Hướng dẫn giáo viên
Giáo viên là phần thiết yếu trong thành công của mọi chương trình. Vì vậy, việc GV nắm rõ vai trò, trách nhiệm và yêu cầu nên được đặt hàng đầu. Tuy nhiên, GV nên hiểu đây là quá trình học hỏi, luôn cần nỗ lực của mọi bên để phát triển khả năng chuyên môn của mình.
Dù cá nhân GV đều có trách nhiệm để hoàn thành các nhiệm vụ trong được nêu ra trong Cẩm nang, GV cũng nên hiểu rằng mình sẽ luôn nhận được hỗ trợ từ CBQL của mình
Khái niệm hình mẫu giáo viên GCED
GCED là một phần trong nỗ lực nâng chuẩn của Vinschool, vì vậy mong đợi cho vai trò và công việc của một GV rất đặc thù, có thể khá khác với những gì truyền thống ở lớp học Việt Nam. Họ là những giáo viên nắm rõ được sự thay đổi trong mục tiêu giáo dục rằng học sinh không chỉ cần học tốt, học thuộc kiến thức mà còn cần được trang bị những kĩ năng và phẩm chất của thế kỉ 21.
Giáo viên GCED cần nắm chắc lý thuyết để chủ động tự tìm hiểu, truy vấn các vấn đề trong trường hợp chưa được làm rõ trong chương trình. Nguồn tài liệu cung cấp có hạn và chắc chắn không thể phục vụ được nhu cầu của tất cả GV, vậy nên GV cần tự xác định được lỗ hổng kiến thức của mình ở đâu và chủ động lên phương án bù đắp các lỗ hổng đó.
- Đóng vai trò điều phối trong lớp học: học sinh là trọng tâm của lớp học; GV không phải người truyền đạt kiến thức đơn thuần;
- Tôn trọng ý kiến của HS: tạo điều kiện cho HS thể hiện ý kiến cá nhân và cởi mở với những ý kiến đó;
- Tin tưởng vào khả năng của HS: cho phép HS học qua “trải nghiệm và sai sót" (trials and errors) & phát triển theo khả năng của mình.
- Làm chủ những gì mình đang dạy: chủ động tìm hiểu và có kiến thức nền về những nội dung học của HS.
- Đặt lợi ích của HS lên trên hết: GCED yêu cầu HS vượt qua những thử thách của bản thân, vì vậy Chương trình không chấp nhận những biểu hiện giúp GV quản lý dễ hơn nhưng bất lợi cho HS về mặt lâu dài, ví dụ như làm hộ, làm giúp, lên kế hoạch giúp, v.v.
- Coi trọng thử thách: xem những thử thách là cơ hội để phát triển chuyên môn cho cá nhân để vươn tầm quốc tế.
- Có tư duy hướng tới giải pháp: khi gặp khó khăn, tập trung tìm ra cách giải quyết thông minh, hiệu quả.
- Có tinh thần tập thể: giúp đỡ đồng nghiệp, cùng nhau giải quyết những vấn đề bằng sức mạnh tập thể, luôn coi kinh nghiệm của mình là tài sản cần được chia sẻ.
GV phải nắm đúng cách hiểu, tiếp cận và truyền thông về Chương trình GCED:
- Giáo viên GCED phải có khả năng giới thiệu và giải thích về môn GCED cho một người chưa biết gì về môn học (ví dụ như phụ huynh, HS, hoặc giáo viên khác)
- GCED là môn học cung cấp kiến thức, kỹ năng cần thiết cho HS để trở thành công dân toàn cầu, dễ dàng hòa nhập với bạn bè thế giới.
- GCED là “tiếp nối của CP và SL”: là sự kết hợp giữa 2 môn học của năm vừa rồi nhưng có những điểm cải tiến rõ rệt so với mỗi môn đơn lẻ. Tinh thần 2 môn sẽ được giữ nguyên, nhưng cách làm và nội dung sẽ có rất nhiều thay đổi. Tuy nhiên, nên tránh so sánh quá nhiều hay sa vào lối mòn của 2 chương trình cũ.
