đi từ nghiên cứu, phân tích vấn đề, đến phát triển, tinh chỉnh ý tưởng để đến được giải pháp tối ưu nhất.

Vấn đề 5: Giải quyết vấn đề mà không chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ

Để giải quyết các vấn đề lớn, mỗi cá nhân làm gì đó là không đủ. Chúng ta cần có sự hợp lực, góp sức để thực hiện những giải pháp mang tính toàn diện hơn, xử lý một cách hệ thống những nguyên nhân/yếu tố khác nhau và tính chất duy trì lẫn nhau của những nguyên nhân, yếu tố tác động này. Vấn đề và nguyên nhân lớn (ví dụ như thiếu nước sạch ở nhiều nơi trên thế giới vì không đủ cơ sở hạ tầng) không thể được giải quyết hiệu quả, triệt để bởi những hành động nhỏ lẻ (đóng vòi nước khi không sử dụng). Đương nhiên, hành động của cộng đồng bắt buộc phải xuất phát từ ý thức, hành động nhỏ của mỗi cá nhân, nhưng cần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tổ chức, tập hợp những hành động của cá nhân để tạo thành một nỗ lực tập trung, có sức ảnh hưởng lớn.

Đối với những vấn đề có quy mô nhỏ hơn, trí tuệ tập thể, hay đơn giản hơn là tìm kiếm sự giúp đỡ phần lớn thời gian vẫn có khả năng đem lại kết quả tốt hơn so với việc tự nghĩ ra và tự triển khai giải pháp một mình. Quan trọng là phải biết tận dụng số đông một cách hợp lý, đúng lúc.

Lăng kính “Cộng tác” giúp học sinh nhận thức được rằng cộng tác đúng người, đúng cách sẽ giúp mọi người đạt được mục tiêu chung, tối đa hóa giá trị thực tế của giải pháp. Đặc biệt là đối với vấn đề lớn cần sự hợp lực, tổ chức bài bản của nhiều cá nhân, tổ chức khác nhau, càng chẳng có lý do gì mà học sinh phải đơn độc tự giải quyết các vấn đề được coi là vấn đề của toàn nhân loại cả.

Những phân tích trên đây cho thấy ứng dụng rộng rãi của của 5 lăng kính GCED (hay 5 lối tư duy) vào giải quyết vấn đề, dù đó là vấn đề thường ngày trong cuộc sống hay mang tính toàn cầu, vĩ mô. Tuy rằng đây không phải những lối tư duy quan trọng duy nhất, có thể coi 5 Lăng kính là bộ công cụ cơ bản để học sinh hình thành kiến thức, hiểu biết một cách tương đối toàn diện về một vấn đề bất kỳ, từ đó có được quan điểm khách quan về vấn đề và suy nghĩ nghiêm túc, hiệu quả về giải pháp cho vấn đề ấy.

Yêu cầu cần đạt của mỗi Lăng kính

Các lăng kính sẽ được dạy một cách chính thức nhất, rõ ràng nhất trong Chương 1. Tuy vậy, những năng lực cốt lõi của các lăng kính sẽ được luyện tập, củng cố ở nhiều cơ hội khác nhau xuyên suốt năm học, dù đó là khi học sinh đang thực hiện bài Truy vấn Cá nhân, khi chuẩn bị và triển khai Dự án Hành động, hay kể cả khi suy ngẫm về quá trình học tập.

Lưu ý: Việc hình thành các tư duy tương ứng với các lăng kính hay đạt được yêu cầu cần đạt dưới đây nên được coi là mục đích của quá trình học tập GCED nghiêm túc trong 12 năm học, không phải là của một vài bài học trong một khóa. Tức là, không phải cứ được học về cách phân biệt nguồn đáng tin và nguồn không đáng tin trong 1, 2 tiết nghĩa là học sinh đã có được tư duy phản biện, hay được giới thiệu quy trình thiết kế thì học sinh sẽ phải nghĩ ra được những ý tưởng chưa ai nghĩ tới bao giờ. Đây là điều không tưởng.

Trong thời lượng có hạn của GCED, chương trình chỉ có thể cho phép học sinh tiếp xúc với một vài khía cạnh hay biểu hiện của mỗi loại tư duy. Từ những trải nghiệm này, học sinh bắt đầu hình thành và hoàn thiện cách hiểu và cách áp dụng những lối tư duy đó.  

Một khi sử dụng thành thạo các lăng kính của GCED, học sinh sẽ:

Tư duy Toàn cầu

  • Hiểu rằng vấn đề toàn cầu:
    • Là những vấn đề lớn, xảy ra ở mọi nơi trên thế giới.
    • Ảnh hưởng tới nhu cầu, quyền, lợi ích chung của con người;
    • Trầm trọng hóa sự bất bình đẳng vốn đã diễn ra trong xã hội
  • Hiểu rằng con người trên thế giới có đặc điểm khác nhau, nên sẽ chịu ảnh hưởng khác nhau từ vấn đề.
  • Hiểu rằng vấn đề toàn cầu có thể ảnh hưởng tới mỗi cá nhân, gián tiếp hoặc trực tiếp.

Tư duy Hệ thống

  • Hiểu rằng vấn đề toàn cầu thường rất phức tạp, có thể xảy ra/ được duy trì bởi nhiều yếu tố khác nhau. Các yếu tố tương tác, thúc đẩy lẫn nhau, tạo ra những vòng lặp khiến việc giải quyết không hề đơn giản.
  • Xác định các nguyên nhân của vấn đề toàn cầu và cách chúng tương tác với nhau để duy trì vấn đề (vòng luẩn quẩn).
  • Hiểu rằng giải pháp phải mang tính hệ thống, nghĩa là cân nhắc tới nhiều nguyên nhân, vòng lặp khác nhau đang duy trì vấn đề.
  • Phân tích các giải pháp có sẵn: Giải pháp có mang tính hệ thống hay không? Hạn chế của nó là gì?

Tư duy Phản biện*Tiếp xúc với các quan điểm trái chiều về vấn đề toàn cầu.

  • Nhận biết, xác định các yếu tố có thể ảnh hưởng tới tính khách quan của quan điểm/thông tin (động cơ, giả định, định kiến, v.v).
  • Sử dụng kỹ năng tìm kiếm và đánh giá thông tin để bảo vệ hoặc phản bác các quan điểm/thông tin khác nhau.

Đổi mới Sáng tạo*Sử dụng Vòng tròn thiết kế hoặc một quy trình đơn giản để giải quyết vấn đề toàn cầu.

  • Hiểu rằng giải pháp không thể tùy tiện—giải pháp cần:*Xuất phát từ nhu cầu thiết thực;
  • Cân nhắc đến đặc điểm của đối tượng đang chịu ảnh hưởng của vấn đề;
  • Không gây ra (hoặc hạn chế hết mức có thể) tác động/ảnh hưởng tiêu cực cho đối tượng được giúp.
  • Xác định/dự đoán các rủi ro/rào cản có thể gặp khi triển khai giải pháp cho vấn đề.  

Cộng tác*Hiểu rằng những nỗ lực nhỏ lẻ của từng cá nhân không thể giải quyết triệt để các vấn đề toàn cầu, mà cần có sự cộng tác của các cá nhân/tổ chức/bộ máy, đến từ nhiều lĩnh vực/xuất xứ khác nhau.

  • Biết một số cách tổ chức/tập hợp đám đông, cộng đồng để giải quyết vấn đề toàn cầu.
  • Xác định các tổ chức/mạng lưới tổ chức đang hoạt động để giải quyết vấn đề toàn cầu để học hỏi/tham gia/tìm kiếm hỗ trợ.

12 Chủ đề trọng tâm

Các Chủ đề trọng tâm trong GCED được xây dựng từ các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc. Thông qua việc học và nghiên cứu các Chủ đề trọng tâm, học sinh sẽ có cơ hội tiếp xúc với những vấn đề dài hạn được cả thế giới quan tâm, từ đó áp dụng những kiến thức học được để giúp đỡ cho cộng đồng của mình.

GCED sử dụng mô hình các vấn đề toàn cầu của World Bank (Ngân hàng Thế giới) để phân loại các Chủ đề trọng tâm. Việc phân loại nhằm mục đích hệ thống hóa các Chủ đề trọng tâm, đồng thời thể hiện được tính chu trình giữa các chủ đề.

Theo mô hình này, có thể phân chia các Chủ đề trọng tâm thành 4 nhóm chủ đề chính sau:#Con người;

  1. Hành tinh;
  2. Công bằng xã hội;
  3. Lao động & Tiêu thụ.

Cả 4 nhóm chủ đề sẽ được dạy xen kẽ với nhau để học sinh ở mỗi khối lớp được tiếp xúc với càng nhiều nhóm chủ đề càng tốt. Các Chủ đề trọng tâm trong cùng một nhóm chủ đề sẽ được sắp xếp theo thứ tự khối được học, độ phức tạp & yêu cầu kiến thức đã học tăng dần.

Khối Nhóm chủ đề 1

Con người

Nhóm chủ đề 2

Hành tinh

Nhóm chủ đề 3

Công bằng xã hội

Nhóm chủ đề 4

Lao động & Tiêu thụ

1 Sự đa dạng
2 Nước sạch
3 Sức khỏe & chăm sóc y tế
4 Động & thực vật trên Trái Đất
5 Quy tắc xã hội
6 Giảm nghèo
7 Biến đổi khí hậu
8 Bất bình đẳng xã hội
9 Sản xuất & tiêu thụ thiếu bền vững
10 Phổ cập giáo dục
11 Năng lượng bền vững
12 Chất lượng cuộc sống

Để giúp thầy cô có được cái nhìn tổng quan về những Chủ đề trọng tâm/vấn đề toàn cầu này, dưới đây là một số thông tin mà thầy cô nên biết (dù là người mới

K1: Sự đa dạng


Khi quá trình toàn cầu hóa và đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng khắp trên thế giới, khái niệm “sự đa dạng” ngày càng hiện diện trên mọi khía cạnh của cuộc sống. Sự đa dạng, hiểu một cách đơn giản, là sự khác biệt giữa con người với nhau. Sự khác biệt này có thể thể hiện ở các khía cạnh như chủng tộc, giới tính, giai cấp, tôn giáo, văn hóa, quốc tịch, quê quán, ngôn ngữ, trải nghiệm sống hay thậm chí những lựa chọn mang tính cá nhân như lối sống, thói quen, chuẩn mực đạo đức. Mặc dù có thể đem lại những khó khăn nhất định khi con người cố gắng chung sống với nhau, sự đa dạng giúp chúng ta mở mang tri thức, quan điểm về thế giới, đồng thời nuôi nấng lòng khoan dung, trắc ẩn đối với người khác.

1. Sự đa dạng biểu hiện như thế nào?

Sự đa dạng là luôn tồn tại và hiện diện ở khắp mọi nơi, dù bạn có để ý hay không. Thử nghĩ về trải nghiệm của chính bản thân mình: trong một ngày, bạn gặp những ai? Những người này có cùng quê với bạn? Có tin vào tôn giáo mà bạn tin? Họ có giọng địa phương hay sử dụng một loại ngôn ngữ khác không phải là tiếng Việt? Gia cảnh của họ ra sao? Họ có sinh ra và lớn lên trong môi trường giống bạn? Quan điểm chính trị của họ đối lập hay đồng thuận với bạn?

Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu một số sự đa dạng quanh thế giới, bao gồm đa dạng sắc tộc, đa dạng ẩm thực, đa dạng văn hóa, và đa dạng tôn giáo.

Lưu ý rằng sẽ có nhiều thông tin về đa dạng sắc tộc được cung cấp trực tiếp trong văn bản này, trong khi các loại đa dạng khác thì thường chỉ bao gồm một vài câu giới thiệu kèm đường dẫn đến nguồn đọc thêm. Điều đó không có nghĩa rằng đa dạng sắc tộc là sự đa dạng quan trọng nhất, hay là khía cạnh duy nhất nên được dạy trong chủ đề này. Lý do đơn thuần là đa dạng sắc tộc khó tìm nguồn bằng tiếng Việt để các thầy cô tiếp cận hơn so với các loại đa dạng còn lại, vậy nên một số nguồn đã được dịch và đưa thông tin vào văn bản này.

