Hướng dẫn giáo viên

Từ GCED
Phiên bản vào lúc 08:14, ngày 4 tháng 11 năm 2019 của Vinschool admin (thảo luận | đóng góp)

Giáo viên là phần thiết yếu trong thành công của mọi chương trình. Vì vậy, việc GV nắm rõ vai trò, trách nhiệm và yêu cầu nên được đặt hàng đầu. Tuy nhiên, GV nên hiểu đây là quá trình học hỏi, luôn cần nỗ lực của mọi bên để phát triển khả năng chuyên môn của mình.

Dù cá nhân GV đều có trách nhiệm để hoàn thành các nhiệm vụ trong được nêu ra trong Cẩm nang, GV cũng nên hiểu rằng mình sẽ luôn nhận được hỗ trợ từ CBQL của mình

Khái niệm hình mẫu giáo viên GCED

📙 Bài chi tiết: Khái niệm hình mẫu giáo viên GCED

GCED là một phần trong nỗ lực nâng chuẩn của Vinschool, vì vậy mong đợi cho vai trò và công việc của một GV rất đặc thù, có thể khá khác với những gì truyền thống ở lớp học Việt Nam. Họ là những giáo viên nắm rõ được sự thay đổi trong mục tiêu giáo dục rằng học sinh không chỉ cần học tốt, học thuộc kiến thức mà còn cần được trang bị những kĩ năng và phẩm chất của thế kỉ 21.

Giáo viên GCED cần nắm chắc lý thuyết để chủ động tự tìm hiểu, truy vấn các vấn đề trong trường hợp chưa được làm rõ trong chương trình. Nguồn tài liệu cung cấp có hạn và chắc chắn không thể phục vụ được nhu cầu của tất cả GV, vậy nên GV cần tự xác định được lỗ hổng kiến thức của mình ở đâu và chủ động lên phương án bù đắp các lỗ hổng đó.

Nhiệm vụ của Giáo viên

Lắp ghép giáo án

📙 Bài chi tiết: Lắp ghép giáo án

Sản phẩm bàn giao của GCED không bao gồm giáo án hoàn thiện như những môn học mới khác vì Nhà trường đã trải qua một năm kinh nghiệm, không nên phụ thuộc vào việc có sẵn giáo án. Thay vào đó, giáo viên sẽ tự mình “lắp ghép" thành giáo án hoàn thiện từ hiểu biết của chính mình về định hướng của Khung Chương trình cũng như những thông tin cho sẵn.

Thư viện Tài nguyên chỉ mang tính chất tham khảo. Giáo viên vẫn phải có khả năng tự xây dựng giáo án dựa trên Khung Chương trình.

Hoàn chỉnh giáo án

🔎 Xem thêm: Thư viện tài nguyên & "mảnh ghép"

Công việc của giáo viên không dừng lại ở việc “lắp ghép” nội dung cho sẵn một cách thụ động. Sau khi đã ghép thông tin có sẵn vào template, giáo viên cần phải thực hiện những công việc như sau để có giáo án hoàn thiện:

Xây dựng các hoạt động bổ trợ Sau khi xác định được mục tiêu và hoạt động chính, giáo viên xây dựng các hoạt động bổ trợ tùy theo độ phù hợp và nội dung các mảnh ghép đã lựa chọn. Các ví dụ tiêu biểu là:
  • Hoạt động giới thiệu/gợi mở;
  • Hoạt động suy ngẫm của tiết;
  • Bài tập về nhà.
Đảm bảo thời gian dạy hợp lý Dù các “mảnh ghép” hoạt động có gợi ý cho từng hoạt động, từng bước, giáo viên vẫn phải chủ động điều chỉnh khung thời gian cho các hoạt động để đảm bảo thích hợp nhất cho đặc thù của lớp mình.
Chuẩn bị tài liệu Tài liệu có sẵn không phải khi nào cũng thích hợp với tất cả các lớp, tất cả giáo viên, tất cả trường hợp, vì thế giáo viên phải phối hợp sớm với BGH để bổ sung/ Việt hóa tài liệu thích hợp nhất với những học sinh của mình.
Thiết kế mảnh ghép hoạt động riêng Ngoài ra, giáo viên có quyền (và nên nếu không có phương án tối ưu) thiết kế lại hoàn toàn một mảnh ghép của riêng mình, miễn sao:
  • Đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu & sản xuất được đúng tiêu chí đánh giá được đặt ra;
  • Hợp với khung thời gian được định sẵn bởi mục tiêu;
  • CBQL của thầy/cô chấp thuận.