- GCED gồm 2 cấu phần: Nghiên cứu và Hành động. Nghiên cứu là nền tảng cho Hành động, Hành động giúp Nghiên cứu trở nên có ý nghĩa. Cuối cấu phần Hành động sẽ có Suy ngẫm, hoàn thiện quá trình Học - Làm - Học của môn.
- Giáo viên GCED có sự tự do trong việc giảng dạy và cần sử dụng sự tự do đó một cách hiệu quả. GV GCED có toàn quyền chỉnh sửa hoạt động dựa trên khung chương trình nếu điều đó phục vụ HS tốt hơn. BGH và PCT sẽ không chấp nhận những trường hợp GV không hiểu kỹ chương trình, mục tiêu, hay tiêu chí nên sử dụng giáo án được thống nhất/có sẵn để lên lớp dạy cho HS. Hiệu quả của hoạt động với học sinh mới là quan trọng nhất, không phải nội dung được viết sẵn.
Giáo viên GCED cần nắm chắc lý thuyết để chủ động tự tìm hiểu, truy vấn các vấn đề trong trường hợp chưa được làm rõ trong chương trình. Nguồn tài liệu cung cấp có hạn và chắc chắn không thể phục vụ được nhu cầu của tất cả GV, vậy nên GV cần tự xác định được lỗ hổng kiến thức của mình ở đâu và chủ động lên phương án bù đắp các lỗ hổng đó
Nhiệm vụ của Giáo viên
Lắp ghép giáo án
Sản phẩm bàn giao của GCED không bao gồm giáo án hoàn thiện như những môn học mới khác vì Nhà trường đã trải qua một năm kinh nghiệm, không nên phụ thuộc vào việc có sẵn giáo án. Thay vào đó, giáo viên sẽ tự mình “lắp ghép" thành giáo án hoàn thiện từ hiểu biết của chính mình về định hướng của Khung Chương trình cũng như những thông tin cho sẵn.
Thư viện Tài nguyên chỉ mang tính chất tham khảo. Giáo viên vẫn phải có khả năng tự xây dựng giáo án dựa trên Khung Chương trình.
Mục tiêu của cách tiếp cận này là để giáo viên làm chủ giáo án của mình, thấu hiểu rằng giảng dạy nên bắt đầu từ mục tiêu và nắm rõ cách đạt mục tiêu đó, thay vì bị chi phối bởi giáo án làm sẵn. Như vậy HS mới có được trải nghiệm học tập tốt nhất, thầy cô chắc chắn cũng sẽ thấy được sự phát triển trong khả năng giảng dạy của bản thân.
Team xây dựng chương trình sẽ tổ chức đào tạo để trang bị cho thầy/cô những kiến thức cơ bản nhất về GCED, tuy nhiên nếu vẫn cảm thấy chưa rõ, thầy/cô cần chủ động:
- Phát triển chuyên môn;
- Xây dựng kiến thức về chủ đề;
- Trau dồi kỹ năng của mình thông qua việc tự tìm hiểu hoặc yêu cầu thêm các buổi sinh hoạt chuyên môn, đào tạo bởi BGH hoặc những người am hiểu chương trình.
3 công cụ chính được dùng khi lắp ghép giáo án
- Tổng Quan: Giáo án này nằm đâu trong Khung Chương trình?
- Mục tiêu & Tiêu chí đánh giá: Mục tiêu học tập của giáo án này là gì? (lấy từ Khung Chương trình).
- Tiến trình: “Kịch bản chính” cho tiết. Các hoạt động được phân phối theo mục tiêu, nhằm tạo ra bằng chứng học tập được nêu ra bởi tiêu chí. Giáo viên tự xây dựng hoạt động giới thiệu, tổng kết/suy ngẫm cuối tiết và bài tập về nhà.