Đa dạng sắc tộc
Đa dạng sắc tộc.png
  • Trên quy mô toàn cầu, có hàng nghìn nền văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo và màu da khác nhau. Người ta ước tính rằng khoảng 35-50% các cuộc hôn nhân hiện nay là giữa các chủng tộc hoặc giữa các sắc tộc khác nhau - một điều hoàn toàn chưa từng được biết đến chỉ khoảng 50 năm trước.
  • Các quốc gia ở châu Phi có sự đa dạng về sắc tộc lớn nhất. Theo dữ liệu, 20 quốc gia đa dạng nhất trên thế giới đều thuộc châu Phi. Có nhiều yếu tố dẫn đến điều này, và một trong số đó là vì lục địa đã có một thời gian rất dài là thuộc địa. Một số lãnh chúa châu Âu đã cố tình tạo ra sự khác biệt giữa các sắc tộc để giúp họ đảm bảo quyền lực (nổi tiếng nhất là sự chia rẽ giữa người Hutu và người Tutsi ở Rwanda), và sự chia rẽ này tồn tại đến tận bây giờ. Các cường quốc châu Âu cũng chia cắt châu Phi thành các vùng lãnh thổ và tài sản, gần như không cân nhắc đến những cư dân ở đó. Khi người châu Âu rời đi, biên giới được giữ nguyên như vậy, buộc các nhóm người/tộc người khác nhau ở chung một quốc gia.[1]
  • Nhật Bản là quốc gia có mức độ đồng nhất cao nhất, với phần lớn dân số là người thuộc dân tộc Nhật Bản. Nhật Bản có một lịch sử lâu dài với chủ nghĩa biệt lập, ngăn cản những người thuộc các chủng tộc và sắc tộc khác đến đất nước này.[2]
  • Các nước ở châu Âu tương đối đồng nhất về sắc tộc. Trong nhiều thế kỷ, biên giới của châu Âu có nhiều thay đổi lớn và thường xuyên, và chỉ gần lại đây mới ổn định như những gì chúng ta thấy ngày nay, trong đó hầu hết các nhóm sắc tộc lớn đều có một quốc gia của riêng họ.
  • Châu Mỹ thường khá đa dạng, có thể một phần do chính sách nhập cư tương đối cởi mở. Canada thậm chí còn đa dạng sắc tộc hơn Hoa Kỳ và Mexico. Ngoại lệ là Argentina và Chile - hai nước này có xu hướng đồng nhất hơn.
  • Việt Nam, giống như nhiều quốc gia châu Á khác, không có nhiều sự khác biệt về sắc tộc. Việt Nam có 54 dân tộc được công nhận bởi nhà nước, và mỗi dân tộc lại có ngôn ngữ, truyền thống và văn hóa riêng. Dân tộc đông nhất là dân tộc Kinh, chiếm 86,2% dân số, tiếp theo đó là Tày (1.92%), Thái (1.89%), Mường (1.51%), Hmong (1.45%), Khmer (1.37%), Nùng (1.13%), Dao (0.93%), Hoa (0.78%), và tất cả những dân tộc còn lại chiếm khoảng 3.7%. Với 54 dân tộc khác nhau như vậy nhưng Việt Nam so với các nước khác trên thế giới vẫn chỉ được coi là “tương đối đồng nhất,” cho thấy sự đa dạng có thể lớn đến mức nào ở những khu vực, quốc gia khác trên thế giới.  

Đa dạng văn hóa[3]

Đa dạng trong lễ hội, tập tục, trang phục, nghi lễ, âm nhạc, biểu diễn nghệ thuật, v.v. đều là biểu hiện của sự đa dạng văn hóa. Sự đa dạng văn hóa không chỉ tồn tại giữa các châu lục hay quốc gia khác nhau - nó còn xuất hiện giữa các tỉnh thành trong một nước, hay giữa các dân tộc trong cùng một vùng lãnh thổ.

Đa dạng ẩm thực[4]

Sự đa dạng về ẩm thực thể hiện ở sự khác biệt trong nguyên liệu, hương liệu, cách trình bày, và cách chế biến. Ví dụ, ẩm thực châu Á thường có tỷ lệ rau củ trong món ăn cao hơn ẩm thực châu Âu, hay Thái Lan và Hàn Quốc sử dụng ớt trong các món ăn đặc trưng nhiều hơn rất nhiều so với các nước khác. Đa dạng ẩm thực có liên quan mật thiết đến đa dạng văn hóa.

Đa dạng tôn giáo

Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi, và tổ chức. Tôn giáo rất đa dạng: ước tính hiện tại có hơn 4.000 tôn giáo, nhóm tín ngưỡng và giáo phái tồn tại trên khắp thế giới. Tôn giáo phổ biến nhất là Thiên chúa giáo (chiếm 31.5% dân số thế giới), tiếp theo là Đạo hồi với 23.2%. [5]. Có thể đọc thêm về đa dạng tôn giáo tại Việt Nam[6] và trên thế giới.[7]


2. Khác biệt có thể dẫn đến những vấn đề gì?

Với bản năng con người, chúng ta thường có xu hướng tin tưởng và dễ hòa đồng với những người giống chúng ta. Ngược lại, với những người cho thấy sự khác biệt tương đối lớn, con người có thể trở nên đề phòng và sinh ra những phản ứng phòng vệ. Có thể kể đến một số vấn đề như:

  • Thành kiến, định kiến: đưa ra những giả định hoặc khái quát hóa về một người hoặc một nhóm người dựa trên đặc điểm của họ một cách không công bằng. Ví dụ như nghĩ rằng “con gái không giỏi các môn tự nhiên” hoặc “người có hình xăm là người không đàng hoàng.”
  • Phân biệt đối xử: khi một người bị từ chối, phủ nhận những gì họ đáng được nhận, hay bị coi thường, ghét bỏ vì những đặc điểm của họ. Ví dụ một cửa hàng bánh từ chối làm bánh cưới cho một cặp đôi đồng tính, hay không nhận một người vào làm việc chỉ vì vùng miền nơi họ sinh ra và lớn lên. Phân biệt đối xử cũng có thể xuất hiện dưới hình dạng khác là cô lập—từ chối hoặc không tạo điều kiện cho một cá nhân hoặc nhóm người tham gia vào các hoạt động chung (ví dụ như một học sinh vì bị tật ở chân mà các học sinh khác trong lớp không cho chơi các trò chơi tập thể cùng).
  • Xung đột: bất đồng giữa các cá nhân/tập thể phát sinh từ sự khác biệt trong suy nghĩ, thái độ, sự hiểu biết, sở thích, thậm chí là nhận thức. Xung đột có thể dẫn đến những cuộc tranh cãi, ẩu đả, và chắc chắn là làm mất đi sự yên bình và hòa hợp.

Có vẻ như sự khác biệt mang lại rất nhiều những vấn đề khác nhau. Nhưng liệu có phải sự khác biệt sẽ luôn chỉ đem lại thử thách khi con người cố gắng chung sống với nhau hay không? Câu trả lời chắc chắn là không. Sự khác biệt, hay sự đa dạng trong suy nghĩ, trải nghiệm, kiến thức, quan điểm đã được chứng minh là đem lại lợi ích cho cộng đồng nơi mà sự đa dạng tồn tại, được công nhận và trân trọng.

3. Sự đa dạng có thể giúp ích như thế nào?

Trước tiên hết, sự đa dạng thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới. Mỗi nền văn hóa, mỗi quốc gia, mỗi người đều nhìn thế giới theo một cách khác nhau, và có những kiến thức, quan điểm, góc nhìn khác nhau. Chính vì sự khác biệt này, chúng ta luôn có thể học được điều gì đó mới. Nếu tất cả mọi người trên thế giới này đều giống hệt nhau, sẽ chẳng ai học được gì mới cả. Nhưng bởi vì chuyện đó chắc chắn không xảy ra, ai cũng có thể học được điều gì đó bằng cách lắng nghe những người có kinh nghiệm, quan điểm, xuất thân khác mình. Và khi biết được một điều gì đó mới, sáng tạo và đổi mới có thể được khơi dậy.

Đặc biệt là trong quá trình giải quyết vấn đề. Khi được tập hợp lại để cùng nhau giải quyết một vấn đề, mỗi người thường sẽ mang đến những thông tin, ý kiến, quan điểm khác nhau, từ đó có thể nâng cao hiểu biết về vấn đề và chất lượng của giải pháp.

Thứ hai, sự đa dạng tạo điều kiện cho sự phát triển cá nhân. Sự đa dạng có thể thúc đẩy chúng ta bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân để tiếp xúc với và chấp nhận những con người, những văn hóa khác. Điều này giúp chúng ta trở nên cởi mở hơn với những kiến thức mới, những quan điểm mới, từ đó dễ dàng mở rộng tầm hiểu biết của bản thân. Không những thế, sự đa dạng có thể giúp phá vỡ những định kiến trước đây. Ví dụ như một định kiến thường gặp là phụ nữ không thể (và không nên) nắm giữ các vị trí lãnh đạo quan trọng, tuy nhiên, ngày càng có nhiều những bóng hồng đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp[8], hay thậm chí là đứng đầu một đất nước[9]. Sự đa dạng này sẽ giúp giảm thiểu những định kiến về việc phụ nữ có thể và không thể làm gì, thiết lập một trật tự bình thường mới của xã hội nơi phụ nữ không bị kìm kẹp bởi những tư tưởng phi lý.

Cuối cùng, mỗi người có vai trò riêng trong cộng đồng và xã hội, và sự khác biệt giữa chúng ta cho phép chúng ta hoàn thành những vai trò đó một cách tốt nhất có thể. Tùy vào đặc điểm của một cá nhân (hướng nội/ hướng ngoại, lý trí/ cảm xúc, quan sát/ trực giác, v.v.), mỗi người sẽ phù hợp với một công việc mà ở đó người ấy sẽ được phát triển hết khả năng của mình và có thể cống hiến nhiều nhất. (xem thêm về 16 loại tính cách và gợi ý về lựa chọn nghề nghiệp cho từng loại tính cách[10]) Điều này sẽ giúp xã hội vận hành một cách trơn tru, hiệu quả.

Hãy nhìn vào một ví dụ tương đồng với một xã hội thu nhỏ - làm việc nhóm: những thành viên tự tin trước đám đông, hướng ngoại thường sẽ nhận nhiệm vụ trình bày, dẫn dắt; trong khi những thành viên trầm hơn sẽ nhận công việc “phía sau”, như ghi chép, nghiên cứu, hoặc đưa ra ý tưởng. Thành viên có kỹ năng xã hội nổi trội sẽ chịu trách nhiệm điều phối thảo luận, đảm bảo tất cả mọi người đều có cơ hội chia sẻ ý tưởng và đóng góp vào công việc chung của nhóm. Thật khó tưởng tượng một nhóm sẽ hoạt động ra sao nếu ai cũng chỉ muốn làm hoặc chỉ có khả năng thuyết trình. Điều quan trọng là chúng ta biết cách nhìn nhận sự khác biệt như thế mạnh và tận dụng thế mạnh ấy để đạt được mục tiêu chung.

Cũng giống như nhiều hiện tượng khác trong cuộc sống, sự đa dạng hay sự khác biệt có thể gây ra những vấn đề cho con người, nhưng đồng thời cũng không thể phủ nhận tầm quan trọng của nó trong việc thúc đẩy con người tồn tại và phát triển.


4. Làm sao để sự đa dạng mang lại nhiều lợi hơn hại?

Câu trả lời khá đơn giản: sự tôn trọng. Tôn trọng không có nghĩa là không để ý đến sự khác biệt của mọi người, hoặc chỉ đơn thuần là miễn cưỡng chấp nhận. Thay vào đó, tôn trọng bao gồm nhận ra sự khác biệt, hiểu tầm quan trọng của những khác biệt ấy, và phản hồi với tinh thần cầu thị, lịch sự, và quan tâm chân thành[11]. Tôn trọng cũng có nghĩa là không chỉ tập trung vào những điểm khác nhau giữa bản thân và người khác; tôn trọng còn là tôn vinh những điều độc đáo mà mỗi cá nhân mang lại, và tận dụng tất cả những điểm chung của chúng ta.