    🔎 Xem thêm: Thiết kế “mảnh ghép” để hiểu thêm về CBQL sẽ đồng hành với mình như thế nào

Thiết kế, điều chỉnh cách dạy dựa trên Đánh giá Quá trình Trên hết, giáo viên cần theo dõi hành trình học tập của từng học sinh và điều chỉnh để việc dạy & học phục vụ các con tốt nhất có thể.

🔎 Xem thêm: Hướng dẫn đánh giá quá trình để biết cách thu nhập và sử dụng Đánh giá quá trình

Kế hoạch hóa Đánh giá quá trình

🔎 Xem thêm: Đánh giá nhằm phục vụ học tậpĐánh giá học tập trong GCED để hiểu thêm ý nghĩa của công việc này

🔎 Xem thêm: Đánh giá Quá trìnhNhật ký Học tập (LJJ) để có hướng dẫn cụ thể cách thực hiện quá trình này

Để thực hiện GCED một cách hiệu quả, GV cần có phương án theo dõi quá trình và mức độ tiếp thu học tập của HS mỗi tiết, tuần, tháng v.v. (còn được gọi là Đánh giá Quá trình). Việc có phương án đồng hành với HS một cách bài bản, mang tính kế hoạch giúp GV phản hồi kịp thời đưa ra phản hồi và giúp HS cải thiện kết quả học tập.

Kế hoạch Đánh giá Quá trình nên xoay quanh việc sản xuất và sử dụng bằng chứng học tập để cải thiện chất lượng dạy & học.

Nhật ký Hành trình Học tập (Learning Journey Journal - “LJJ”) của học sinh và Nhật ký Giảng dạy của giáo viên là những nơi lưu trữ chính của những bằng chứng học tập xuyên suốt năm học.

Làm việc cá nhân hoặc cùng với tổ chuyên môn, GV cần lên được kế hoạch để trả lời được những câu hỏi sau:

  1. Làm sao để đánh giá quá trình xảy ra ở từng tiết học?
  2. Có những cách nào để đánh giá quá trình? (tham khảo 1 số cách tại đây [1])
  3. Tần suất kiểm tra LJJ ra sao?
  4. Làm sao để lưu trữ và sắp xếp khoa học kết quả đánh giá quá trình của từng học sinh?

Để dễ dàng cho việc kiểm soát chất lượng LJJ sau này, GV nên giữ một danh sách bao gồm những nội dung HS được yêu cầu viết vào LJJ của từng bài, cũng như tài liệu, phiếu bài tập đã được phát. Đây có thể trở thành 1 checklist phát cho HS để con tự đối chiếu và bổ sung những phần con còn thiếu trong LJJ.

Giúp học sinh luôn trong tư thế sẵn sàng

Để HS có thể chuẩn bị cho những thử thách của Chương trình, các em sẽ cần được biết yêu cầu và nhiệm vụ của mình xuyên suốt năm học.

Vì vậy, trách nhiệm của GV là lên kế hoạch truyền đạt yêu cầu và chuẩn bị cho HS của mình từ đầu. Lưu ý rằng hiện tại, Khung chương trình chỉ đang bao gồm nội dung chính của môn học - chưa có những phần phụ nhưng không thể thiếu khác. GV nên linh hoạt tìm thời gian để thực hiện các công việc này với lớp. Các phần phụ này bao gồm:

  • Giới thiệu các loại rubric;
  • Nhắc nhở cho học sinh về những kỳ đánh giá/ những công việc sắp tới;
  • Ôn tập (nếu cần thiết);
  • Giới thiệu chương: mối liên hệ giữa lăng kính và Chủ đề trọng tâm.