Rút kinh nghiệm & Đánh giá: Giáo viên suy ngẫm về hiệu quả của tiết học sau khi thực hiện, chia sẻ với tổ trong hoạt động chuyên môn.
Khung Chương trình giúp cho Nhà trường và Giáo viên nắm rõ phân phối, định hướng và mong đợi của khóa học (course), cũng như từng chương (unit) và tiết (lesson). Tất cả Khung Chương trình (bố trí theo khối) đều có thể được tìm thấy trong Kho tài liệu GCED.
Chương trình GCED sử dụng Hệ thống mã hóa (ID code) để “đặt tên” cho tất cả tiết học, mục tiêu và tiêu chí của từng tiết được sử dụng trong các giáo án. Hệ thống này được tả kỹ ở trong OM.
Đây là Khung Chương trình mẫu cho khối 1, Chủ đề trọng tâm là Bản sắc riêng và Sự đa dạng (Identity and Diversity).Khung Chương trình được xây dựng theo phương pháp backward design, tức bắt đầu từ đầu ra cuối cùng rồi sau đó phân chia thành các mục tiêu nhỏ. File có 3 cấu phần chính, chia ra 3 sheets:Sheet I. Chuẩn đầu raSheet I. Chuẩn đầu ra (learning standards) miêu tả mong đợi về những gì học sinh GCED sẽ biết và làm được sau khi học xong khóa GCED của năm đó.
Sheet II. Khung câu hỏi
Từ những mong đợi của chuẩn đầu ra, lộ trình học tập của học sinh được vạch ra qua sheet II. Khung câu hỏi.
Khung được bố trí theo trình tự sau:
- Mô tả phạm vi của Chủ đề trọng tâm:
- Phần này nêu ra định hướng và cách hiểu Chủ đề, dành cho giáo viên và quản lý Chương trình đọc nhằm xây dựng được tiết học đồng đều nhất có thể.
- Câu hỏi dẫn dắt:
- Mỗi unit đều sẽ có câu hỏi dẫn dắt, và nội dung của các tiết trong unit này sẽ xoay quanh những khía cạnh khác nhau của câu hỏi.
- Mong muốn là cuối unit, học sinh có thể trả lời được câu hỏi dẫn dắt trong suy ngẫm của mình
- Câu hỏi tiết học:
- Câu hỏi dẫn dắt được phân nhỏ ra thành những câu hỏi nhỏ hơn, mỗi câu thường tương đương với một tiết học.
Những câu hỏi này được sắp xếp theo trình tự kiến thức.
Sheet III. Mục tiêu + Tiêu chíSheet III. Mục tiêu + Tiêu chí sử dụng Câu hỏi tiết (từ sheet II.) để định hướng cho việc xây dựng mục tiêu cho mỗi tiết GCED. Từ đây, giáo viên hoặc chuyên viên thiết kế hoạt động có thể xây dựng hoạt động và tài liệu dựa trên “đề” được đặt ra sẵn bởi mục tiêu & tiêu chí.
Hiện tại bản sample chưa hoàn thiện, chỉ mới có 5 tiết đầu của Khối 1.
Phần này bao gồm các cấu phần được xếp theo thứ tự:
- Câu hỏi tiết: Định hướng chính cho nội dung học trong tiết.
- Mục tiêu: Đầu ra mà học sinh phải đạt được. Một tiết thường sẽ có nhiều mục tiêu.
- Tiêu chí: Mỗi mục tiêu sẽ có tiêu chí tương ứng. Đây là cách đo đạt mức độ học sinh đã đạt được mục tiêu. Thường tiêu chí sẽ sử dụng những động từ Bloom để làm rõ mong đợi dành cho học sinh.
Mỗi khối đều có file thư viện bao gồm các “mảnh ghép” hoạt động và tài nguyên của Chương trình. Các thầy/cô sẽ sử dụng thư viện này để hoàn thiện giáo án GCED. Các bước như sau:
- Xác định giáo án “khung” của mình có bao nhiêu mục tiêu? Mã của những mục tiêu này là gì? (VD: 1.3.1.)