Tôn trọng sự khác biệt không chỉ dừng lại ở tôn trọng sự khác biệt của người khác - nó còn bao gồm cả sự chấp nhận đối với chính sự khác biệt của bản thân mình. Nếu không thể cảm thấy thoải mái với chính sự khác biệt của mình và chỉ muốn giống những người còn lại trong nhóm, trong cộng đồng, sẽ rất khó để người đó có khả năng tôn trọng sự khác biệt của người khác một cách chân thành.

Nhưng mặt khác, không phải cứ khác biệt là sẽ xứng đáng được tôn trọng, được công nhận. Có những sự khác biệt là vô nghĩa, thậm chí phi lý và cần được loại bỏ. Nhẹ nhàng thì có vi phạm luật giao thông, ăn mặc không phù hợp địa điểm (chẳng hạn đi làm nhưng mặc quần đùi áo ba lỗ), hay đi học muộn. Nặng nề hơn là những tập tục bị coi là phi đạo đức, vi phạm nhân quyền và cần được loại bỏ, như là tảo hôn, cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ, chế độ đa thê, hiến tế người, v.v. Những hủ tục, nghi lễ này không nên được giữ gìn và quảng bá chỉ vì nó đóng góp vào sự đa dạng văn hóa.


5. Làm thế nào để tiếp cận được nhiều sự đa dạng hơn, từ đó tăng trải nghiệm của bản thân?

Phát triển kiến thức của bản thân về các nền văn hóa, tôn giáo, giới tính, chủng tộc, dân tộc khác nhau và các đặc điểm hoặc biểu hiện văn hóa không giống với bản thân sẽ giúp chúng ta trở nên toàn diện hơn, đồng thời góp phần cải thiện thế giới mà chúng ta đang sống, biến thế giới trở thành một nơi cởi mở, hòa hợp, và yên bình.

Điều này có thể được thực hiện thông qua việc tự trau dồi kiến thức cho bản thân và nỗ lực hơn để tiếp xúc với những người khác mình[12]. Một số hành động cụ thể bao gồm:

  • Đọc sách, báo về các nền văn hóa, chủng tộc, tôn giáo, giới tính, v.v. khác để biết về những người không giống mình;
  • Xem phim mô tả cuộc sống và trải nghiệm khác bản thân;
  • Nghe podcast, các bài phỏng vấn những người có quan điểm khác;
  • Tham gia các lễ hội của các nền văn hóa, đất nước, dân tộc khác và tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa của chúng;
  • Tham gia các lớp học, câu lạc bộ mà có thể gặp gỡ và giao lưu với những người có xuất thân, trải nghiệm khác mình;
  • Thử những món ăn đặc trưng của những vùng khác nhau;  
  • Du lịch và tìm hiểu về văn hóa, tập tục, ẩm thực, v.v. của địa phương đó.

Dù hoạt động được lựa chọn là gì đi chăng nữa, điều quan trọng là việc trau dồi sự thấu hiểu về một người mới hay một nhóm người mới nên có chủ đích. “Có chủ đích” nghĩa là tìm hiểu về những người khác với một thái độ cầu thị, cởi mở; so sánh những điều mới lạ với những gì mình đã biết trước đây, và tìm hiểu vì sao sự khác biệt đó lại tồn tại, vì sao nó lại quan trọng — chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể học cách tôn trọng sự khác biệt, trân trọng sự đa dạng một cách chân thành.


Nguồn tham khảo
K2: Nước sạch

Chủ đề 1: Nước sạch cho mọi người (Lớp 2)

Tương ứng với SDG số 6.

Mô tả: Để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của loài người, chúng ta cần có đủ nước sạch cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, hàng năm vẫn có hàng triệu người trên thế giới chịu ảnh hưởng từ việc không được tiếp cận với nước sạch. Qua chủ đề này, học sinh nhận diện được mối nguy hại từ việc thiếu nước sạch, đồng thời biết được lý do của việc thiếu nước sạch cho mọi người.

Mong đợi cho HS sau khi học xong Chủ đề này:

  • Hiểu thế nào là nước sạch & tầm quan trọng của nước sạch với con người.
  • Hiểu nguyên nhân của việc thiếu nước sạch & những cách con người có thể ngăn chặn việc thiếu nước sạch.
  • Hiểu rằng mọi người đều có quyền sử dụng & tiếp cận nước sạch như nhau.
  • Khám phá cách bảo vệ nguồn nước sạch, giải quyết vấn đề ô nhiễm nước.
  • Nhận thức được vai trò của bản thân & mọi người trong việc giải quyết các vấn đề về nước sạch.

Chủ đề 2: Sự sống trên Trái Đất (Lớp 4)

Tương ứng với SDG số 14 & 15.

Mô tả: Học sinh tìm hiểu về các loài động & thực vật trên Trái Đất, từ đó nhận thức được tầm quan trọng của chúng với con người. Đồng thời, học sinh cũng cần hiểu rằng việc con người khai thác Trái Đất (thông qua các hoạt động công nghiệp & nông nghiệp, v.v.) có thể ảnh hưởng tiêu cực tới các hệ sinh thái động & thực vật, đe dọa trực tiếp tới tương lai của chính con người. Trái Đất là nơi con người sinh sống, do đó chúng ta phải bảo vệ sự sống trên Trái Đất để có thể sinh tồn và phát triển.

Mong đợi cho HS sau khi học xong Chủ đề này:

  • Hiểu được sự phụ thuộc của cuộc sống con người vào các loài động & thực vật trên Trái Đất.
  • Hiểu được những tác động tiêu cực của con người tới sự sống trên Trái Đất đang ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai của chính chúng ta.
  • Nhận thức được vai trò của con người trong việc bảo vệ sự sống trên Trái Đất, vốn đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng.
  • Tìm hiểu những cách có thể cải thiện các vấn đề về sự sống trên Trái Đất.
  • Nhận thức được tầm quan trọng của hành động tập thể để bảo vệ sự sống trên Trái Đất, từ đó chủ động hành động với mọi người.

Chủ đề 3: Biến đổi khí hậu (Lớp 7)

Tương ứng với SDG số 13.

Mô tả: Học sinh nhận thức rằng biến đổi khí hậu là một vấn đề mang tính sống còn, đe dọa tới tương lai của loài người ở mọi nơi trên thế giới. Biết được con người là nguyên nhân lớn nhất dẫn tới biến đổi khí hậu, đồng thời tìm hiểu về những nỗ lực chống biến đổi khí hậu ở các nước trên thế giới. Xác định biện pháp phù hợp để áp dụng tại cộng đồng, hướng tới việc chống biến đổi khí hậu trên toàn cầu.

Mong đợi cho HS sau khi học xong Chủ đề này:

  • Hiểu về tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới.
  • Hiểu vai trò của bản thân trong việc chống lại biến đổi khí hậu.
  • Biết rằng hoạt động của con người là tác nhân lớn nhất dẫn tới biến đổi khí hậu.
  • Tiếp xúc với những ý kiến trái chiều về biến đổi khí hậu & lọc ra thông tin chính xác.
  • Nghiên cứu & ứng dụng những biện pháp ngăn chặn biến đổi khí hậu đã được chứng minh tại cộng đồng mình.
  • Chủ động hành động & cộng tác với mọi người, tìm ra các tổ chức chống biến đổi khí hậu để hiểu những gì họ đang làm.

Chủ đề 4: Năng lượng sạch & bền vững (Lớp 11)

Tương ứng với SDG số 7.

Mô tả: Năng lượng đóng vai trò quan trọng trong những vấn đề lớn của thế giới (biến đổi khí hậu, sức khỏe con người, phát triển kinh tế, v.v.). Học sinh hiểu vì sao nguồn năng lượng của tương lai phải vừa sạch, vừa có tính bền vững. Học sinh tìm hiểu về những nguồn năng lượng sạch, bền vững trên thế giới, đồng thời hiểu được những thách thức khi sử dụng chúng. Nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng nguồn năng lượng sạch, bền vững với tương lai của con người.

Mong đợi cho HS sau khi học xong Chủ đề này:*Nắm được tình hình sử dụng năng lượng & yêu cầu về năng lượng trên thế giới.

  • Hiểu được thế nào là năng lượng sạch, thế nào là năng lượng bền vững, vì sao nguồn năng lượng của tương lai phải đảm bảo 2 yếu tố trên.
  • Hiểu hậu quả của việc không có các nguồn năng lượng sạch, bền vững trong tương lai.
  • Hiểu lý do vì sao các nguồn năng lượng sạch, bền vững chưa được ứng dụng rộng rãi.
  • Biết cách ứng dụng các nguồn năng lượng sạch, bền vững, đồng thời cân nhắc những điểm bất cập.
  • Kết nối với những tổ chức, những chương trình chuyên về phát triển năng lượng sạch, bền vững, từ đó chủ động hành động và cộng tác với mọi người để giúp giải quyết vấn đề.

[1] The Moon, however, is not so big.[2]

Notes

  1. E. Miller, The Sun, (New York: Academic Press, 2005), 23–25.
  2. R. Smith, "Size of the Moon", Scientific American, 46 (April 1978): 44–46.

Nhóm chủ đề 3: Công bằng xã hội

Dành cho lớp 5 và 8

Mô tả: Học sinh tìm hiểu về tầm quan trọng của công bằng xã hội, từ đó nhận ra nhu cầu thiết yếu về một hệ thống công lý hiệu quả. Đồng thời, học sinh cũng cần nhận ra của cải, tài nguyên, cũng như cơ hội và quyền lợi dành cho mọi người chưa được phân phối đồng đều. Sự bất bình đẳng tồn tại ở rất nhiều dạng, ảnh hưởng tới những đối tượng khác nhau theo những cách khác nhau. Học sinh sẽ tìm hiểu về những thể chế, bộ máy đang chống lại sự bất bình đẳng trong xã hội, từ đó tìm ra giải pháp cho vấn đề.

Các Chủ đề trọng tâm của Nhóm chủ đề 3: Công bằng xã hội

Chủ đề 1: Công lý (Lớp 5)

Tương ứng với SDG số 16.

Mô tả: Để một xã hội có thể phát triển một cách bền vững, các thành viên trong xã hội đó phải được tự do và an toàn về mọi mặt trong cuộc sống. Cụ thể hơn, các thành viên đó phải được bảo vệ như nhau, bất kể địa vị, của cải, tôn giáo, hay giới tính. Để thỏa mãn các yêu cầu trên, xã hội đó phải có một hệ thống công lý hiệu quả, công bằng với mọi người. Học sinh tìm hiểu về vai trò của công lý với một xã hội, đồng thời biết được các đặc điểm của một hệ thống công lý hiệu quả.

Mong đợi cho HS sau khi học xong Chủ đề này:

  • Nắm được những đặc điểm tương đồng và khác biệt về công lý trên thế giới.
  • Hiểu rằng hình phạt không phải là giải pháp tối ưu nhất để có một hệ thống công lý công bằng.
  • Hiểu rằng trong hệ thống công lý luôn có những quan điểm trái chiều tồn tại.
  • Biết rằng chính cá nhân em cũng có thể góp phần xây dựng hệ thống công lý hiệu quả.
  • Hiểu rằng cộng tác đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm công lý cho xã hội.

Chủ đề 2: Bình đẳng & Giảm bất bình đẳng (Lớp 8)

Tương ứng với SDG số 5 & 10.

Mô tả: Học sinh hiểu những người trong xã hội với địa vị, của cải, tôn giáo, hay giới tính khác nhau hiện tại chưa đối xử giống nhau, dẫn tới sự bất bình đẳng. Đây là một vấn đề mang tính hệ thống với ảnh hưởng lâu dài, khiến những người chịu ảnh hưởng khó có thể thoát khỏi vòng lặp của sự bất bình đẳng. Để tìm ra giải pháp lâu dài cho vấn đề này, học sinh phải hiểu được bản chất và đặc điểm của sự bất bình đẳng, đồng thời nắm được những đối tượng trong xã hội chịu ảnh hưởng chính.

Mong đợi cho HS sau khi học xong Chủ đề này:

  • Hiểu về đặc điểm của sự bất bình đẳng, những nhóm người chịu ảnh hưởng chính từ sự bất bình đẳng trên thế giới.
  • Hiểu cơ chế của của sự bất bình đẳng với xã hội.
  • Hiểu rằng bất bình đẳng thực chất là sự thiếu cơ hội và thiếu quyền lực.
  • Hiểu rằng bất bình đẳng không phải và không nên được coi là chuyện đương nhiên.
  • Xác định giải pháp để giảm thiểu hiện tượng bất bình đẳng.
  • Nhận ra được vai trò to lớn của tập thể & việc cộng tác trong việc giảm thiểu sự bất bình đẳng.