Phát triển kỹ năng của học sinh

🔎 Xem thêm: Ma trận GCED để hiểu rõ hơn về việc các kỹ năng trong GCED được hệ thống hoá như thế nào, trình tự học giữa các khối ra sao

🔎 Xem thêm: Đánh giá Quá trình để có hướng dẫn cụ thể cách thực hiện Đánh giá Quá trình. Tuy nhiên đây chỉ là hướng dẫn chung; GV vẫn phải tìm cách áp dụng những nguyên lý đó vào kỹ năng & thái độ

Lớp học GCED không phải là một lớp học truyền thống, nơi giáo viên đơn giản chỉ chuyển giao lại các kiến thức thô cho HS thông qua bài giảng hoặc sách vở.

Nhiệm vụ của giáo án
  • Nắm rõ yêu cầu về kỹ năng & phẩm chất của khối mình dạy. Yêu cầu có gì khác với khối trên và khối dưới? Nếu có trùng lặp thì giáo viên sẽ cùng làm việc với các đồng nghiệp dạy khác khối để có phương án phân hoá.
  • Từ các Mục tiêu & Tiêu chí (Khung Chương trình) mỗi tiết học và chuẩn đầu ra của kỹ năng & phẩm chất (Ma trận) của khối, GV xác định và lên kế hoạch những bài học có thể lồng ghép kỹ năng và phẩm chất.
  • “Lồng ghép” ở đây được hiểu đơn giản là “Liệu khi HS thực hiện các hoạt động, bài tập, hay tiếp thu các tài liệu, các con có đang sử dụng và phát triển các kỹ năng mong đợi hay không?
Tập tin:Notice.png
Lưu ý:
  1. “Tích hợp” là từ khoá khi nói về việc GV thiết kế các trải nghiệm giúp học sinh áp dụng các kỹ năng và rèn luyện các thái độ. Đó có nghĩa GV tránh dành thời gian của tiết để thực hiện những bài tập mà không trực tiếp giúp học sinh hiểu biết thêm về chủ đề của tiết/ chương hoặc sử dụng các kiến thức GCED đã học
  2. Việc dạy kỹ năng và phẩm chất không được tách rời với kiến thức được truyền tải trong 1 tiết/chương. Các kỹ năng, thái độ GV muốn rèn cho HS trong một tiết luôn luôn cần có mối liên hệ mật thiết với kiến thức trong tiết đó, và việc dạy kỹ năng phải được lồng ghép một cách nhuần nhuyễn trong các bài học
  • Kết hợp với Đánh giá Quá trình: Nếu có nghiêm túc làm gì thì cũng phải có cách xác định mức độ hiệu quả. Vì thế, cho nhiệm vụ phát triển kỹ năng, GV sẽ phải thiết kế những phương pháp đo đạc mức độ đạt mục tiêu đối với kỹ năng và thái độ (đó có nghĩa là thu thập bằng chứng học tập). Đương nhiên, công việc này phụ thuộc vào cách hiểu các kỹ năng & thái độ của từng người, cũng như sở trường của từng GV và đặc thù của lớp họ dạy.
Tập tin:Notice.png
Lưu ý:
  1. GV không nhất thiết phải trình bày và giải thích kỹ năng cho học sinh nếu bản chất kỹ năng được tích hợp một cách nhịp nhàng vào bài học
  2. Nghiêm cấm việc ép học sinh thuộc lòng tên/ miêu tả các kỹ năng.
  3. Việc quan trọng nhất là học sinh có khả năng thực hiện một cách có chủ đích những kỹ năng này thay vì có biết tên nó hay không.

Các nội dung được dạy trong Chương trình GCED chỉ thực sự hiệu quả nếu như học sinh đồng thời phát triển song song các kỹ năng và phẩm chất của một Công dân Toàn cầu (được yêu cầu trong Ma trận GCED).