- Sử dụng tính năng “Find” (nhấn Ctrl + F) và nhập mã của mục tiêu. Thầy/cô sẽ được đưa đến trang bao gồm các hoạt động và tài liệu khác nhau.
- Tại trang này, cân nhắc và chọn “mảnh ghép” (VD: 1.3.1.a, hoặc 1.3.1.b?) phù hợp nhất với bản thân và học sinh của mình. Copy & paste vào giáo án “khung” của riêng mình.
- Sau khi paste hoạt động vào khung, nhìn lại tổng thể giáo án, chỉnh sửa thiết kế hoạt động nếu phù hợp. Sản phẩm cuối cùng là giáo án hoàn thiện, sẵn sàng để sử dụng trên lớp.
Lựa chọn và sử dụng "mảnh ghép"
🔎 Xem thêm: Thiết kế mảnh ghép riêng của mình để đọc hướng dẫn cách làm mảnh ghép riêng
Các mảnh ghép được xây dựng nhằm cho giáo viên nhiều lựa chọn trong cách tiếp cận các mục tiêu, các chủ đề. Việc có thể nhìn một vấn đề từ nhiều phương diện cho phép người giáo viên có một cái nhìn tổng thể hơn về ý nghĩa của những khái niệm được dạy cũng như mong muốn đầu ra.Các mảnh ghép đề cao tính linh hoạt, có nhiều cách kết hợp (1.a + 2.a; 1.b + 2.a; 1.a + 2.b; 1.b + 2.b) tùy theo độ thích hợp với mỗi giáo viên, mỗi lớp.
Thầy/cô có thể thiết kế “mảnh ghép của riêng mình, miễn sao (1) đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu & sản xuất được đúng tiêu chí đánh giá được đặt ra, (2) hợp với khung thời gian được định sẵn bởi mục tiêu và (3) CBQL của thầy/cô chấp thuận.
Làm sao để lựa chọn mảnh ghép?
Khi lựa chọn mảnh ghép (hoặc tự xây dựng mảnh ghép của riêng mình), đi theo flowchart dưới để đưa ra quyết định (theo thứ tự; nếu gặp phải câu “không” thì bắt đầu lại từ đầu):
- Cách tiếp cận nào sẽ phù hợp nhất cho học sinh mình để đạt được mục tiêu học tập?
- Học sinh của mình có theo kịp cách tiếp cận này không?
- Bản thân thầy/cô có cảm thấy tự tin với cách tiếp cận này không?
- Cách tiếp cận này có khả thi với nhân lực/cơ sở vật chất mình đang có hay không?
- CBQL của thầy/cô có chấp thuận cách tiếp cận này hay không?
Thiết kế "mảnh ghép" của riêng mình
🔎 Xem thêm: Hướng dẫn step-by-step (Thiết kế hoạt động) để biết thêm chi tiết về quy trình thiết kế hoạt động của GCED
Nếu thầy/cô cảm thấy những mảnh ghép có sẵn trong Thư viện Tài nguyên chưa phù hợp với điều kiện thực tế của lớp mình dạy, hoặc thầy/cô có cách tiếp cận khác tối ưu hơn, Chương trình khuyến khích thầy/cô tự tạo ra các mảnh ghép hoạt động của riêng mình. Tuy nhiên, thầy/cô phải bám theo quy trình thiết kế mảnh ghép hoạt động đã được quy định sẵn nhằm đảm bảo những yêu cầu cơ bản cho mảnh ghép hoạt động của GCED.Tương tự như việc lựa chọn mảnh ghép trong Thư viện Tài nguyên, thầy/cô phải đi theo flowchart dưới để đưa ra quyết định việc xây dựng mảnh ghép (theo thứ tự; nếu gặp phải câu “không” thì bắt đầu lại từ đầu):
- Cách tiếp cận này có phù hợp nhất cho học sinh mình để đạt được mục tiêu học tập không?