Nhóm chủ đề 4: Lao động & Tiêu thụ

Dành cho lớp 9 và 12

Mô tả: Nền kinh tế thế giới đang phát triển một cách cực kỳ nhanh chóng nhưng lại chưa bảo đảm được tính bền vững, chưa mang lại những yếu tố quan trọng như cơ sở hạ tầng bền vững hay công ăn việc làm ổn định cho mọi người. Phần lớn thành viên của nền kinh tế, của một bộ máy lớn chưa có được sự ổn định về thu nhập và việc làm, dẫn tới các hệ quả khác như nạn nghèo, đói, và các vấn nạn an sinh khác mà UN đã nêu ra. Ngoài ra, bộ máy lớn này cũng gây ra nhiều tác động tiêu cực tới hành tinh qua việc sản xuất & tiêu thụ tài nguyên thiếu hiệu quả. Học sinh cần biết cách xác định những điểm yếu, bất cập của bộ máy lớn này, từ đó hình dung ra được cách khắc phục.

Các Chủ đề trọng tâm của Nhóm chủ đề 4: Lao động & Tiêu thụ

Chủ đề 1: Phát triển kinh tế bền vững (Lớp 9)

Tương ứng với SDG số 9, 11 & 12.

Mô tả: Qua chủ đề này, học sinh sẽ có cái nhìn tổng quan về tình hình kinh tế thế giới & những mặt khuất của việc phát triển kinh tế thiếu trách nhiệm. Cụ thể hơn, việc chạy theo lợi nhuận và đẩy mạnh Văn hóa Tiêu thụ Đại trà dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực tới an sinh của con người & sự phát triển bền vững của toàn thế giới. Học sinh cần hiểu đây là những hệ quả của việc phát triển kinh tế thiếu trách nhiệm, và con người phải thay đổi để hướng tới tương lai bền vững hơn.

Mong đợi cho HS sau khi học xong Chủ đề này:

  • Hiểu ảnh hưởng của việc phát triển kinh tế thiếu bền vững tới mọi người trên thế giới.
  • Hiểu bản chất của việc sản xuất & tiêu thụ thiếu bền vững trên thế giới tới từ việc quá tập trung vào lợi nhuận.
  • Biết được những rào cản đang ngăn chặn sự phát triển nền kinh tế bền vững trên thế giới.
  • Biết giải pháp để bảo đảm sự phát triển kinh tế luôn đi kèm với việc cải thiện chất lượng cuộc sống, đảm bảo các giá trị của con người.
  • Hiểu rằng toàn bộ loài người cần cộng tác với nhau để thay đổi hệ thống, vì bộ máy kinh tế hiện tại chưa phục vụ tối ưu an sinh và phát triển của con người.

Chủ đề 2: Thu nhập & Chất lượng cuộc sống (Lớp 12)

Tương ứng với SDG số 1, 8 & 10.

Mô tả: Học sinh hiểu rằng nhiều vấn đề an sinh của con người có nguồn gốc từ việc khai thác lao động & sự phụ thuộc của con người vào thu nhập để có chất lượng cuộc sống ổn định. Sau khi đã nhận ra rằng cuộc sống của hầu hết mọi người trên thế giới đều phụ thuộc vào tiền công lao động, học sinh sẽ tìm hiểu về mối quan hệ giữa người lao động và chủ lao động, đồng thời nhận thức được sự khác biệt trong các tầng lớp xã hội. Chính sự phân chia tầng lớp xã hội, bấp bênh về quyền lực này khiến người lao động bị kẹt trong một vòng luẩn quẩn, không có khả năng thăng tiến hay thoát khỏi những cạm bẫy như nghèo đói hay thiếu hụt giáo dục chất lượng.

Mong đợi cho HS sau khi học xong Chủ đề này:

  • Hiểu rằng cuộc sống của phần lớn mọi người trên thế giới phụ thuộc vào thu nhập ổn định và chất lượng cuộc sống.
  • Hiểu rằng con người phải lao động để tồn tại và phát triển, dẫn tới sự chênh lệch về quyền lực giữa người lao động & chủ lao động.
  • Hiểu rằng sự phân chia tầng lớp tạo ra những vòng luẩn quẩn mà người lao động khó có thể thoát khỏi, dẫn đến nhiều vấn đề an sinh.
  • Nắm được những giải pháp mang tính bền vững hơn liên quan tới lao động, xa hơn là phân chia tầng lớp trong xã hội.
  • Hiểu tầm quan trọng của việc cộng tác để mang lại thu nhập ổn định và chất lượng cuộc sống, xóa bỏ sự chênh lệch về tầng lớp trong xã hội.

Nguồn tham khảo

Chương đầu tiền của GCED có tên "Khám phá Chủ đề trọng tâm qua 5 Lăng kính", kéo dài trong 21 tiết (bao gồm 1 tiết giới thiệu Chương trình). Chương này đóng vai trò “xây dựng nền tảng” cho HS không chỉ trong giai đoạn HỌC đầu tiên mà còn cho suốt 1 năm học môn GCED.

Đúng như tên gọi, chương này có 2 nội dung chính sau:

1. Chủ đề trọng tâm: là các vấn đề toàn cầu mà cả thế giới đang quan tâm. Những vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp tới sự sinh tồn & phát triển của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng trên thế giới theo những cách khác nhau. GCED được triển khai ở 12 khối lớp, và mỗi khối lớp sẽ được tiếp cận với một Chủ đề trọng tâm/vấn đề toàn cầu khác nhau. Bao gồm:

  • K1: Sự đa dạng (Diversity)
  • K2: Nước sạch (Clean water)
  • K3: Sức khỏe & chăm sóc y tế (Health & access to healthcare)
  • K4: Động & thực vật trên Trái Đất (Animals & plants on Earth)
  • K5: Quy tắc xã hội (Social rules)
  • K6: Giảm nghèo (Reduce poverty)
  • K7: Biến đổi khí hậu (Climate change)
  • K8: Bất bình đẳng xã hội (Social inequality)
  • K9: Sản xuất & tiêu thụ thiếu bền vững (Unsustainable production & consumption)
  • K10: Tiếp cận giáo dục (Access to education)
  • K11: Năng lượng bền vững (Sustainable energy)
  • K12: Chất lượng cuộc sống (Life quality)

2. 5 Lăng kính: HIểu một cách đơn giản thì 5 lăng kính chính là những góc nhìn khác nhau về 1 chủ đề/hiện tượng/sự việc để người học có được góc nhìn đa chiều, khách quan, từ đó, có những cách giải quyết bền vững cho chủ đề/hiện tượng/sự việc mình đang tìm hiểu. chủ đề/hiện tượng/sự việc. 5 Lăng kính trong GCED bao gồm :

  • Lăng kính 1: Tư duy Toàn cầu (Global Mindedness)
  • Lăng kính 2: Tư duy Hệ thống (Systems Thinking)
  • Lăng kính 3: Tư duy Phản biện (Information Criticality)
  • Lăng kính 4: Đổi mới & Sáng tạo (Innovation)
  • Lăng kính 5: Cộng tác (Collaboration)


Đây là chính là phương pháp Học qua Hiện tượng, trong đó học sinh tiếp cận các Chủ đề trọng tâm (vấn đề toàn cầu) một cách toàn diện dưới nhiều Lăng kính (có thể là góc nhìn, chuyên môn và cách tiếp cận khác nhau). Từ đó, HS sẽ dần hình thành được kiến thức, hiểu biết một cách toàn diện, sâu rộng hơn về vấn đề.

Những mục ở dưới sẽ phân tích kỹ hơn 2 nội dung học quan trọng này:

5 Lăng kính

Không phải lúc nào giải pháp cho vấn đề cũng đơn giản, và hiển nhiên. Và chắc chắn, không

Vì sao phải nghiên cứu, khám phá vấn đề qua nhiều khía cạnh, lăng kính khác nhau? Vì sao cần 5 Lăng kính này

Đẩu tiên, phải khẳng định rằng: 5 Lăng kính (mà GCED muốn truyền tải cho HS) là công cụ để giúp ích cho việc giải quyết vấn đề.

Không chỉ đóng vai trò là các khía cạnh khác nhau để học sinh có cái nhìn đa chiều về Chủ đề trọng tâm, 5 Lăng kính này còn là tấm lá chắn, là hệ miễn dịch giúp học sinh (và cả thầy cô) bảo vệ bản thân khỏi những sai lầm thường gặp khi tiếp cận và giải quyết vấn đề toàn cầu, hay rộng hơn là các vấn đề trong cuộc sống. Việc giải quyết vấn đề (dù là vấn đề lớn hay nhỏ, vấn đề địa phương hay vấn đề toàn cầu) cũng nên trải qua một số bước nhất định, và cân nhắc một số yếu tố nhất định. Đó là lý do vì sao phải "khám phả Chủ đề trọng tâm qua 5 Lăng kính", chứ không phải chỉ đơn thuần là "Khám phá Chủ đề trọng tâm".

Thử nhìn vào một ví dụ tương đối quen thuộc khi vấn đề không được xem xét một cách nghiêm túc như sau: Cứ gắn đến lúc triển khai “dự án cộng đồng”, thầy cô và học sinh thường dễ nghĩ tớ inhững giải pháp quen thuộc nhất, dễ dàng nhất mà ai cũng có thể đề xuất: Cần làm gì đó để bảo vệ môi trường? Đi nhặt rác, phân loại rác. Cần làm gì đó để giúp đỡ người nghèo? Quyên góp tiền, quần áo.

Để ý rằng những giải pháp này bỏ qua hoàn toàn các bước tìm hiểu, cân nhắc về hiện trạng, nguyên nhân hay kinh nghiệm rút ra từ giải pháp đã được thực hiện. Những giải pháp này không sai, nhưng chắc chắn không tối ưu, và cũng không giải quyết được triệt để vấn đề cho bất kỳ ai. Chúng ta không muốn hình thành cho học sinh lối suy nghĩ “mình có ý tốt, mình làm gì đó là được rồi.” Nếu đã quyết định thiết kế và triển khai một dự án, học sinh và thầy cô cần nghiêm túc về việc tạo ra những giá trị thực sự, chứ không phải chỉ đang chạy KPI hay làm cho có.

5 Lăng kính này hướng tới việc giải quyết 5 vấn đề gì?

Trở ngại, sai lầm thường gặp khi tìm giải pháp cho vấn đề là gì? Các lăng kính có thể giúp như thế nào?

Để hiểu rõ hơn về vì sao 5 Lăng kính này lại được lựa chọn để trở thành phương tiện giúp học sinh tìm hiểu vấn đề và đưa ra giải pháp hiệu quả, hãy cùng phân tích một số trở ngại và sai lầm mà chúng ta hay mắc phải dưới đây khi giải quyết vấn đề. Lưu ý rằng ứng dụng của 5 lối tư duy (5 Lăng kính) này không chỉ gói gọn trong phạm vi môn GCED hay các vấn đề toàn cầu; thực tế, chúng hoàn toàn có thể được áp dụng cho các vấn đề trong cuộc sống.

Vấn đề 1: Không hiểu rõ về tầm ảnh hưởng và mức độ nghiêm trọng của vấn đề

Khi một vấn đề được đưa ra, chúng ta có xu hướng mặc định rằng vấn đề tồn tại, vì nếu ai đó đã nói rằng đây là vấn đề, chắc hẳn họ đã có cơ sở tốt để khẳng định đây là vấn đề. Trên thực tế, xác định sai vấn đề hoặc đánh giá chưa chính xác mức độ quan trọng của vấn đề là một điều thường xuyên xảy ra. Vậy nên ta cần phải xây dựng được một phản xạ để tự đánh giá vấn đề và hình thành ý kiến riêng của mình về việc đây có thực sự là một vấn đề cần giải quyết hay không.