Kết hợp với Đánh giá Quá trình: Nếu có nghiêm túc làm gì thì cũng phải có cách xác định mức độ hiệu quả. Vì thế, cho nhiệm vụ phát triển kỹ năng, GV sẽ phải thiết kế những phương pháp đo đạc mức độ đạt mục tiêu đối với kỹ năng và thái độ (đó có nghĩa là thu thập bằng chứng học tập). Đương nhiên, công việc này phụ thuộc vào cách hiểu các kỹ năng & thái độ của từng người, cũng như sở trường của từng GV và đặc thù của lớp họ dạy.

Nhật ký giảng dạy

Một trong những mục tiêu lớn nhất của môn GCED là giúp GV phát triển chuyên môn, từng bước đạt được chuẩn mực quốc tế trong dạy và học. Để quá trình đó diễn ra một cách hiệu quả, GV được khuyến khích nên sở hữu cho mình một Nhật ký giảng dạy GCED, tương tự như Nhật ký Học tập (LJJ) của học sinh. Đây là cơ sở để đánh giá phát triển cá nhân; GV có thể nhận xét quá trình học tập của chính mình hoặc của GV khác.

Nhật ký Giảng dạy bao gồm
  • Các nghiên cứu về môn học (kiến thức/ tài liệu về các chủ đề, các phương pháp giảng dạy, v.v);
  • Ý tưởng triển khai các phương pháp dạy học mới;
  • Kế hoạch cá nhân để cải thiện công tác giảng dạy;
  • Kế hoạch phát triển kỹ năng và phẩm chất cho HS (nêu rõ mục tiêu, tiêu chí đánh giá, kết quả, và suy ngẫm)
  • Bất kỳ tài liệu, ghi chép, suy ngẫm nào liên quan đến quá trình giảng dạy GCED;
  • Phiếu đánh giá demo (nếu thực hiện demo), phiếu/ thư phản hồi từ các tiết dự giờ góp ý.
  • COT các tiết được dự giờ đánh giá.
Các yêu cầu đối với Nhật ký Giảng dạy
  • Có tính hệ thống, kế hoạch, dựa vào dữ liệu và bằng chứng.
  • Dùng thường xuyên, lưu trữ tài liệu feedback từ đồng nghiệp và CBQL đầy đủ;
  • Có suy ngẫm, đúc kết, rút kinh nghiệm;
  • Nêu ra được lộ trình phát triển cá nhân dựa trên feedback và suy ngẫm;
  • GV có khả năng chỉ vào Nhật ký Giảng dạy của mình và trình bày cho đồng nghiệp, BGH, PCT về quá trình học tập của họ.
Giá trị của Nhật ký Giảng dạy đối với CBQL và PCT

Đây sẽ là cơ sở để CBQL và PCT hiểu hơn về GV ngoài các buổi dự giờ, có khả năng đánh giá quá trình (để feedback, hướng dẫn, đào tạo) cũng như đánh giá tổng thể vào cuối kỳ, cuối năm. Nhật ký Giảng dạy sẽ giảm bớt công việc cho cả GV lẫn CBQL trong quá trình quản lý, đánh giá, và định hướng, đồng thời cũng phù hợp với tinh thần đổi mới sư phạm của bộ môn GCED.

Đây sẽ là cơ sở để CBQL và PCT hiểu hơn về GV ngoài các buổi dự giờ, có khả năng đánh giá quá trình (để feedback, hướng dẫn, đào tạo) cũng như đánh giá tổng thể vào cuối kỳ, cuối năm. Nhật ký Giảng dạy sẽ giảm bớt công việc cho cả GV lẫn CBQL trong quá trình quản lý, đánh giá, và định hướng, đồng thời cũng phù hợp với tinh thần đổi mới sư phạm của bộ môn GCED.

Nguồn tham khảo

E1a. Khái niệm hình mẫu giáo viên GCED

E1b. Nhiệm vụ: Lắp ghép giáo án

E1c. Nhiệm vụ: Hoàn chỉnh giáo án

E1d. Nhiệm vụ: Kế hoạch hóa Đánh giá quá trình

E1e. Nhiệm vụ: Giúp học sinh luôn trong tư thế sẵn sàng

E1f. Nhiệm vụ: Phát triển kỹ năng của học sinh

E1g. Nhiệm vụ: Nhật ký giảng dạy