- Học sinh của mình có theo kịp cách tiếp cận này không?
- Bản thân thầy/cô có cảm thấy tự tin với cách tiếp cận này không?
- Cách tiếp cận này có khả thi với nhân lực/cơ sở vật chất mình đang có hay không?
- CBQL của thầy/cô có chấp thuận cách tiếp cận này hay không?
Sau khi được CBQL chấp thuận mảnh ghép/cách tiếp cận của thầy/cô, thầy/cô có thể sử dụng mảnh ghép hoạt động này để hoàn thiện giáo án của mình.
Đảm bảo sự xuyên suốt của các hoạt động
🔎 Xem thêm: Hoàn chỉnh giáo án để tham khảo những cân nhắc thiết yếu khác khi xây dựng giáo án
Trong tất cả giáo án, sự xuyên suốt của các hoạt động trong tiết và giữa các tiết khác nhau là điều đương nhiên cần phải đảm bảo. Vì thiết kế của các “mảnh ghép” hiện tại đang đề cao nhất tính linh hoạt và khả năng lựa chọn của giáo viên, chỉ đơn thuần ghép các mảnh vào giáo án “khung” không có nghĩa là giáo án đó sẽ có một mạch xuyên suốt.Do đó, tác giả Chương trình xin đề xuất cho các thầy/cô dạy GCED những phương pháp tiếp cận tốt nhất mà giáo viên có thể làm để đảm bảo cho học sinh một mạch học suôn sẻ, có tính liên kết:
- Trước khi bắt đầu khoá, thầy/cô đã phải nắm mạch nội dung hoàn toàn và lên được những kế hoạch giảng dạy sơ khai cho ít nhất cả học kỳ (tương tự như một kế hoạch hành động).
- Xây dựng giáo án trước ngày dạy ít nhất 1 tháng để còn thời gian xây dựng các mối liên kết các hoạt động hiện tại với nhau.
- Sau khi đã ghép, chủ động điều chỉnh các giáo án đã có để tạo ra mạch liên kết với các hoạt động hay học liệu đã sử dụng.
Để lắp ghép giáo án, giáo viên đi theo các bước sau:
- Nắm rõ trình tự học tập từ Khung Chương trình, sau đó điền phần A và B của template (bao gồm Câu hỏi dẫn dắt, Câu hỏi tiết học, Mục tiêu học tập, và Tiêu chí đánh giá).
- Xác định và điền nội dung Mục tiêu học tập và Tiêu chí đánh giá xuống cột 1 và 2 của phần C của template. Lưu ý mỗi mục tiêu và bộ tiêu chí đi kèm thường chỉ tương ứng với 1 hoạt động.
- Tham khảo Thư viện Tài nguyên để có cái nhìn đa chiều về những Khái niệm được đề cập trong nội dung giảng dạy.
- Cân nhắc lựa chọn “mảnh ghép hoạt động” từ Thư viện Tài nguyên và chỉnh sửa cho phù hợp (nếu cần thiết); hoặc tự viết những mảnh ghép hoạt động của riêng mình.
- Viết những hoạt động bổ trợ để kết nối các hoạt động chính với nhau, tạo sự xuyên suốt, liền mạch cho giáo án/tiết học.
- Đối chiếu cấu trúc của giáo án với mô hình 3A để đảm bảo tính tiến trình của các hoạt động.