Nhất là đối với những vấn đề mà truyền thông đề cập đến rất nhiều (như đói nghèo và biến đổi khí hậu chẳng hạn), ta dễ trở nên “chai lì” với chúng và cảm giác không cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng nữa, nghĩ ra giải pháp mới là điều quan trọng. Tuy nhiên, việc nghiêm túc nghiên cứu tình trạng của vấn đề ở nhiều địa điểm khác, với những cộng đồng khác là cơ hội để xác nhận cho chính bản thân mình liệu đây có thực sự là một vấn đề đang ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người và thậm chí của chính bản thân mình hay không. Với học sinh Vinschool, điều này càng quan trọng vì phần lớn các em còn nhỏ tuổi, chưa được tiếp xúc trực tiếp với các vấn đề mang tính vĩ mô, đồng thời đang được sống một cuộc sống khá bình yên, không bị ảnh hưởng hoặc không nhận thức được việc mình đang bị ảnh hưởng bởi các vấn đề ấy. Việc cho các em thấy về hiện thực-tương lai không mấy tươi đẹp khi các vấn đề này chưa được giải quyết sẽ giúp các em quan tâm về vấn đề và nghiêm túc hơn trong việc đi tìm giải pháp.  

Lăng kính “Tư duy Toàn cầu” sẽ mở ra cái nhìn toàn cảnh về hiện trạng vấn đề, cho phép học sinh so sánh thực trạng của vấn đề ở nhiều nơi khác nhau, từ đó hiểu được tầm ảnh hưởng và mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Cũng vì đây là những vấn đề lớn, có khả năng tác động tiêu cực đến tất cả mọi người, học sinh hiểu rằng mình không phải là ngoại lệ - vấn đề này sớm hay muộn cũng sẽ ảnh hưởng đến bản thân em và những người thân/ xung quanh em, vì thế em cần dành sự quan tâm xứng đáng cho vấn đề ấy.

Vấn đề 2: Không nhận thức được hoặc không công nhận tính phức tạp của vấn đề

Nghĩ về trường hợp sau: con làm vỡ một bình cắm hoa của mẹ, và mẹ mắng con nhiều hơn rất nhiều so với mọi lần con làm đổ vỡ vật gì đó khác, dù con đã từng làm vỡ vật có giá trị hơn rất nhiều. Thế thì lý do ở đây là gì? Chiếc bình đó có ý nghĩa đặc biệt gì với mẹ? Mẹ đang căng thẳng ở công ty nên tâm trạng không tốt, dễ nổi nóng và không kiểm soát được bản thân? Dạo này con thường xuyên không nghe lời mẹ, và chiếc bình là giọt nước tràn ly? Hay là một sự kết hợp của nhiều lý do trên? Một vấn đề tưởng chừng nhỏ nhặt cũng có thể có nhiều lớp lang, do đó việc hiểu rằng một vấn đề có thể có nhiều nguyên nhân và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau chính là chìa khóa để giải quyết vấn đề ấy một cách hiệu quả.

Đối với một vấn đề phức tạp và/hoặc đã tồn tại lâu dài (như vấn đề toàn cầu chẳng hạn), thông thường sẽ có rất nhiều nguyên nhân đang góp phần duy trì vấn đề này. Một giải pháp tốt cho những vấn đề như vậy đòi hỏi phải cân nhắc kỹ lưỡng không những một loạt những nguyên nhân nổi bật mà còn cả sự tương tác, ảnh hưởng lẫn nhau của những nguyên nhân này. Thử phân tích nhanh vấn đề nghèo đói: một số nguyên nhân thường thấy có thể là thiếu cơ hội việc làm, thiếu cơ hội học tập, hay điều kiện tự nhiên không thuận lợi. Để ý rằng, thiếu cơ hội việc làm và thiếu cơ hội học tập có mối liên kết chặt chẽ với nhau: nghèo đói làm giảm khả năng tiếp cận với giáo dục chất lượng, hay thậm chí là không thể học tập liên tục, dẫn đến ít cơ hội việc làm tốt hơn, khiến người nghèo không thoát được khỏi mức thu nhập thấp để cải thiện cuộc sống. Một yếu tố khác ít được nhắc tới hơn khi nói về đói nghèo là sức khỏe: người nghèo thường có điều kiện sống thấp, không được chăm sóc sức khỏe một cách hiệu quả, dẫn đến việc dễ đau ốm, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng lao động và tạo ra thu nhập, không những vậy còn tốn nhiều khoản chi phí cho việc chữa bệnh, khiến nghèo lại càng nghèo. Và vòng lặp cứ thế tiếp diễn cho đến khi có một giải pháp có thể phá vỡ, hay làm gián đoạn vòng lặp ấy.

Lăng kính “Tư duy Hệ thống” tập trung vào mổ xẻ vấn đề một cách kỹ lưỡng trước khi đưa ra giải pháp: bằng cách cho học sinh phân tích nguyên nhân cũng như sự tương tác, duy trì lẫn nhau của các nguyên nhân, lăng kính giúp định hướng học sinh tới một giải pháp mang tính hệ thống, có thể giải quyết hay làm giảm nhẹ vấn đề một cách hiệu quả thay vì chấp nhận bất kỳ giải pháp nào.

Vấn đề 3: Tiếp nhận thông tin (về vấn đề) mà không có chọn lọc

Để giải quyết vấn đề hiệu quả, chúng ta cần có đủ những thông tin, dữ kiện đáng tin cậy và khách quan. Mặc dù vậy, ngày nay việc phát tán quá dễ dàng khiến cho thông tin tràn ngập mọi nơi; ai cũng có thể dễ dàng tiếp cận với đủ mọi loại thông tin chỉ sau một vài giây tìm kiếm. Đây là con dao hai lưỡi - con người có thể nâng cao hiểu biết của mình nhanh chóng, dễ dàng hơn, nhưng đồng thời nếu không cẩn thận sẽ dễ rơi vào mê cung thông tin và đặt niềm tin sai chỗ vào những “sự thật” sai lệch, chưa được kiểm chứng, hoặc thậm chí dùng để điều hướng dư luận. Đánh giá được độ chính xác của thông tin, biết được ai là người tạo ra/lan truyền thông tin đó cũng như mục đích/động cơ của họ sẽ giúp chúng ta đưa ra được những quyết định, quan điểm đúng đắn nhất.

Một ví dụ điển hình là câu chuyện ngụy tạo “bác sĩ Khoa rút máy thở của mẹ mắc COVID cứu sản phụ sinh đôi” vào năm 2021. Đánh trúng vào tâm lý hoang mang, đau thương của người dân giữa thời điểm dịch bệnh đang bùng phát mạnh mẽ, câu chuyện được chia sẻ với tốc độ chóng mặt và gây chấn động mạng xã hội. Rất nhiều người đã để cảm xúc lấn át, không xác thực chi tiết của câu chuyện kỹ càng mà ngay lập tức tin tưởng, lan truyền, thậm chí gửi tiền ủng hộ cho nhóm thiện nguyện “Nhóm 82” - được cho là tổ chức “bác sĩ Khoa” tham gia để giúp đỡ bệnh nhân COVID-19. Tất cả đều ngã ngửa khi câu chuyện của bác sĩ Khoa hoàn toàn chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng, được nhào nặn ra với mục đích kêu gọi từ thiện. Tạm thời chưa nói đến việc nhóm đó có thực sự sử dụng tiền quyên góp vào việc hỗ trợ những người cần được giúp đỡ hay không, nhưng sự thật là rất nhiều người đã mù quáng tin vào những thông tin trôi nổi, không được kiểm chứng để hành động.

Lăng kính “Tư duy phản biện” nhắc nhở về sự tồn tại của thông tin, quan điểm sai lệch, thiếu khách quan, đồng thời xây dựng cho học sinh một “hệ miễn dịch” trước lượng thông tin khổng lồ về vấn đề mà học sinh có thể tiếp cận được, tạo cơ hội tốt nhất để học sinh có thể đưa ra được quyết định hợp lý dựa trên nền tảng đầy đủ thông tin đáng tin cậy.  

Vấn đề 4a: Giải pháp cho vấn đề là phải sáng tạo, và phải là một giải pháp chưa ai nghĩ tới, chưa ai từng làm

Sáng tạo không nhất thiết có nghĩa là tạo ra các khái niệm và ý tưởng nguyên bản từ con số không; thực chất loại sáng tạo này hiếm khi xảy ra. Trên thực tế, sáng tạo có thể đơn giản là cải tiến, thay đổi một (vài) ý tưởng có sẵn để tạo ra một ý tưởng hay sản phẩm khác. Thầy cô đã bao giờ nghe về sản phẩm tên là Slanket (hiểu nôm na là Chăn có Ống tay) chưa? Nếu chưa, thì nó trông như thế này:

Slanket (Chăn có Ống tay)

Chăn và ống tay thì chẳng còn xa lạ với bất kỳ ai, nhưng ai đó đã nhận ra nhu cầu (hay vấn đề cần giải quyết) của người tiêu dùng về việc vừa muốn đắp chăn cho ấm, lại vừa muốn cánh tay có thể thoải mái di chuyển nhằm thực hiện các việc khác, như là làm việc trên laptop, uống nước, hoặc ăn vặt. Nhu cầu, hay vấn đề này đã dẫn đến sự kết hợp giữa chăn và ống tay, mà cha đẻ của sản phẩm này không hề phải phát minh ra tấm chăn hay ống tay trước để ghép lại thành sản phẩm của mình.

Ở môn GCED nói riêng, học sinh phải đưa ra những câu hỏi, giải pháp của riêng mình, và chúng ta nên “thả lỏng” mong đợi một chút: các con không cần phải nghĩ ra cái gì đó hoàn toàn mới hay thực sự khác biệt. Ngược lại, học sinh nên được khuyến khích xây dựng ý tưởng của mình dựa trên những gì mà người khác đã làm rồi: cái gì hiệu quả thì mình học hỏi, cái gì không hiệu quả thì xem xét để không đi vào vết xe đổ. Giống như vĩ nhân thế giới Isaac Newton từng nói: “Nếu tôi có thể nhìn xa hơn, đó là bởi vì tôi được đứng trên vai của những người khổng lồ” — việc công nhận và cân nhắc về thành quả hay thất bại của những người đi trước sẽ giúp học sinh tiến nhanh hơn tới mục tiêu của mình nhờ tránh được lãng phí thời gian, công sức cố sáng chế ra thứ mà thực chất đã được người khác hoàn thiện.

Lăng kính Tư duy Hệ thống tạo điều kiện để học sinh khám phá, tiếp cận với những giải pháp đã được thực hiện bởi các cá nhân, tổ chức khác nhau trong nỗ lực giải quyết vấn đề. Những giải pháp có sẵn này sẽ đóng vai trò nền tảng trong quá trình học sinh xây dựng và phát triển giải pháp của bản thân mình trong lăng kính “Đổi mới sáng tạo.”

Vấn đề 4b: Giải pháp cho vấn đề là phải sáng tạo, và do đó không cần bám theo khuôn khổ nào

Nhắc đến sáng tạo, người ta thường dễ mường tượng ra một môi trường làm việc phóng khoáng, bỏ qua mọi rào cản. Đây là một hiểu lầm khá phổ biến - kể cả những công việc mang tính nghệ thuật rất cao như hội họa, người họa sĩ cũng không bao giờ có được sự tự do tuyệt đối: họ cần đi qua các bước với thứ tự nhất định (ví dụ phải có ý tưởng trước, sau đó lên kế hoạch cho bố cục, cuối cùng mới là thực hiện chi tiết), đồng thời phải điều chỉnh tác phẩm của mình theo những giới hạn nhất định (chẳng hạn như tính chất của chất liệu đang được sử dụng hay kích thước của sản phẩm). Nếu không có trình tự công việc cụ thể và làm ngơ những giới hạn, quá trình sáng tạo sẽ dễ trở nên hỗn loạn, có khi chẳng dẫn đến được một sản phẩm nào cả.

Điều này đặc biệt đúng khi chúng ta cố gắng tìm ra một giải pháp cho vấn đề. Không phải cứ nhìn đủ lâu vào vấn đề và để trí tưởng tượng thả sức bay bổng, “bắt” lấy bất kỳ giải pháp nào xuất hiện trong đầu thì sẽ cho ra đời giải pháp tốt nhất. Để giải pháp được đưa ra là tối ưu, một số công việc thiết yếu sẽ cần được thực hiện trước như: (a) xác định vấn đề, (b) nghiên cứu và phân tích nhu cầu, thực trạng, nguyên nhân, (c) nghĩ về nhiều phương án/ý tưởng khác nhau cho giải pháp, và (d) cân nhắc về những giới hạn, rủi ro tiềm ẩn khi đang hình thành giải pháp. Với một danh sách những việc cần làm như vậy, chúng ta sẽ không bỏ sót các yếu tố quyết định sự thành bại của một giải pháp, đồng thời tối đa hóa lợi ích, tối thiểu hóa ảnh hưởng tiêu cực đến từ giải pháp mà mình lựa chọn.

