File:28xcd.png: Difference between revisions

From EXPART HR
Jump to navigation Jump to search
No edit summary
No edit summary
 
Line 1: Line 1:
'''''Sự gắn kết và kết nối xã hội có liên quan trực tiếp đến kết quả học tập và sức khỏe thể chất - tinh thần của học sinh. Học sinh Trung học rất nhạy cảm với những gì người khác nhận định về các em. Vì vậy, một cấu phần vô cùng quan trọng khi triển khai chương trình CLISE khối Trung học là xây dựng môi trường lớp học tích cực, nơi tất cả các em học sinh đều cảm thấy bản thân mình có giá trị, an toàn và được tôn trọng. Những gợi ý dưới đây sẽ hỗ trợ hiệu quả cho thầy cô.'''''
xvdv
 
<br />
 
==<div style="font-size: 20px; color:#472c8f"> '''Xây dựng mối quan hệ với học sinh''' ==
Học sinh cần biết và cảm nhận được thầy cô đang quan tâm các em với tư cách là học sinh và với tư cách là con người. Thầy cô hãy xem xét các chiến lược dưới đây để có thể nuôi dưỡng mối quan hệ tích cực trong lớp học:
 
* Kết nối nhanh với học sinh mỗi ngày
* Dành thời gian trò chuyện riêng với một vài em mỗi tuần
* Ghi nhận những đóng góp và nỗ lực của học sinh
* Trau dồi và hỏi học sinh về những sở thích, sự kiện bên ngoài trường học
 
Những hành động này rất quan trọng trong việc hỗ trợ những học sinh gặp khó khăn trong cuộc sống. Nếu có thể, các thầy cô hãy đặt cho bản thân một mục tiêu là tăng cường tương tác cá nhân với học sinh của mình.
 
==<div style="font-size: 20px; color:#472c8f"> '''Xây dựng cộng đồng lớp học an toàn''' ==
Trước khi học sinh học tập, và đặc biệt là trước khi các em tìm hiểu sâu về nội dung các bài học môn CLISE, các em cần cảm thầy an toàn và được tôn trọng. Các thầy cô có thể xem xét những chiến lược sau để xây dựng một cộng đồng lớp học an toàn:
 
* Khuyến khích sự hợp tác hơn là cạnh tranh
* Đặt các kỳ vọng rõ ràng và nhất quán thực thi chúng (xem bên dưới để biết chi tiết hơn về các quy tắc và chuẩn mực lớp học)
* Chọn những từ ngữ tôn trọng, không mang tính phán xét để nhận định về hành vi của học sinh
* Tạo không gian có chủ đích để gắn kết và chia sẻ (Thầy cô có thể tổ chức dưới hình thức hoạt động Họp lớp đã được đề cập trong chương trình CLISE Trung học)
 
Những học sinh đang ở vào hoàn cảnh khó khăn như là bố mẹ chia tay hoặc mất người thân có thể sẽ cần thêm sự hỗ trợ. Thầy cô có thể phối hợp cùng với một cố vấn hoặc một chuyên gia về sức khỏe tâm lý để tìm ra phương án giúp những học sinh này cảm thấy an toàn và được hỗ trợ.  
 
==<div style="font-size: 20px; color:#472c8f"> '''Phát triển và củng cố các quy tắc và chuẩn mực lớp học''' ==
Những nội quy lớp học ủng hộ các hành vi tích cực, mang tính tôn trọng nếu được nêu rõ ngay từ đầu sẽ là viên gạch lót đường, giúp học sinh dễ thành công hơn. Các bài học CLISE mang đến cho học sinh cơ hội chia sẻ những trải nghiệm cá nhân và xem xét những chủ đề mà có thể học sinh sẽ không đồng tình. Việc xây dựng và củng cố những quy tắc, chuẩn mực lớp học sẽ giúp học sinh cảm thấy được bạn bè tôn trọng và quý trọng. Thầy cô cần đảm bảo theo sát những hướng dẫn sau đây:
 
* Hướng dẫn học sinh thiết lập các quy tắc lớp học và chia sẻ các ví dụ về ảnh hưởng của các quy tắc này đến lời nói và hành động của các em. Khi học sinh đã đưa ra được những kỳ vọng rõ ràng cho hành vi của chính mình, các em sẽ hiểu và tuân thủ những kỳ vọng đó.
* Treo biển nội quy lớp học ở nơi dễ nhìn thấy trong lớp để học sinh có thể tham khảo khi cần
* Thường xuyên cùng học sinh ôn lại nội quy lớp học, đặc biệt trước mỗi hoạt động hoặc bài học có chủ đề nhạy cảm
* Khen ngợi những học sinh đã thực hiện tốt nội quy lớp học bất kỳ khi nào thầy cô quan sát thấy
 
==<div style="font-size: 20px; color:#472c8f"> '''Phản ứng phù hợp với những hành vi gây rối''' ==
Khi học sinh không tuân thủ các quy chuẩn lớp học, có thể thầy cô sẽ không biết mình nên hành động ra sao bởi lẽ thầy cô đang cố gắng làm mẫu kỹ năng cảm xúc-xã hội cho các em. Thầy cô hãy thực hiện các bước sau để phản ứng phù hợp:
 
'''Tự đánh giá''': Thầy cô cần bình tĩnh để có thể phản ứng phù hợp với hành vi của học sinh theo cách tích cực và hỗ trợ. Hãy chọn lựa một chiến lược quản lý cảm xúc phù hợp, ví dụ như hít thở sâu, hoặc dành 1 phút cho bản thân, để có thể làm mẫu cách thầy cô phản ứng với những cảm xúc mạnh. Khi học sinh quan sát thấy thầy cô áp dụng các kỹ năng cảm xúc - xã hội và chiến lược quản lý cảm xúc, các em sẽ có ý thức coi trọng những kỹ năng này.
 
'''Đánh giá hành vi học sinh:''' Có thể thầy cô sẽ cần định hình hành vi của học sinh để có thể hiểu rõ hành vi đó mang ý nghĩa gì. Hãy hỏi chính bản thân thầy cô: Mình nhận định gì về học sinh này? Từ góc nhìn của học sinh, tình huống này là gì? Suy nghĩ theo cách rằng cần hỗ trợ hành vi, chứ không phải điều chỉnh hành vi cho đúng sẽ giúp thầy cô phản ứng một cách phù hợp, tránh đổ lỗi hoặc phạt học sinh vì hành vi đó.
{| class="wikitable"
!'''Điều chỉnh hành vi'''
!'''Hỗ trợ hành vi'''
|-
|Học sinh này gây ra vấn đề.
|Học sinh này đang gặp khó khăn gì trong cuộc sống?
|-
|Học sinh này bị sao vậy nhỉ?
|Học sinh đang muốn truyền tải điều gì thông qua hành vi của mình?
|-
|Mình cần điều chỉnh hành vi của học sinh này.
|Mình cần hỗ trợ học sinh này.
|}
'''Phản ứng:''' Khi đã hoàn thiện việc tự đánh giá và đánh giá hành vi học sinh, thầy cô đã sẵn sàng phản ứng với các hành vi gây rối theo cách hỗ trợ thông qua việc lắng nghe, bày tỏ sự thấu cảm và hỗ trợ các em.

Latest revision as of 13:18, 5 December 2022

xvdv

File history

Click on a date/time to view the file as it appeared at that time.

Date/TimeThumbnailDimensionsUserComment
current13:18, 5 December 2022Thumbnail for version as of 13:18, 5 December 20221,754 × 400 (93 KB)Admin (talk | contribs)

There are no pages that use this file.

Metadata