Hoàn chỉnh giáo án
🔎 Xem thêm: Thư viện tài nguyên & "mảnh ghép"
Công việc của giáo viên không dừng lại ở việc “lắp ghép” nội dung cho sẵn một cách thụ động. Sau khi đã ghép thông tin có sẵn vào template, giáo viên cần phải thực hiện những công việc như sau để có giáo án hoàn thiện:
Xây dựng các hoạt động bổ trợ | Sau khi xác định được mục tiêu và hoạt động chính, giáo viên xây dựng các hoạt động bổ trợ tùy theo độ phù hợp và nội dung các mảnh ghép đã lựa chọn. Các ví dụ tiêu biểu là:
|
Đảm bảo thời gian dạy hợp lý | Dù các “mảnh ghép” hoạt động có gợi ý cho từng hoạt động, từng bước, giáo viên vẫn phải chủ động điều chỉnh khung thời gian cho các hoạt động để đảm bảo thích hợp nhất cho đặc thù của lớp mình. |
Chuẩn bị tài liệu | Tài liệu có sẵn không phải khi nào cũng thích hợp với tất cả các lớp, tất cả giáo viên, tất cả trường hợp, vì thế giáo viên phải phối hợp sớm với BGH để bổ sung/ Việt hóa tài liệu thích hợp nhất với những học sinh của mình. |
Thiết kế mảnh ghép hoạt động riêng | Ngoài ra, giáo viên có quyền (và nên nếu không có phương án tối ưu) thiết kế lại hoàn toàn một mảnh ghép của riêng mình, miễn sao:
|
Thiết kế, điều chỉnh cách dạy dựa trên Đánh giá Quá trình | Trên hết, giáo viên cần theo dõi hành trình học tập của từng học sinh và điều chỉnh để việc dạy & học phục vụ các con tốt nhất có thể. 🔎 Xem thêm: Hướng dẫn đánh giá quá trình để biết cách thu nhập và sử dụng Đánh giá quá trình |
Kế hoạch hóa Đánh giá quá trình
🔎 Xem thêm: Đánh giá nhằm phục vụ học tập và Đánh giá học tập trong GCED để hiểu thêm ý nghĩa của công việc này
🔎 Xem thêm: Đánh giá Quá trình, Hướng dẫn Đánh giá Quá trình và Nhật ký Học tập (LJJ) để có hướng dẫn cụ thể cách thực hiện quá trình này
Để thực hiện GCED một cách hiệu quả, GV cần có phương án theo dõi quá trình và mức độ tiếp thu học tập của HS mỗi tiết, tuần, tháng v.v. (còn được gọi là Đánh giá Quá trình). Việc có phương án đồng hành với HS một cách bài bản, mang tính kế hoạch giúp GV phản hồi kịp thời đưa ra phản hồi và giúp HS cải thiện kết quả học tập.
Kế hoạch Đánh giá Quá trình nên xoay quanh việc sản xuất và sử dụng bằng chứng học tập để cải thiện chất lượng dạy & học.
Nhật ký Hành trình Học tập (Learning Journey Journal - “LJJ”) của học sinh và Nhật ký Giảng dạy của giáo viên là những nơi lưu trữ chính của những bằng chứng học tập xuyên suốt năm học.
Làm việc cá nhân hoặc cùng với tổ chuyên môn, GV cần lên được kế hoạch để trả lời được những câu hỏi sau:
- Làm sao để đánh giá quá trình xảy ra ở từng tiết học?
- Có những cách nào để đánh giá quá trình? (tham khảo 1 số cách tại đây [1])
- Tần suất kiểm tra LJJ ra sao?
- Làm sao để lưu trữ và sắp xếp khoa học kết quả đánh giá quá trình của từng học sinh?
Để dễ dàng cho việc kiểm soát chất lượng LJJ sau này, GV nên giữ một danh sách bao gồm những nội dung HS được yêu cầu viết vào LJJ của từng bài, cũng như tài liệu, phiếu bài tập đã được phát. Đây có thể trở thành 1 checklist phát cho HS để con tự đối chiếu và bổ sung những phần con còn thiếu trong LJJ.
Giúp học sinh luôn trong tư thế sẵn sàng
Để HS có thể chuẩn bị cho những thử thách của Chương trình, các em sẽ cần được biết yêu cầu và nhiệm vụ của mình xuyên suốt năm học.