Lăng kính “Đổi mới sáng tạo” giới thiệu cho học sinh một quy trình thiết kế giải pháp với đầu công việc cần làm thiết yếu, đóng vai trò là một khung sườn dẫn dắt học sinh đi từ nghiên cứu, phân tích vấn đề, đến phát triển, tinh chỉnh ý tưởng để đến được giải pháp tối ưu nhất.

Vấn đề 5: Giải quyết vấn đề mà không chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ

Để giải quyết các vấn đề lớn, mỗi cá nhân làm gì đó là không đủ. Chúng ta cần có sự hợp lực, góp sức để thực hiện những giải pháp mang tính toàn diện hơn, xử lý một cách hệ thống những nguyên nhân/yếu tố khác nhau và tính chất duy trì lẫn nhau của những nguyên nhân, yếu tố tác động này. Vấn đề và nguyên nhân lớn (ví dụ như thiếu nước sạch ở nhiều nơi trên thế giới vì không đủ cơ sở hạ tầng) không thể được giải quyết hiệu quả, triệt để bởi những hành động nhỏ lẻ (đóng vòi nước khi không sử dụng). Đương nhiên, hành động của cộng đồng bắt buộc phải xuất phát từ ý thức, hành động nhỏ của mỗi cá nhân, nhưng cần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tổ chức, tập hợp những hành động của cá nhân để tạo thành một nỗ lực tập trung, có sức ảnh hưởng lớn.

Đối với những vấn đề có quy mô nhỏ hơn, trí tuệ tập thể, hay đơn giản hơn là tìm kiếm sự giúp đỡ phần lớn thời gian vẫn có khả năng đem lại kết quả tốt hơn so với việc tự nghĩ ra và tự triển khai giải pháp một mình. Quan trọng là phải biết tận dụng số đông một cách hợp lý, đúng lúc.

Lăng kính “Cộng tác” giúp học sinh nhận thức được rằng cộng tác đúng người, đúng cách sẽ giúp mọi người đạt được mục tiêu chung, tối đa hóa giá trị thực tế của giải pháp. Đặc biệt là đối với vấn đề lớn cần sự hợp lực, tổ chức bài bản của nhiều cá nhân, tổ chức khác nhau, càng chẳng có lý do gì mà học sinh phải đơn độc tự giải quyết các vấn đề được coi là vấn đề của toàn nhân loại cả.

Những phân tích trên đây cho thấy ứng dụng rộng rãi của của 5 lăng kính GCED (hay 5 lối tư duy) vào giải quyết vấn đề, dù đó là vấn đề thường ngày trong cuộc sống hay mang tính toàn cầu, vĩ mô. Tuy rằng đây không phải những lối tư duy quan trọng duy nhất, có thể coi 5 Lăng kính là bộ công cụ cơ bản để học sinh hình thành kiến thức, hiểu biết một cách tương đối toàn diện về một vấn đề bất kỳ, từ đó có được quan điểm khách quan về vấn đề và suy nghĩ nghiêm túc, hiệu quả về giải pháp cho vấn đề ấy.

Yêu cầu cần đạt của mỗi Lăng kính

Các lăng kính sẽ được dạy một cách chính thức nhất, rõ ràng nhất trong Chương 1. Tuy vậy, những năng lực cốt lõi của các lăng kính sẽ được luyện tập, củng cố ở nhiều cơ hội khác nhau xuyên suốt năm học, dù đó là khi học sinh đang thực hiện bài Truy vấn Cá nhân, khi chuẩn bị và triển khai Dự án Hành động, hay kể cả khi suy ngẫm về quá trình học tập.

Lưu ý: Việc hình thành các tư duy tương ứng với các lăng kính hay đạt được yêu cầu cần đạt dưới đây nên được coi là mục đích của quá trình học tập GCED nghiêm túc trong 12 năm học, không phải là của một vài bài học trong một khóa. Tức là, không phải cứ được học về cách phân biệt nguồn đáng tin và nguồn không đáng tin trong 1, 2 tiết nghĩa là học sinh đã có được tư duy phản biện, hay được giới thiệu quy trình thiết kế thì học sinh sẽ phải nghĩ ra được những ý tưởng chưa ai nghĩ tới bao giờ. Đây là điều không tưởng.

Trong thời lượng có hạn của GCED, chương trình chỉ có thể cho phép học sinh tiếp xúc với một vài khía cạnh hay biểu hiện của mỗi loại tư duy. Từ những trải nghiệm này, học sinh bắt đầu hình thành và hoàn thiện cách hiểu và cách áp dụng những lối tư duy đó.  

Một khi sử dụng thành thạo các lăng kính của GCED, học sinh sẽ:

Tư duy Toàn cầu

  • Hiểu rằng vấn đề toàn cầu:
    • Là những vấn đề lớn, xảy ra ở mọi nơi trên thế giới.
    • Ảnh hưởng tới nhu cầu, quyền, lợi ích chung của con người;
    • Trầm trọng hóa sự bất bình đẳng vốn đã diễn ra trong xã hội
  • Hiểu rằng con người trên thế giới có đặc điểm khác nhau, nên sẽ chịu ảnh hưởng khác nhau từ vấn đề.
  • Hiểu rằng vấn đề toàn cầu có thể ảnh hưởng tới mỗi cá nhân, gián tiếp hoặc trực tiếp.

Tư duy Hệ thống

  • Hiểu rằng vấn đề toàn cầu thường rất phức tạp, có thể xảy ra/ được duy trì bởi nhiều yếu tố khác nhau. Các yếu tố tương tác, thúc đẩy lẫn nhau, tạo ra những vòng lặp khiến việc giải quyết không hề đơn giản.
  • Xác định các nguyên nhân của vấn đề toàn cầu và cách chúng tương tác với nhau để duy trì vấn đề (vòng luẩn quẩn).
  • Hiểu rằng giải pháp phải mang tính hệ thống, nghĩa là cân nhắc tới nhiều nguyên nhân, vòng lặp khác nhau đang duy trì vấn đề.
  • Phân tích các giải pháp có sẵn: Giải pháp có mang tính hệ thống hay không? Hạn chế của nó là gì?

Tư duy Phản biện

  • Tiếp xúc với các quan điểm trái chiều về vấn đề toàn cầu.
  • Nhận biết, xác định các yếu tố có thể ảnh hưởng tới tính khách quan của quan điểm/thông tin (động cơ, giả định, định kiến, v.v).
  • Sử dụng kỹ năng tìm kiếm và đánh giá thông tin để bảo vệ hoặc phản bác các quan điểm/thông tin khác nhau.

Đổi mới Sáng tạo

  • Sử dụng Vòng tròn thiết kế hoặc một quy trình đơn giản để giải quyết vấn đề toàn cầu.
  • Hiểu rằng giải pháp không thể tùy tiện—giải pháp cần:
  • Xuất phát từ nhu cầu thiết thực;
  • Cân nhắc đến đặc điểm của đối tượng đang chịu ảnh hưởng của vấn đề;
  • Không gây ra (hoặc hạn chế hết mức có thể) tác động/ảnh hưởng tiêu cực cho đối tượng được giúp.
  • Xác định/dự đoán các rủi ro/rào cản có thể gặp khi triển khai giải pháp cho vấn đề.  

Cộng tác

  • Hiểu rằng những nỗ lực nhỏ lẻ của từng cá nhân không thể giải quyết triệt để các vấn đề toàn cầu, mà cần có sự cộng tác của các cá nhân/tổ chức/bộ máy, đến từ nhiều lĩnh vực/xuất xứ khác nhau.
  • Biết một số cách tổ chức/tập hợp đám đông, cộng đồng để giải quyết vấn đề toàn cầu.
  • Xác định các tổ chức/mạng lưới tổ chức đang hoạt động để giải quyết vấn đề toàn cầu để học hỏi/tham gia/tìm kiếm hỗ trợ.

12 Chủ đề trọng tâm

Nội dung học tập

Chủ đề trọng tâm

📙 Bài chi tiết: Các Chủ đề trọng tâm

Được thiết kế dựa trên các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên Hợp Quốc, hệ thống Chủ đề trọng tâm là một điểm nổi bật của môn GCED. Môn GCED sử dụng mô hình các vấn đề toàn cầu của Ngân hàng Thế giới để phân loại các Chủ đề trọng tâm. Việc phân loại nhằm mục đích hệ thống hóa các Chủ đề trọng tâm, đồng thời thể hiện được tính chu trình giữa các chủ đề.

Các Chủ đề trọng tâm trong cùng một lĩnh vực sẽ được sắp xếp theo thứ tự khối được học, độ phức tạp & yêu cầu kiến thức đã học tăng dần.

5 lăng kính

🔎 Xem thêm: Các Lăng kính

Dựa trên cơ sở lý thuyết của các chương trình quốc tế giáo dục Công dân toàn cầu, GCED đã đề ra 5 Lăng kính chính mà tất cả học sinh GCED sẽ sử dụng để tìm hiểu về các Chủ đề trọng tâm. 5 lăng kính được áp dụng trong chương trình cũng là 5 kỹ năng tư duy HS cần trang bị để thành công trong thế kỷ 21.

HIểu một cách đơn giản thì 5 lăng kính chính là những góc nhìn khác nhau về 1 chủ đề/hiện tượng/sự việc để đảm bảo người học có góc nhìn đa chiều, khách quan. Từ đó, có những cách giải quyết bền vững cho những vấn đề thế giới quan tâm.

5 lăng kính bao gồm :

  • Lăng kính 1: Tư duy Toàn cầu (Global Mindedness)
  • Lăng kính 2: Tư duy Hệ thống (Systems Thinking)
  • Lăng kính 3: Tư duy Phản biện (Information Criticality)
  • Lăng kính 4: Đổi mới Sáng tạo (Innovation)
  • Lăng kính 5: Cộng tác (Collaboration).

Các bước/lưu ý khi triển khai

Có 3 lưu ý để GV có thể triển khai nội dung giảng dạy hiệu quả:

  • Lưu ý 1: Xác định được phương pháp tiếp cận đối với chương học và nội dung giảng dạy, học tập
  • Lưu ý 2: Hiểu và nắm rõ về chủ đề trọng tâm
  • Lưu ý 3: Hiểu và nắm rõ về 5 Lăng kính tư duy

GV cần lưu ý rằng sẽ không thể nào và không nên tách bạch các lăng kính riêng rẽ. Bởi bản chất chúng ta vẫn đang đi tìm hiểu và nghiên cứu xoay quanh 1 chủ đề. 5 lăng kính chỉ là 5 góc nhìn khác nhau nên sẽ có những góc giao nhau nhất định. Tuy nhiên, GV vẫn cần hiểu rõ bản chất và chuẩn đầu ra của từng lăng kính để có phương pháp giảng dạy phù hợp với HS lớp mình. Bên cạnh đó, để tránh việc lặp trùng lặp nội dung khi giảng dạy, GV cần đọc trước toàn bộ Khung Chương trình của chương học, hiểu rõ mục tiêu, chuẩn đầu ra, tiêu chí của tiết học trước, nắm rõ mục tiêu học tập, chuẩn đầu ra của tiết học sau để hiểu bức tranh toàn cảnh từ đó phân phối nội dung giảng dạy hợp lý. Từ khóa khi triển khai các tiết học trong 5 lăng kính không phải là “tách bạch- phân biệt” mà là “liên kết-thống nhất”.














Giáo viên là phần thiết yếu trong thành công của mọi chương trình. Vì vậy, việc GV nắm rõ vai trò, trách nhiệm và yêu cầu nên được đặt hàng đầu. Tuy nhiên, GV nên hiểu đây là quá trình học hỏi, luôn cần nỗ lực của mọi bên để phát triển khả năng chuyên môn của mình.

CBQL tại cơ sở sẽ kiểm soát & hỗ trợ để đảm bảo mỗi cá nhân GV có thể hoàn thành các công việc trọng tâm sau đây:

Hình mẫu giáo viên GCED

GCED là một phần trong nỗ lực nâng chuẩn của Vinschool, vì vậy mong đợi cho vai trò và công việc của một GV rất đặc thù, có thể khá khác với những gì truyền thống ở lớp học Việt Nam. Họ là những giáo viên nắm rõ được sự thay đổi trong mục tiêu giáo dục rằng học sinh không chỉ cần học tốt, học thuộc kiến thức mà còn cần được trang bị những kĩ năng và phẩm chất của thế kỉ 21.

Giáo viên GCED cần nắm chắc lý thuyết để chủ động tự tìm hiểu, truy vấn các vấn đề trong trường hợp chưa được làm rõ trong chương trình. Nguồn tài liệu cung cấp có hạn và chắc chắn không thể phục vụ được nhu cầu của tất cả GV, vậy nên GV cần tự xác định được lỗ hổng kiến thức của mình ở đâu và chủ động lên phương án bù đắp các lỗ hổng đó.

GV GCED trong lớp
  • Đóng vai trò điều phối trong lớp học: học sinh là trọng tâm của lớp học; GV không phải người truyền đạt kiến thức đơn thuần;
  • Tôn trọng ý kiến của HS: tạo điều kiện cho HS thể hiện ý kiến cá nhân và cởi mở với những ý kiến đó;
  • Tin tưởng vào khả năng của HS: cho phép HS học qua “trải nghiệm và sai sót" (trials and errors) & phát triển theo khả năng của mình.
  • Làm chủ những gì mình đang dạy: chủ động tìm hiểu và có kiến thức nền về những nội dung học của HS.
  • Đặt lợi ích của HS lên trên hết: GCED yêu cầu HS vượt qua những thử thách của bản thân, vì vậy Chương trình không chấp nhận những biểu hiện giúp GV quản lý dễ hơn nhưng bất lợi cho HS về mặt lâu dài, ví dụ như làm hộ, làm giúp, lên kế hoạch giúp, v.v.
GV GCED với tư cách là người triển khai chương trình
  • Coi trọng thử thách: xem những thử thách là cơ hội để phát triển chuyên môn cho cá nhân để vươn tầm quốc tế.
  • Có tư duy hướng tới giải pháp: khi gặp khó khăn, tập trung tìm ra cách giải quyết thông minh, hiệu quả.
  • Có tinh thần tập thể: giúp đỡ đồng nghiệp, cùng nhau giải quyết những vấn đề bằng sức mạnh tập thể, luôn coi kinh nghiệm của mình là tài sản cần được chia sẻ.
  • GV phải nắm đúng cách hiểu, tiếp cận và truyền thông về Chương trình GCED:
    • Giáo viên GCED phải có khả năng giới thiệu và giải thích về môn GCED cho một người chưa biết gì về môn học (ví dụ như phụ huynh, HS, hoặc giáo viên khác)
    • Giáo viên GCED có sự tự do trong việc giảng dạy và cần sử dụng sự tự do đó một cách hiệu quả. GV GCED có toàn quyền chỉnh sửa hoạt động dựa trên khung chương trình nếu điều đó phục vụ HS tốt hơn. BGH và PCT sẽ không chấp nhận những trường hợp GV không hiểu kỹ chương trình, mục tiêu, hay tiêu chí nên sử dụng giáo án được thống nhất/có sẵn để lên lớp dạy cho HS. Hiệu quả của hoạt động với học sinh mới là quan trọng nhất, không phải nội dung được viết sẵn.
    • Giáo viên GCED cần nắm chắc lý thuyết để chủ động tự tìm hiểu, truy vấn các vấn đề trong trường hợp chưa được làm rõ trong chương trình. Nguồn tài liệu cung cấp có hạn và chắc chắn không thể phục vụ được nhu cầu của tất cả GV, vậy nên GV cần tự xác định được lỗ hổng kiến thức của mình ở đâu và chủ động lên phương án bù đắp các lỗ hổng đó

    Nhiệm vụ của Giáo viên

    Soạn giáo án giảng dạy

    📙 Bài chi tiết: Hướng dẫn Soạn giáo án


    Sau khi đã nắm được các thông tin cơ bản của 1 khóa học bất kỳ (Mục tiêu học tập, nội dung học tập, và đánh giá), thầy cô sẽ lên kế hoạch giảng dạy cụ thể cho lớp của mình qua việc soạn giáo án. Một giáo án có thể có

    Mục tiêu của cách tiếp cận này là để giáo viên làm chủ giáo án của mình, thấu hiểu rằng giảng dạy nên bắt đầu từ mục tiêu và nắm rõ cách đạt mục tiêu đó, thay vì bị chi phối bởi giáo án làm sẵn. Như vậy HS mới có được trải nghiệm học tập tốt nhất, thầy cô chắc chắn cũng sẽ thấy được sự phát triển trong khả năng giảng dạy của bản thân.


    Thiết kế "mảnh ghép" của riêng mình

    🔎 Xem thêm: Hướng dẫn step-by-step (Thiết kế hoạt động) để biết thêm chi tiết về quy trình thiết kế hoạt động của GCED

    Nếu thầy/cô cảm thấy những mảnh ghép có sẵn trong Thư viện Tài nguyên chưa phù hợp với điều kiệnHướng dẫn giáo viên#Hoàn chỉnh giáo án thực tế của lớp mình dạy, hoặc thầy/cô có cách tiếp cận khác tối ưu hơn, Chương trình khuyến khích thầy/cô tự tạo ra các mảnh ghép hoạt động của riêng mình. Tuy nhiên, thầy/cô phải bám theo quy trình thiết kế mảnh ghép hoạt động đã được quy định sẵn nhằm đảm bảo những yêu cầu cơ bản cho mảnh ghép hoạt động của GCED.

    Tương tự như việc lựa chọn mảnh ghép trong Thư viện Tài nguyên, thầy/cô phải đi theo flowchart dưới để đưa ra quyết định việc xây dựng mảnh ghép (theo thứ tự; nếu gặp phải câu “không” thì bắt đầu lại từ đầu):

    • Cách tiếp cận này có phù hợp nhất cho học sinh mình để đạt được mục tiêu học tập không?
    • Học sinh của mình có theo kịp cách tiếp cận này không?
    • Bản thân thầy/cô có cảm thấy tự tin với cách tiếp cận này không?
    • Cách tiếp cận này có khả thi với nhân lực/cơ sở vật chất mình đang có hay không?
    • CBQL của thầy/cô có chấp thuận cách tiếp cận này hay không?

    Sau khi được CBQL chấp thuận mảnh ghép/cách tiếp cận của thầy/cô, thầy/cô có thể sử dụng mảnh ghép hoạt động này để hoàn thiện giáo án của mình.

    Đảm bảo sự xuyên suốt của các hoạt động

    🔎 Xem thêm: Hoàn chỉnh giáo án để tham khảo những cân nhắc thiết yếu khác khi xây dựng giáo án

    Trong tất cả giáo án, sự xuyên suốt của các hoạt động trong tiết và giữa các tiết khác nhau là điều đương nhiên cần phải đảm bảo. Vì thiết kế của các “mảnh ghép” hiện tại đang đề cao nhất tính linh hoạt và khả năng lựa chọn của giáo viên, chỉ đơn thuần ghép các mảnh vào giáo án “khung” không có nghĩa là giáo án đó sẽ có một mạch xuyên suốt.

    Do đó, tác giả Chương trình xin đề xuất cho các thầy/cô dạy GCED những phương pháp tiếp cận tốt nhất mà giáo viên có thể làm để đảm bảo cho học sinh một mạch học suôn sẻ, có tính liên kết:

    • Trước khi bắt đầu khoá, thầy/cô đã phải nắm mạch nội dung hoàn toàn và lên được những kế hoạch giảng dạy sơ khai cho ít nhất cả học kỳ (tương tự như một kế hoạch hành động).

    Để lắp ghép giáo án, giáo viên đi theo các bước sau:

    1. Nắm rõ trình tự học tập từ Khung Chương trình, sau đó điền phần A và B của template (bao gồm Câu hỏi dẫn dắt, Câu hỏi tiết học, Mục tiêu học tập, và Tiêu chí đánh giá).
    2. Xác định và điền nội dung Mục tiêu học tập và Tiêu chí đánh giá xuống cột 1 và 2 của phần C của template. Lưu ý mỗi mục tiêu và bộ tiêu chí đi kèm thường chỉ tương ứng với 1 hoạt động.
    3. Tham khảo Thư viện Tài nguyên để có cái nhìn đa chiều về những Khái niệm được đề cập trong nội dung giảng dạy.
    4. Cân nhắc lựa chọn “mảnh ghép hoạt động” từ Thư viện Tài nguyên và chỉnh sửa cho phù hợp (nếu cần thiết); hoặc tự viết những mảnh ghép hoạt động của riêng mình.
    5. Viết những hoạt động bổ trợ để kết nối các hoạt động chính với nhau, tạo sự xuyên suốt, liền mạch cho giáo án/tiết học.
    6. Đối chiếu cấu trúc của giáo án với mô hình 3A để đảm bảo tính tiến trình của các hoạt động.

    Hoàn chỉnh giáo án[sửa | sửa mã nguồn]

    🔎 Xem thêm: Thư viện tài nguyên & "mảnh ghép"

    Công việc của giáo viên không dừng lại ở việc “lắp ghép” nội dung cho sẵn một cách thụ động. Sau khi đã ghép thông tin có sẵn vào template, giáo viên cần phải thực hiện những công việc như sau để có giáo án hoàn thiện:

    Xây dựng các hoạt động bổ trợ Sau khi xác định được mục tiêu và hoạt động chính, giáo viên xây dựng các hoạt động bổ trợ tùy theo độ phù hợp và nội dung các mảnh ghép đã lựa chọn. Các ví dụ tiêu biểu là:
    • Hoạt động giới thiệu/gợi mở;
    • Hoạt động suy ngẫm của tiết;
    • Bài tập về nhà.
    Đảm bảo thời gian dạy hợp lý Dù các “mảnh ghép” hoạt động có gợi ý cho từng hoạt động, từng bước, giáo viên vẫn phải chủ động điều chỉnh khung thời gian cho các hoạt động để đảm bảo thích hợp nhất cho đặc thù của lớp mình.
    Chuẩn bị tài liệu Tài liệu có sẵn không phải khi nào cũng thích hợp với tất cả các lớp, tất cả giáo viên, tất cả trường hợp, vì thế giáo viên phải phối hợp sớm với BGH để bổ sung/ Việt hóa tài liệu thích hợp nhất với những học sinh của mình.
    Thiết kế mảnh ghép hoạt động riêng Ngoài ra, giáo viên có quyền (và nên nếu không có phương án tối ưu) thiết kế lại hoàn toàn một mảnh ghép của riêng mình, miễn sao:
    • Đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu & sản xuất được đúng tiêu chí đánh giá được đặt ra;
    • Hợp với khung thời gian được định sẵn bởi mục tiêu;
    • CBQL của thầy/cô chấp thuận
    Thiết kế, điều chỉnh cách dạy dựa trên Đánh giá Quá trình Trên hết, giáo viên cần theo dõi hành trình học tập của từng học sinh và điều chỉnh để việc dạy & học phục vụ các con tốt nhất có thể.

    Những tài liệu & hướng dẫn mà PCT đưa ra đều dành cho đối tượng người đọc là GV, do đó từ ngữ sử dụng sẽ rất chi tiết, cụ thể và có độ khó nhất định, không phù hợp để cung cấp trực tiếp cho HS. GV là người chịu trách nhiệm cuối cùng trong việc truyền tải những nội dung này cho HS, do đó GV cần cân nhắc việc đơn giản hóa từ ngữ cho những nội dung như:

    • thuật ngữ trong Khung Chương trình & Thư viện Tài nguyên;
    • hệ thống câu hỏi tiết học;
    • mục tiêu và tiêu chí;
    • rubric đánh giá.

    để đảm bảo HS ở lứa tuổi mà mình dạy thực sự hiểu những nội dung đó.