Vì vậy, trách nhiệm của GV là lên kế hoạch truyền đạt yêu cầu và chuẩn bị cho HS của mình từ đầu. Lưu ý rằng hiện tại, Khung chương trình chỉ đang bao gồm nội dung chính của môn học - chưa có những phần phụ nhưng không thể thiếu khác. GV nên linh hoạt tìm thời gian để thực hiện các công việc này với lớp. Các phần phụ này bao gồm:
- Giới thiệu các loại rubric;
- Nhắc nhở cho học sinh về những kỳ đánh giá/ những công việc sắp tới;
- Ôn tập (nếu cần thiết);
- Giới thiệu chương: mối liên hệ giữa lăng kính và Chủ đề trọng tâm.
Phát triển kỹ năng của học sinh
🔎 Xem thêm: Ma trận GCED để hiểu rõ hơn về việc các kỹ năng trong GCED được hệ thống hoá như thế nào, trình tự học giữa các khối ra sao
🔎 Xem thêm: Đánh giá Quá trình để có hướng dẫn cụ thể cách thực hiện Đánh giá Quá trình. Tuy nhiên đây chỉ là hướng dẫn chung; GV vẫn phải tìm cách áp dụng những nguyên lý đó vào kỹ năng & thái độ
Lớp học GCED không phải là một lớp học truyền thống, nơi giáo viên đơn giản chỉ chuyển giao lại các kiến thức thô cho HS thông qua bài giảng hoặc sách vở.
- Nắm rõ yêu cầu về kỹ năng & phẩm chất của khối mình dạy. Yêu cầu có gì khác với khối trên và khối dưới? Nếu có trùng lặp thì giáo viên sẽ cùng làm việc với các đồng nghiệp dạy khác khối để có phương án phân hoá.
- Từ các Mục tiêu & Tiêu chí (Khung Chương trình) mỗi tiết học và chuẩn đầu ra của kỹ năng & phẩm chất (Ma trận) của khối, GV xác định và lên kế hoạch những bài học có thể lồng ghép kỹ năng và phẩm chất.
- “Lồng ghép” ở đây được hiểu đơn giản là “Liệu khi HS thực hiện các hoạt động, bài tập, hay tiếp thu các tài liệu, các con có đang sử dụng và phát triển các kỹ năng mong đợi hay không?
Tập tin:Notice.png | Lưu ý:
|
- Kết hợp với Đánh giá Quá trình: Nếu có nghiêm túc làm gì thì cũng phải có cách xác định mức độ hiệu quả. Vì thế, cho nhiệm vụ phát triển kỹ năng, GV sẽ phải thiết kế những phương pháp đo đạc mức độ đạt mục tiêu đối với kỹ năng và thái độ (đó có nghĩa là thu thập bằng chứng học tập). Đương nhiên, công việc này phụ thuộc vào cách hiểu các kỹ năng & thái độ của từng người, cũng như sở trường của từng GV và đặc thù của lớp họ dạy.
Tập tin:Notice.png | Lưu ý:
|
Các nội dung được dạy trong Chương trình GCED chỉ thực sự hiệu quả nếu như học sinh đồng thời phát triển song song các kỹ năng và phẩm chất của một Công dân Toàn cầu (được yêu cầu trong Ma trận GCED).
Kết hợp với Đánh giá Quá trình: Nếu có nghiêm túc làm gì thì cũng phải có cách xác định mức độ hiệu quả. Vì thế, cho nhiệm vụ phát triển kỹ năng, GV sẽ phải thiết kế những phương pháp đo đạc mức độ đạt mục tiêu đối với kỹ năng và thái độ (đó có nghĩa là thu thập bằng chứng học tập). Đương nhiên, công việc này phụ thuộc vào cách hiểu các kỹ năng & thái độ của từng người, cũng như sở trường của từng GV và đặc thù của lớp họ dạy.
Nhật ký giảng dạy
Một trong những mục tiêu lớn nhất của môn GCED là giúp GV phát triển chuyên môn, từng bước đạt được chuẩn mực quốc tế trong dạy và học. Để quá trình đó diễn ra một cách hiệu quả, GV được khuyến khích nên sở hữu cho mình một Nhật ký giảng dạy GCED, tương tự như Nhật ký Học tập (LJJ) của học sinh. Đây là cơ sở để đánh giá phát triển cá nhân; GV có thể nhận xét quá trình học tập của chính mình hoặc của GV khác.
- Các nghiên cứu về môn học (kiến thức/ tài liệu về các chủ đề, các phương pháp giảng dạy, v.v);
- Ý tưởng triển khai các phương pháp dạy học mới;
- Kế hoạch cá nhân để cải thiện công tác giảng dạy;
- Kế hoạch phát triển kỹ năng và phẩm chất cho HS (nêu rõ mục tiêu, tiêu chí đánh giá, kết quả, và suy ngẫm)
- Bất kỳ tài liệu, ghi chép, suy ngẫm nào liên quan đến quá trình giảng dạy GCED;
- Phiếu đánh giá demo (nếu thực hiện demo), phiếu/ thư phản hồi từ các tiết dự giờ góp ý.
- COT các tiết được dự giờ đánh giá.
- Có tính hệ thống, kế hoạch, dựa vào dữ liệu và bằng chứng.
- Dùng thường xuyên, lưu trữ tài liệu feedback từ đồng nghiệp và CBQL đầy đủ;
- Có suy ngẫm, đúc kết, rút kinh nghiệm;
- Nêu ra được lộ trình phát triển cá nhân dựa trên feedback và suy ngẫm;
- GV có khả năng chỉ vào Nhật ký Giảng dạy của mình và trình bày cho đồng nghiệp, BGH, PCT về quá trình học tập của họ.
Đây sẽ là cơ sở để CBQL và PCT hiểu hơn về GV ngoài các buổi dự giờ, có khả năng đánh giá quá trình (để feedback, hướng dẫn, đào tạo) cũng như đánh giá tổng thể vào cuối kỳ, cuối năm. Nhật ký Giảng dạy sẽ giảm bớt công việc cho cả GV lẫn CBQL trong quá trình quản lý, đánh giá, và định hướng, đồng thời cũng phù hợp với tinh thần đổi mới sư phạm của bộ môn GCED.
Đây sẽ là cơ sở để CBQL và PCT hiểu hơn về GV ngoài các buổi dự giờ, có khả năng đánh giá quá trình (để feedback, hướng dẫn, đào tạo) cũng như đánh giá tổng thể vào cuối kỳ, cuối năm. Nhật ký Giảng dạy sẽ giảm bớt công việc cho cả GV lẫn CBQL trong quá trình quản lý, đánh giá, và định hướng, đồng thời cũng phù hợp với tinh thần đổi mới sư phạm của bộ môn GCED.
Sử dụng COT
🔎 Xem thêm: GCED COT (Classroom Observation Tool)
COT (Classroom Observation Tool) là công cụ phục vụ cho việc quan sát và đánh giá tiết học dựa trên hệ thống các tiêu chí (có/không) và đánh giá cuối cùng của một tiết COT là điểm tổng của tất cả các tiêu chí được đưa ra.
Sau mỗi tiết được dự giờ bời BGH hay PCT hay các GV khác, GV khi đọc lại COT sẽ biết rõ năng lực của mình được đánh giá như thế nào từ đó rút ra được những phần mình đã làm được/chưa làm được để có cách khắc phục hoặc thay đổi để cải thiện chất lượng tiết học hơn nữa.
Ngoài ra GV dùng COT để tham gia dự giờ và đánh giá những GV khác từ đó có sự đối chiếu, rút kinh nghiệm cho bản thân và học hỏi lẫn nhau giữa các GV
Nguồn tham khảo
- ↑ Nguyễn Hữu Long (2019), 5 Chiến Lược Đánh Giá Quá Trình Tuyệt Vời Không Nên Bỏ Qua.