    3.2 Yêu cầu về GA 3.2.1 Liên quan tới việc kiểm duyệt GA, “đạt yêu cầu” được hiểu là kiến thức chuyên môn trong GA được trình bày phù hợp, hiệu quả về mặt sư phạm, đúng với định hướng của khung chương trình và đảm bảo đầy đủ các nội dung như sau:

    (1) Chủ đề học tập

    (2) Thời điểm và thời lượng

    (3) Mục tiêu tiết học (tương ứng hoặc là một phần nhỏ của mục tiêu bài)

    (4) Tiêu chí thành công của từng mục tiêu tiết học

    (5) Các tài liệu, dụng cụ dạy học, CSVC cần thiết

    (6) Mô tả các hoạt động và thời gian thực hiện từng hoạt động học tập 3.2.2 GA được định dạng theo các cấu phần trên phần mềm curriculum mapping hoặc file Word/Google Doc với template đáp ứng các yêu cầu ở mục 3.2.1 (có thể thêm các nội dung khác nếu cần).

    3.2.3 Các GA đăng kí trên phần mềm curriculum mapping đều phải cung cấp đầy đủ các thông tin:

    (1) Các mục tiêu bài được kì vọng giải quyết trong GA

    (2) Đặc tính của GA theo mẫu có sẵn (tiết lý thuyết/ thực hành, có hoạt động nhóm, dự án độc lập, …)

    (3) Mô tả về GA

    (4) Đường link đến bản chính của GA (nếu có) và các tài liệu bổ sung (nếu có)



    Kế hoạch hóa Đánh giá quá trình

    🔎 Xem thêm: Đánh giá nhằm phục vụ học tậpĐánh giá học tập trong GCED để hiểu thêm ý nghĩa của công việc này

    🔎 Xem thêm: Đánh giá Quá trình, Hướng dẫn Đánh giá Quá trìnhNhật ký Học tập (LJJ) để có hướng dẫn cụ thể cách thực hiện quá trình này

    Để thực hiện GCED một cách hiệu quả, GV cần có phương án theo dõi quá trình và mức độ tiếp thu học tập của HS mỗi tiết, tuần, tháng v.v. (còn được gọi là Đánh giá Quá trình). Việc có phương án đồng hành với HS một cách bài bản, mang tính kế hoạch giúp GV phản hồi kịp thời đưa ra phản hồi và giúp HS cải thiện kết quả học tập.

    Kế hoạch Đánh giá Quá trình nên xoay quanh việc sản xuất và sử dụng bằng chứng học tập để cải thiện chất lượng dạy & học.

    Nhật ký Hành trình Học tập (Learning Journey Journal - “LJJ”) của học sinh và Nhật ký Giảng dạy của giáo viên là những nơi lưu trữ chính của những bằng chứng học tập xuyên suốt năm học.

    Làm việc cá nhân hoặc cùng với tổ chuyên môn, GV cần lên được kế hoạch để trả lời được những câu hỏi sau:

    1. Làm sao để đánh giá quá trình xảy ra ở từng tiết học?
    2. Có những cách nào để đánh giá quá trình? (tham khảo 1 số cách tại đây [1])
    3. Tần suất kiểm tra LJJ ra sao?
    4. Làm sao để lưu trữ và sắp xếp khoa học kết quả đánh giá quá trình của từng học sinh?

    Để dễ dàng cho việc kiểm soát chất lượng LJJ sau này, GV nên giữ một danh sách bao gồm những nội dung HS được yêu cầu viết vào LJJ của từng bài, cũng như tài liệu, phiếu bài tập đã được phát. Đây có thể trở thành 1 checklist phát cho HS để con tự đối chiếu và bổ sung những phần con còn thiếu trong LJJ.

    Giúp học sinh luôn trong tư thế sẵn sàng

    Để HS có thể chuẩn bị cho những thử thách của Chương trình, các em sẽ cần được biết yêu cầu và nhiệm vụ của mình xuyên suốt năm học.

    Vì vậy, trách nhiệm của GV là lên kế hoạch truyền đạt yêu cầu và chuẩn bị cho HS của mình từ đầu. Lưu ý rằng hiện tại, Khung chương trình chỉ đang bao gồm nội dung chính của môn học - chưa có những phần phụ nhưng không thể thiếu khác. GV nên linh hoạt tìm thời gian để thực hiện các công việc này với lớp. Các phần phụ này bao gồm:

    • Giới thiệu các loại rubric;
    • Nhắc nhở cho học sinh về những kỳ đánh giá/ những công việc sắp tới;
    • Ôn tập (nếu cần thiết);
    • Giới thiệu chương: mối liên hệ giữa lăng kínhChủ đề trọng tâm.

    Phát triển kỹ năng của học sinh

    🔎 Xem thêm: Ma trận GCED để hiểu rõ hơn về việc các kỹ năng trong GCED được hệ thống hoá như thế nào, trình tự học giữa các khối ra sao

    🔎 Xem thêm: Đánh giá Quá trình để có hướng dẫn cụ thể cách thực hiện Đánh giá Quá trình. Tuy nhiên đây chỉ là hướng dẫn chung; GV vẫn phải tìm cách áp dụng những nguyên lý đó vào kỹ năng & thái độ

    Lớp học GCED không phải là một lớp học truyền thống, nơi giáo viên đơn giản chỉ chuyển giao lại các kiến thức thô cho HS thông qua bài giảng hoặc sách vở.

    Nhiệm vụ của giáo án
    • Nắm rõ yêu cầu về kỹ năng & phẩm chất của khối mình dạy. Yêu cầu có gì khác với khối trên và khối dưới? Nếu có trùng lặp thì giáo viên sẽ cùng làm việc với các đồng nghiệp dạy khác khối để có phương án phân hoá.
    • Từ các Mục tiêu & Tiêu chí (Khung Chương trình) mỗi tiết học và chuẩn đầu ra của kỹ năng & phẩm chất (Ma trận) của khối, GV xác định và lên kế hoạch những bài học có thể lồng ghép kỹ năng và phẩm chất.
    • “Lồng ghép” ở đây được hiểu đơn giản là “Liệu khi HS thực hiện các hoạt động, bài tập, hay tiếp thu các tài liệu, các con có đang sử dụng và phát triển các kỹ năng mong đợi hay không?
    Lưu ý :
  • “Tích hợp” là từ khoá khi nói về việc GV thiết kế các trải nghiệm giúp học sinh áp dụng các kỹ năng và rèn luyện các thái độ. Đó có nghĩa GV tránh dành thời gian của tiết để thực hiện những bài tập mà không trực tiếp giúp học sinh hiểu biết thêm về chủ đề của tiết/ chương hoặc sử dụng các kiến thức GCED đã học
  • Việc dạy kỹ năng và phẩm chất không được tách rời với kiến thức được truyền tải trong 1 tiết/chương. Các kỹ năng, thái độ GV muốn rèn cho HS trong một tiết luôn luôn cần có mối liên hệ mật thiết với kiến thức trong tiết đó, và việc dạy kỹ năng phải được lồng ghép một cách nhuần nhuyễn trong các bài học
    • Kết hợp với Đánh giá Quá trình: Nếu có nghiêm túc làm gì thì cũng phải có cách xác định mức độ hiệu quả. Vì thế, cho nhiệm vụ phát triển kỹ năng, GV sẽ phải thiết kế những phương pháp đo đạc mức độ đạt mục tiêu đối với kỹ năng và thái độ (đó có nghĩa là thu thập bằng chứng học tập). Đương nhiên, công việc này phụ thuộc vào cách hiểu các kỹ năng & thái độ của từng người, cũng như sở trường của từng GV và đặc thù của lớp họ dạy.
    Lưu ý :
  • GV không nhất thiết phải trình bày và giải thích kỹ năng cho học sinh nếu bản chất kỹ năng được tích hợp một cách nhịp nhàng vào bài học
  • Nghiêm cấm việc ép học sinh thuộc lòng tên/ miêu tả các kỹ năng.
  • Việc quan trọng nhất là học sinh có khả năng thực hiện một cách có chủ đích những kỹ năng này thay vì có biết tên nó hay không.
  • Các nội dung được dạy trong Chương trình GCED chỉ thực sự hiệu quả nếu như học sinh đồng thời phát triển song song các kỹ năng và phẩm chất của một Công dân Toàn cầu (được yêu cầu trong Ma trận GCED).

    Kết hợp với Đánh giá Quá trình: Nếu có nghiêm túc làm gì thì cũng phải có cách xác định mức độ hiệu quả. Vì thế, cho nhiệm vụ phát triển kỹ năng, GV sẽ phải thiết kế những phương pháp đo đạc mức độ đạt mục tiêu đối với kỹ năng và thái độ (đó có nghĩa là thu thập bằng chứng học tập). Đương nhiên, công việc này phụ thuộc vào cách hiểu các kỹ năng & thái độ của từng người, cũng như sở trường của từng GV và đặc thù của lớp họ dạy.

    Viết nhật ký giảng dạy

    Một trong những mục tiêu lớn nhất của môn GCED là giúp GV phát triển chuyên môn, từng bước đạt được chuẩn mực quốc tế trong dạy và học. Để quá trình đó diễn ra một cách hiệu quả, GV được khuyến khích nên sở hữu cho mình một Nhật ký giảng dạy GCED, tương tự như Nhật ký Học tập (LJJ) của học sinh. Đây là cơ sở để đánh giá phát triển cá nhân; GV có thể nhận xét quá trình học tập của chính mình hoặc của GV khác.

    Nội dung đề xuất của Nhật ký Giảng dạy
    • Các nghiên cứu về môn học (kiến thức/ tài liệu về các chủ đề, các phương pháp giảng dạy, v.v);
    • Ý tưởng triển khai các phương pháp dạy học mới;
    • Kế hoạch cá nhân để cải thiện công tác giảng dạy;
    • Kế hoạch phát triển kỹ năng và phẩm chất cho HS (nêu rõ mục tiêu, tiêu chí đánh giá, kết quả, và suy ngẫm)
    • Bất kỳ tài liệu, ghi chép, suy ngẫm nào liên quan đến quá trình giảng dạy GCED;
    • Phiếu đánh giá demo (nếu thực hiện demo), phiếu/ thư phản hồi từ các tiết dự giờ góp ý.
    • COT các tiết được dự giờ đánh giá.
    Các yêu cầu đối với Nhật ký Giảng dạy
  • Có tính hệ thống, kế hoạch, dựa vào dữ liệu và bằng chứng.
  • Dùng thường xuyên, lưu trữ tài liệu feedback từ đồng nghiệp và CBQL đầy đủ;
  • Có suy ngẫm, đúc kết, rút kinh nghiệm;
  • Nêu ra được lộ trình phát triển cá nhân dựa trên feedback và suy ngẫm;
  • GV có khả năng chỉ vào Nhật ký Giảng dạy của mình và trình bày cho đồng nghiệp, BGH, PCT về quá trình học tập của họ.
  • Giá trị của Nhật ký Giảng dạy đối với CBQL và PCT

    Đây sẽ là cơ sở để CBQL và PCT hiểu hơn về GV ngoài các buổi dự giờ, có khả năng đánh giá quá trình (để feedback, hướng dẫn, đào tạo) cũng như đánh giá tổng thể vào cuối kỳ, cuối năm. Nhật ký Giảng dạy sẽ giảm bớt công việc cho cả GV lẫn CBQL trong quá trình quản lý, đánh giá, và định hướng, đồng thời cũng phù hợp với tinh thần đổi mới sư phạm của bộ môn GCED.

    Sử dụng COT

    🔎 Xem thêm: GCED COT (Classroom Observation Tool)

    COT (Classroom Observation Tool) là công cụ phục vụ cho việc quan sát và đánh giá tiết học dựa trên hệ thống các tiêu chí (có/không) và đánh giá cuối cùng của một tiết COT là điểm tổng của tất cả các tiêu chí được đưa ra.

    Sau mỗi tiết được dự giờ bời BGH hay PCT hay các GV khác, GV khi đọc lại COT sẽ biết rõ năng lực của mình được đánh giá như thế nào từ đó rút ra được những phần mình đã làm được/chưa làm được để có cách khắc phục hoặc thay đổi để cải thiện chất lượng tiết học hơn nữa.

    Ngoài ra GV dùng COT để tham gia dự giờ và đánh giá những GV khác từ đó có sự đối chiếu, rút kinh nghiệm cho bản thân và học hỏi lẫn nhau giữa các GV

    Hướng dẫn triển khai các giai đoạn quan trọng của môn học

    🔎 Xem thêm: Timeline các chương học của GCED

    Nguồn tham khảo

    Lỗi chú thích: Thẻ <ref> được định nghĩa trong <references> có tên “đây” không có nội dung.